- Trước đây do hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội còn thấp, cháy lại xảy ra rất đa dạng và phức tạp, do vậy người ta quan niệm cháy là một hiện tượng do thần linh, ma quỷ gây nên. Nhà nào, làng nào bị cháy coi như " trúng số hỏa thiêu". Do quan niệm như vậy mà có nhiều vụ cháy xảy ra, đặc biệt là ở vùng dân tộc miền núi, nhân dân không biết hợp sức chữa, chỉ lo khuân vác tài sản của mình nên để đám cháy lan tràn, thiêu hủy cả bản với hàng trăm nóc nhà.
- Từ khi khoa học phát triển, bản chất của quá trình cháy được các nhà khoa học đề cập để nghiên cứu, Lô-mô-nô-xốp, nhà bác học Nga nổi tiếng là người đầu tiên chứng minh: " Cháy là sự hóa hợp giữa chất cháy với không khí". Đến năm 1773, nhà khoa học Pháp La Vouziê khẳng định rõ hơn: " Cháy là sự hóa hợp của chất cháy với oxy của không khí". Như vậy, vào cuối thế kỷ thứ 18, con người đã chứng minh bằng khoa học " cháy là một phản ứng o xy hóa"
Trên cơ sở này, qua thực tế và bằng nhiều công trình nghiên cứu, thí nghiệm công phu, đến nay bản chất của sự cháy được định nghĩ, chính xác bằng khoa học như sau: " Cháy là một phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng".
- Từ định nghĩ này chúng ta thấy rằng" Cháy phải có 3 dấu hiệu đặc trưng là:
+ Có phản ứng hóa học giữa chất cháy với oxy
+ Có tỏa nhiệt
+ Có phát sáng.
- Sản phẩm chủ yếu sau khi cháy là khí cacbonnic (CO¬2) và hơi nước (H2O).
Ví dụ:
+ Chất rắn: C + CO2 CO2 + Q
+ Chất lỏng: C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O + Q
+ Chất khí: C2H2 + 5/2O2 + H2O + Q
- Dựa vào định nghĩ, chúng ta có thể phân biệt những hiện tượng sau đây không phải là sự cháy:
+ Đèn điện sáng là hiện tượng lý học, từ điện năng sinh ra quang năng và nhiệt năng nhưng không có dấu hiệu phản ứng hóa học.
+ Vôi sống gặp nước có phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
+ Chất lân tinh phát sáng trong đêm tối. Hiện tượng này có phản ứng hóa học nhưng không tỏa nhiệt.
Bookmarks