Đó có thể là một live show ca nhạc, một giải đấu Thể thao, một Lễ hội, một hội nghị khách hàng, một lễ động thổ, một buổi lauching, một Opening Promotions, những buổi thuyết trình đào tạo…Tất cả những gì có tính chất “điểm tụ” thu hút số đông nhằm nói lên một mục đích nào đó của chủ nhân sự việc khi huớng tới đối tượng của họ. Tất cả những yếu tố trên đều là - Sự kiện cho dù quy mô nó lớn hay nhỏ, ít hay nhiều nhưng với sự “quen miệng” cuả một bộ phận người làm chương trình, họ quen gọi Hội nghị khách hàng hay lễ hội nào đó mới là: “làm Event” còn các sự kiện khác thì không. Có lẽ ngay từ cách gọi này cũng cho thấy ít nhiều sự thiếu chuyên nghiệp của một số tổ chức góp phần vào sự lộn xộn của cả vấn đề văn hoá thuật ngữ trong xã hội.
Như vậy Events theo thuật ngữ tiếng Việt là "Tổ Chức Sự Kiện" như vậy, các hoạt động nhân ngày lễ như: Noen, Sinh nhật Forum trường, Halloween… cũng là 1 sự kiện nhỏ trong thuật ngữ .
Ngày nay, việc tổ chức những sự kiện đặc biệt (Events) đã trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong hoạt động tiếp thị. Cũng như những công cụ tiếp thị khác, mục đích của việc tổ chức một sự kiện là gây sự chú ý cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, tạo sự quan tâm hơn nữa từ khách hàng, từ đó giúp tăng doanh số bán của công ty.
Để tổ chức một sự kiện thành công, bạn phải lựa chọn một thời điểm hoặc một lý do thích hợp. Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý rằng, một sự kiện, dù lớn hay nhỏ, sẽ không có tác dụng nếu nó đứng một mình. Trong tiếp thị, bạn có thể sử dụng hình thức quảng cáo hay làm công tác đối ngoại (Public Relations - PR) mà không cần phải tổ chức một sự kiện. Nhưng để một sự kiện có tác dụng, bạn cần phải phối hợp cả quảng cáo và PR. Việc phối hợp ba công cụ này cũng khác nhau tuỳ theo mỗi loại sự kiện.
Một số loại hình
- Khai trương
- Khởi công xây dựng
- Giới thiệu sản phẩm mới
- Các kỳ nghỉ, các ngày lễ
Bookmarks