Sơ lược về hệ thống báo cháy tự động


Nếu chia hệ thống theo điện thế sử dụng thì có hệ thống báo cháy điện thế 12VDC và hệ thống 24VDC.

Ngoài ra người ta còn phân biệt hệ thống báo cháy là loại địa chỉ hay là loại thông thường ( tức không địa chỉ ). Loại không địa chỉ áp dụng cho các hệ thống báo cháy nhỏ và vừa. Việc phát hiện cháy chỉ thể hiện ở một khu vực nào đó mà thôi ( trong khu vực - Zone ) của các đầu báo. Không thể cho biết vị trí cụ thể nên nó chỉ áp dụng cho các khu vực nhỏ. Loại báo cháy có địa chỉ là loại chuyên nghiệp dùng cho các hệ thống lớn. Có thể cho ta biết được chính xác địa chỉ cháy thông qua địa chỉ của từng thiết bị. Các thiết bị được liên kết với nhau thành từng Loop. Tùy theo các hãng sản xuất khác nhau mà số lượng thiết bị trên một Loop là khác nhau.

Hệ thống báo cháy thường cho biết vùng cháy (Zone), tuy nhiên người ta có thể sử dụng các đèn báo cháy chỉ vị trí (đèn báo phòng) để biết chính xác vị trí cháy. Số lượng đầu báo nhiệt trên 1zone là không hạn chế vì đầu báo nhiệt không làm tổn hao điện áp. Còn đầu báo cháy khói tùy từng hãng mà số lượng có thể là 25 hoặc 30 đầu báo/zone. Tuy nhiên mình cũng xin cảnh báo số lượng chuông dùng cho 01 Panel vì qua 5 năm kinh nghiệm của mình thì mình không dùng quá 25 chuông/1Panel vì số lượng chuông nhiều sẽ bị cháy cổng chuông.

Đối với hệ thống báo cháy địa chỉ thì đây là hệ thống báo cháy thông minh có thể cho biết chính xác vị trí đang xảy ra sự cố dựa trên địa chỉ được cố định trên đầu báo và lập trình trên trung tâm. Trên thị trường có nhiều hãng sản xuất thiết bị này và cách cài đặt, lập trình cũng khác nhau ví dụ như: Ampac, Siemens, Hochiki, Appollo, Jonhson, Notifier, Orena... Các hãng này đưa ra số lượng địa chỉ trên vòng lặp (loop): 127, 128, 159,195. Cũng vì vậy mà số lượng loop cũng khác nhau 01, 02, 04, 08, 16, 19... và kết hợp số board để tạo ra số lượng loop. Nhưng cái khó là giao diện của từng hãng và lập trình và mình sợ nhất là lập trình cho tủ địa chỉ Siemens.

Việc thiết kế 1 hệ thống báo cháy lớn thì không chỉ đơn thuần dựa vào kinh nghiệm được phải có cơ sở tính toán rõ ràng. Ví dụ như tính cho việc lắp đặt chuông thì căn cứ vào dòng, độ sụt áp ở thiết bị xa nhất, nó phụ thuộc vào kiến trúc của mỗi dự án. Từ đó để chọn tiết diện cáp, số lượng thiết bị (chuông đèn) trên 1 line. Chứ không cứ là bao nhiêu thiết bị thiết bị cũng được. Nếu nhiều thiết bị trên 1 line qua sẽ dẫn tới quá tải có thể chết đường chuông của tủ (nếu nối trực tiếp), chết module (nếu dùng qua module địa chỉ cho còi đèn), hoặc không tính đến tiết diện của cáp thì khi kích hoạt còi đèn kêu tậm tà tậm tít thì báo cháy ai nghe được.
Ngoài ra, yêu cầu càng cao của các tòa nhà bây giờ hệ thống báo cháy phải linh hoạt như tính hợp hệ thống voicealarm, intercom, kết nối BMS, CCTV, ACC, Smoke vent...Cái này chỉ 1 số hãng lớn và chuyên nghiệp mới có được.