Để làm SEO tốt đòi hỏi SEOer phải có chuẩn, việc này giúp SEOer dễ dàng hơn với công việc của mình, giúp phát triển một cách tốt và bền vững nhất, dưới đây là quy trình SEO website chuẩn hóa thuộc bản quyền của Olapo :
B1. Nghiên cứu thị trường, xu hướng tìm kiếm.
B2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh.
B3. Tối ưu, lựa chọn từ khóa.
B4. Xây dựng website, tối ưu cấu trúc.
B5. Submit website lên các công cụ tìm kiếm và các website directory.
B6. Xây dựng nội dung, tối ưu nội dung.
B7. Bắt đầu xây dựng backlink, SEO.
B8. Phân tích hiệu quả từ khóa, lên kế hoạch mới.
Đây là quy trình chuẩn hóa ngay từ đầu, Olapo sẽ giải thích cụ thể hơn về quy trình này !
B1 : Nghiên cứu thị trường, xu hướng tìm kiếm : tại sao bước 1 lại là bước này ? Cũng giống như bất kỳ công việc, ngành nghề kinh doanh nào, khi bạn muốn kinh doanh, bạn cần phải tìm hiểu về thị trường, khách hàng, ….. để xem ngành nghề kinh doanh đó có tiềm năng hay không. Website là kênh bán hàng trực tuyến, quảng bá thương hiệu và là kênh truyền thông về các thông tin, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp nên trước khi thiết kế, bạn cũng cần phải nghiên cứu thị trường, ngoài ra còn phải nghiên cứu xu hướng tìm kiếm về sản phẩm của các khách hàng. Đây là khâu chuẩn bị đầu tiên và cực kỳ quan trọng!
B2 : Phân tích đối thủ cạnh tranh : Sau khi nghiên cứu về thị trường kinh doanh và xu hướng tìm kiếm của khách hàng, bạn cần phải tìm hiểu và phân tích các đối thủ cạnh tranh với bạn, phân tích các điểm mạnh về cơ cấu, tổ chức, dịch vụ…. Và cần hơn nữa là nghiên cứu về website của họ, website của họ có tốt không ? Có được tối ưu không ? Đang đứng Top trên Google với những từ ngữ nào ? Hệ thống backlink ra sao…. Chỉ có vậy bạn mới có thể nắm được ưu thế trước đối thủ cạnh tranh của bạn như người xưa đã nói ” biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng ” !
B3 : Tối ưu, lựa chọn từ khóa : sau hai bước ở trên, bạn đã hiểu về thị trường, xu hướng tìm kiếm của khách hàng và các ưu nhược điểm về website của đối thủ. Tới đây bạn cần lựa chọn một bộ từ khóa tiềm năng nhất cho riêng mình để làm nên thành công cho chiến dịch kinh doanh.
B4 : Xây dựng website, tối ưu cấu trúc : sau khi bạn lựa chọn và tối ưu được bộ từ khóa chiến lược cho riêng mình, bạn sẽ biết xây dựng website như thế nào cho hợp lý, tạo các danh mục nào, sắp xếp nội dung, từ khóa ra sao, điều hướng người dùng, google spider như thế nào là tốt nhất ….., lúc này bạn cần tối ưu cấu trúc thật tốt vì đây là nền móng của website, chiếm 1/3 vấn đề quyết định thành công của kế hoạch SEO.
B5 : Submit website lên các công cụ tìm kiếm và các website directory : xây dựng website và tối ưu cấu trúc website xong, bạn bắt đầu tiến hành công việc submit website lên các công cụ tìm kiếm và các website directory, việc này giúp bạn thông báo tới các bộ máy tìm kiếm rằng website của bạn bắt đầu đi vào hoạt động, tác động tới các spider và quá trình lập chỉ mục cho website. Các bạn lưu ý, bước này chỉ là ” submit website lên các công cụ tìm kiếm và các website directory ” chứ không phải là xây dựng backlink nhé, vì website của bạn chưa có nội dung nên nếu xây dựng backlink có thể khiến website bị đánh giá thấp và chịu án phạt của Google.
B6 : Xây dựng nội dung, tối ưu nội dung : các vấn đề về website đã ổn, giờ chúng ta bắt đầu build content cho website, không phải chỉ viết mà cần phải tối ưu được nội dung đó. Nội dung cần phải thiết thực, hữu ích với người truy cập khi truy cập vào website, điều hướng người dùng xem nhiều thông tin hơn, ở lại website lâu hơn hay khiến họ có thể chia sẻ với bạn bè các thông tin trên website qua Google Plus, Facebook, Yahoo…. Điều này cực kỳ quan trọng, giúp nâng cao độ uy tín của website đối với các bộ máy tìm kiếm và chiếm 1/3 vấn đề quyết định thành công của kế hoạch SEO.
B7 : Bắt đầu xây dựng backlink, SEO : sau 6 bước, chúng ta bắt đầu xây dựng hệ thống backlink cho các page mà chúng ta cần SEO từ khóa. Có rất nhiều các xây dựng hệ thống backlink như : post bài trên các forum, làm blog, xây dựng các website vệ tinh, trao đổi textlink với các website khác…. Nhưng các bạn nên chú ý tới vấn đề backlink chất lượng ( sẽ được đề cập trong 1 bài viết khác ) và liên tục kiểm tra thông báo trong google webmaster tools để tối ưu. Bước này cũng chiếm 1/3 vấn đề quyết định thành công của kế hoạch SEO.
B8 : Phân tích hiệu quả từ khóa, lên kế hoạch SEO mới : sau một thời gian làm SEO, chúng ta có những từ khóa lên Top, chúng ta bắt đầu dùng Google analytics để xem thống kê chi tiết về lượng khách truy cập, ghế thăm website, hành vi tìm kiếm của khách hàng, phân tích hiệu quả của các từ khóa chúng ta làm SEO, xem xét lại các từ khóa tiềm năng… Từ đó chúng ta lên kế hoạch và tối ưu cho 1 kế hoạch SEO tiếp theo.
Qua bài viết này, Olapo mong các bạn có thể nắm bắt được quy trình SEO chuẩn hóa để có thể triển khai các kế hoạch SEO hay kinh doanh trực tuyến qua website được hoàn hảo nhất, Olapo xin chúc các bạn thành công !
Source :
Website dường như đã quá quen thuộc với hầu hết mọi người và đặc biệt hơn là với các doanh nghiệp. Và gần như đa số các doanh nghiệp hoặc cá nhân thuê thiết kế website đều chỉ nghĩ đơn giản là làm website giao diện đẹp, đầy đủ chức năng cho người truy cập hay càng đơn giản, càng dễ sử dụng càng tốt và chỉ cần có vậy. Ngay cả các công ty cũng chỉ đáp ứng 2 yêu cầu chủ yếu đó là về giao diện website và các chức năng cho người truy cập. Nhưng hiện nay, trong giai đoạn bùng nổ về công nghệ thông tin và thương mại điện tử, website giờ không đơn giản là làm cho có hay chỉ cần đẹp và đủ chức năng cho người dùng mà còn cần tối ưu về .
Chắc hẳn mọi người đều muốn website của mình xuất hiện trên Google khi gõ các từ khóa liên quan ? Muốn nhiều người biết tới website mình ? Muốn bán các sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua các khách hàng truy cập vào website ? …….
Website giờ đã trở thành một kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả, một kênh truyền thông, quảng bá thương hiệu trên Internet nhanh nhất và tốt nhất hiện nay !
Vậy bạn có muốn có những website được tối ưu về SEO ?
Website được tối ưu SEO onpage là website thế nào ? Olapo sẽ giúp các bạn hiểu sâu và nắm rõ hơn vấn đề này !
Website được tối ưu SEO onpage là website đạt các tiêu chuẩn sau đây :
+ Tối ưu title của website.
+ Tối ưu thẻ meta keywords của website.
+ Tối ưu thẻ meta description của website.
+ Tối ưu thẻ meta robots của website.
+ Tối ưu mật độ từ khóa.
+ Tối ưu các thẻ từ H1 tới H6 ( thông thường từ H1 tới H3 ), strong, em…
+ Tối ưu url thân thiện.
+ Tối ưu cấu trúc website.
+ Tối ưu title cho link, alt, title, dung lượng cho hình ảnh.
+ Tối ưu HTML + CSS theo chuẩn quốc tế W3C.
+ Tối ưu CSDL, sự kết nối giữa code và CSDL.
+ Tối ưu tệp file .htaccess .
+ Xây dựng và tối ưu Sitemap cho website.
+ Tối ưu các bài viết : title, link, des, tags, liên kết….
+ Tối ưu tốc độ load của website.
+ Tối ưu tính tương tác của website đối với người dùng.
+ Tối ưu giao diện thân thiện, bắt mắt……….
+ Xây dựng nội dung hữu ích, nhắm tới mục đích tìm kiếm của người dùng.
Trên đây là những vấn đề cơ bản nhất mà website cần được tối ưu, ngoài ra còn một số vấn đề chuyên sâu như xử lý trùng lặp nội dung, điều hướng google spider, tối ưu liên kết nội bộ trong các page… Chỉ những website đạt được các tiêu chuẩn trên mới có thể được coi là website được tối ưu về SEO.
Nếu bạn muốn thiết kế website thì hãy chắc chắn rằng website của bạn sẽ được tối ưu, nếu không website bạn có cũng gần như là con số 0, rất ít giá trị.
Source :
Chào các bạn ! Trong trường hợp các bạn đang có nhu cầu thuê SEO cho website của mình, các bạn bắt đầu đi tìm các công ty, cá nhân cung cấp , các bạn cảm thấy choáng ngợp bởi có quá nhiều công ty, cá nhân cung cấp dịch vụ SEO. Tiếp đó các bạn liên hệ và xin báo giá, sau khi nhận được báo giá chắc hẳn cá bạn cũng bất ngờ với mỗi mức giá mà mỗi công ty, cá nhân đưa ra. Thường thì cá nhân sẽ nhận SEO với giá thấp hơn công ty, nhưng cũng có rất nhiều công ty đưa ra giá rất hấp dẫn. Nhưng tôi khuyên bạn hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn lựa dịch vụ SEO của công ty hay cá nhân nào đó.
Công việc SEO khá vất vả, các SEOer thường được gọi là các ” cú đêm “, họ cố gắng ” cày ” để từ khóa lên Top. Với những từ khóa có độ cạnh tranh trung bình hay khó thì thời gian SEO thường nằm vào khoảng 2 tháng trở lên, nhiều từ phải mất tầm 6 tháng… vậy mà có nhiều công ty, cá nhân cung cấp dịch vụ SEO đưa ra giá có vài trăm nghìn với những từ khóa cạnh tranh trung bình hay 2 – 3 triệu cho những từ khóa cạnh tranh khá cao với vị trí Top 5. Đây là một vấn đề bạn cần xem xét kỹ, thứ nhất chẳng lẽ công sức làm SEO lại rẻ mạt tới mức như vậy trong thời điểm mà nghề SEO đang cực HOT, thứ hai là họ lấy gì đảm bảo họ có thể hoàn thành trách nhiệm theo yêu cầu, khi không hoàn thành họ sẽ phản hồi lại với bạn thế nào ? Thứ ba là họ đã làm SEO thành công cho những đơn vị nào…
Tiếp nữa, bạn cần xem xét cách họ tư vấn cho bạn thế nào, có thực sự am hiểu về SEO hay vẫn còn mù mẫm, hoặc bạn có thể lên một số diễn đàn SEO để hỏi về dịch vụ SEO của họ ( vd như diễn đàn SEO – SEOTopX ) để có thể đánh giá được khả năng thực sự của họ. Đừng nghe họ nói quá nhiều mà hãy nghe người khác đánh giá về họ !
Giá SEO phụ thuộc vào độ cạnh tranh, độ khó của từ khóa và hiện trạng website của bạn có được tối ưu hay không. Từ khóa càng cạnh tranh, càng khó thì thời gian SEO lâu hơn, chi phí SEO lớn hơn. Nếu website chưa được tối ưu thì sẽ phải tối ưu để SEO nên có thể mất thêm chi phí. Khi thuê SEO bạn cần xem xét đơn vị cung cấp dịch vụ SEO cho mình có tối ưu những gì cần thiết cho website của bạn hay không, nếu không thì họ chỉ đi Spam backlink cho bạn mà thôi, mà Spam thì hậu quả của nó rất khó lường vì Google có rất nhiều thuật toán : Panda, Penguin, Sandbox… và nặng nhất là website của bạn bị cho vào blacklist của Google, lúc này của bạn sẽ không còn được xuất hiện trên Google nữa.
Thông qua bài viết này, Olapo mong các bạn sẽ chọn lựa một đơn vị cung cấp tốt để cùng hợp tác, chúc các bạn thành công !
Source :
Thuật ngữ ” Google spider ” có thể khá lạ lẫm với những người chưa biết tới hay với các công ty, doanh nghiệp. Để các bạn hiểu rõ hơn và nắm bắt được vấn đề ” điều hướng Google spider trong SEO “, Olapo xin trình bày cụ thể 2 vấn đề này trong bài viết !
Google spider hay Google bot là thuật ngữ ám chỉ các ” con bọ ” được tự động sinh ra từ các máy chủ Google, chúng có nhiệm vụ săn tìm, truy lùng các liên kết ( link ) và thu thập dữ liệu trên các website. Google spider hoạt động chủ yếu dựa vào liên kết ( link ) trên các page, website và dựa vào hành vi người dùng hoặc truy vấn của trình duyệt tác động lên 1 page, website nào đó để lập chỉ mục cho page, website đó hiển thị trên công cụ tìm kiếm Google ( index ) và thời gian ở trong page, website của chúng là một khoảng thời gian nhất định !
Google spider được phân chia đơn giản hơn thành 2 loại : spider chủ động và spider thụ động.
Google spider chủ động hoạt động dựa trên các liên kết trong page, website. Đối với loại spider này các SEOer thường tạo sitemap (.xml)cho website và submit lên công cụ webmaster tools cho chúng làm việc tốt hơn, được thu thập dữ liệu tốt hơn ! Chúng tự động thu thập dữ liệu và phân tích, đi theo các đường dẫn ( link ) để tiếp tục công việc của mình.
Google spider thụ động hoạt động dựa trên sự truy vấn của trình duyệt vào 1 website, page nào đó, bạn có 1 website và bạn không làm gì mà chỉ truy cập thông qua các trình duyệt thì website của bạn cũng được lập chỉ mục trên Google nhưng thời gian sẽ vô cùng chậm. Loại spider này có thể tác động qua cả ứng dụng Google plus ( G+ ) khi người dùng click G+ để +1 cho page nào đó thì ngay lập tức spider này sinh ra và đi tới page đó để tiến hành công việc.
Được nhiều Google spider ghé thăm website của mình là mong muốn của các SEOer vì như vậy website sẽ có tốc độ index nhanh hơn rất nhiều, website cũng uy tín hơn.
Vấn đề điều hướng Google spider trong website được đa số các SEOer ứng dụng chưa tốt, Google spider tuân theo thuộc tính follow – nofollow của liên kết hoặc index – noindex của thẻ meta hoặc thuộc tính disallow trong file robots.txt. Cũng giống như con người, thường thì khi đọc văn bản chúng ta hay đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải và Google spider cũng đọc dữ liệu trên website của chúng ta như vậy. Do đó, thường những thông tin quan trọng chúng ta cần phải bố trí hợp lý với bố cục website để điều hướng Google spider, điều quan trọng nữa là liên kết nội bộ trên các page để điều hướng chúng từ page này qua page khác một cách hợp lý để website được thu thập dữ liệu tốt nhất.
Các bạn có thể xem video dưới đây để tham khảo :
Source :
Xin chào anh chị em, tôi tên Trần Minh Tâm, tôi chuyên nhận tại nhà:
+ cũ, ảnh bị ố bẩn.
+ Chuyển ảnh trắng ðen thành ảnh màu.
+ Canh chỉnh màu ảnh chụp thiếu sáng, úa màu.
+ Phóng to hình mà không bể nét.
+ LaÌm aÒnh nghêò thuâòt tuÌy theo yêu câÌu vêÌ nghêò thuâòt cuÒa khaìch haÌng
+ Làm album cýới, chân dung, ảnh của bé.
+ Làm pop-art nghệ thuật.
+ Lồng khung ảnh, in ảnh trên các chất liệu,…liên hệ ðể biết thêm các thông tin các.
Tôi có thể nhận file qua Mail, Skype, Yahoo,...
Ðặc biệt: phù hợp với tấm ảnh, nhýng ðảm bảo chất lýợng, ðúng hẹn và vừa ý.
Anh chị em nào muốn chỉnh sửa ảnh theo sở thích hãy nhu cầu của mình, xin liên hệ cho tôi qua:
Yahoo: tamtttvvv
Skype: tshanmingxin
Email:
Ðiện Thoại: 0909 886 457 - 0988 007192
Websites: |
Caìch thanh toaìn:
- Tôi sẽ cho anh chị em 3 lần xem thử, những lần sau sẽ ðýợc tính 1.000Ð/lần, và những lần sẽ ðýợc gửi qua mail.
- Khi laÌm xong tôi seÞ gýÒi aÒnh qua email, nêìu ðôÌng yì xin chuyển tiền qua tài khoản cho tôi, tôi seÞ gửi file aÒnh lõìn ðaÞ chiÒnh sýÒa xong qua mail, anh chị em chiÒ câÌn download xuôìng & ðem ra tiêòm chuòp hiÌnh rýÒa laÌ xong. Hoặc tôi sẽ rửa ảnh và giao tân nõi cho anh chị em, (áp dụng trong thành phố), Nếu ngoài thành phố tôi sẽ chuyển fax nhanh cho anh chị em (sẽ ðýợc tính phí vận chuyển).
- Liên hệ với tôi ðể biết thẻ ATM, và các Ví Tiền Online khác
Bookmarks