Thực hiện Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ninh đã tham mưu với Tỉnh uỷ ban hành và tổ chức thực hiện 04 Chỉ thị, UBND tỉnh ban hành 16 văn bản chỉ đạo về công tác PCCC.
Điển hình là Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 03/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC&CNCH trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 2296/KH-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ… Đặc biệt, Cảnh sát PCCC tỉnh đã tham mưu với chính quyền địa phương các cấp kiện toàn Ban Chỉ đạo PCCC từ cấp tỉnh đến cấp huyện, tổ chức ký quy chế phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các thành viên, các tập đoạn kinh tế, doanh nghiệp, điện lực để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân thực hiện nhiệm vụ PCCC.
Hiện nay toàn tỉnh có 05 đội chữa cháy chuyên nghiệp, 01 đội cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp trong khi đó địa bàn tỉnh được đánh giá là địa bàn rộng, phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ. Có địa bàn cách đội chữa cháy gần nhất là 100km, do đó thời gian nhận được tin báo cháy cho đến địa điểm cháy gây khó khăn, hạn chế đến công tác chữa cháy.
Tính từ 2013 đến 2015, UBND tỉnh đã đầu tư 80.4172 tỷ đồng cho lực lượng Cảnh sát PCCC (trong đó 75,9672 tỷ đồng đầu tư mua sắm trang bị phương tiện và 4.45 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa doanh trại). Bộ Công an đã cấp 18,7623 tỷ đồng (trong đó 13,6603 tỷ đồng mua sắm các phương tiện và 5,102 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa doanh trại). Đã báo cáo UBND tỉnh đề án đầu tư, trang bị phương tiện PCCC&CNCH giai đoạn 2015 – 2018 và đã được duyệt. Đặc biệt, Cảnh sát PCCC tỉnh đã được trang bị 05 trạm lắp bộ đàm cố định có gắn thiết bị liên kết tự động đa mạng bố trí tại trụ sở Trung tâm, tại các phòng khu vực đã được trang bị điện thoại cố định để bàn. Tuy nhiên, công tác đầu tư, trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất là về trụ sở làm việc của Cảnh sát PCCC tỉnh và các phòng khu vực. Phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ còn thiếu rất nhiều so với thực tiễn công tác. Việc trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng và PCCC còn ít nên chưa chủ động xử lý khi có cháy xảy ra…
Để nâng cao hiệu quả thực hiện Quyết định số 1110/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới của Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ninh, cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, Bộ Công an và UBND tỉnh Quảng Ninh phải có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên đối với công tác PCCC trên địa bàn tỉnh. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các thành viên của Mặt trận trong công tác này. Cấp uỷ và chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Ninh cần tập trung chỉ đạo xây dựng lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và đặc biệt xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại theo Quyết định của Thủ tướng.
Thứ hai, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt trong các nội dung của thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC đối với các dự án, công trình trọng điểm. Xây dựng phong trào toàn dân PCCC bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và chủ hộ gia đình trong công tác PCCC.
Thứ ba, xác định việc tổ chức thực hiện công tác PCCC phải được thực hiện đồng bộ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để có quy hoạch phát triển, đầu tư kinh phí tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ công tác PCCC trong tình hình mới. Định kỳ tổ chức sở kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo
Bookmarks