cây cảnh để bàn amply karaoke jarguar Video chi tiết hướng dẫn cách mua thẻ zing bằng sms giá rẻ, chiết khấu cao, ưu đãi khủng. Bơm hỏa tiễn Ví da bò nam Túi nilon HDPE cong ty in poster camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
Phòng chống cháy nổ – trách nhiệm của toàn xã hội
+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: Phòng chống cháy nổ – trách nhiệm của toàn xã hội

Hybrid View

  1. #1
    Senior Member
    Thành viên thứ
    28701
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    337
    Thanks
    0
    Thanked 12 Times in 11 Posts

    Phòng chống cháy nổ – trách nhiệm của toàn xã hội

    Từ trước tới nay, xã hội vẫn nghĩ phòng chống cháy nổ là trách nhiệm của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Nhưng thực tế sau mỗi vụ cháy, nổ cho thấy trách nhiệm phòng chống cháy nổ không phải của riêng ai, mà là của toàn xã hội, trong đó, đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là tự ý thức của mỗi công dân.

    Nhiều vụ cháy lớn xảy ra liên tiếp

    Từ xa xưa, cha ông ta đã sắp xếp thứ tự "Thủy, Hỏa, Thiên tai, Đạo tặc", như vậy là Hỏa (cháy nổ) được xếp hàng thứ hai sau Thủy (lũ lụt) và được xếp trên Thiên tai và Đạo tặc. Điều đó cho thấy vấn đề nghiêm trọng của cháy, nổ và ý thức phòng chống cháy nổ từ xa xưa đã được cha ông ta hết sức coi trọng. Chỉ cần một chút bất cẩn, sơ xảy, thiếu ý thức phòng cháy chữa cháy là "bà Hỏa" có thể ập đến bất kỳ lúc nào và ở bất cứ đâu, thậm chí dẫn đến những hậu quả hết sức khôn lường.

    Cảnh sát PCCC khống chế chiếc xe bồn bốc cháy dữ dội tại cây xăng
    trên phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội (đối diện Bệnh viện Trung ương 108)
    Ảnh: Hoàng Sang/Vietnamnet.vn

    Theo thống kê của Bộ Công an, trong 10 năm trở lại đây, cả nước đã xảy ra 16.767 vụ cháy ở các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà dân và 6.109 vụ cháy rừng, làm chết 688 người, bị thương 1.848 người. Thiệt hại về tài sản ước tính trị giá 4.187 tỷ đồng và 42.332 ha rừng có giá trị kinh tế lớn. Trung bình mỗi năm xảy ra 1.677 vụ cháy, nổ, làm chết và bị thương 254 người (chết khoảng 60 người mỗi năm), trung bình mỗi ngày xảy ra 5 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 8 người, thiệt hại về tài sản trị giá 419 tỷ đồng.

    Có một điều hết sức đáng quan tâm là càng ở những thành phố lớn, nơi có điều kiện về kinh tế để đầu tư phương tiện phòng cháy chữa cháy và có đông lực lượng phòng cháy chữa cháy thì dường như số vụ cháy nổ càng nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Theo Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội – Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2013, toàn quốc đã xảy ra 1.121 vụ cháy, nổ; làm chết 48 người, bị thương 112 người, thiệt hại tài sản khoảng 672,5 tỷ đồng và 692,6 ha rừng. So với cùng kỳ năm 2012, tình hình cháy, nổ tăng 28,3% về số vụ và chiều hướng diễn biến phức tạp hơn. Đáng lưu ý là tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ, mất an toàn tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng trong khu vực nội thành, nội thị.

    Theo thống kê của Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 121 vụ cháy, làm chết 9 người, bị thương 12 người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 9 tỷ đồng, ngoài ra còn có 18 vụ tự đốt. Tuy nhiên, bước sang 6 tháng đầu năm 2013, chỉ riêng vụ cháy nổ tại nhà ông Phương "khói lửa" đã cướp đi sinh mạng của 11 người, gần bằng số người chết do cháy, nổ trong cả năm 2012 của thành phố.

    Còn với thành phố Hà Nội, theo báo cáo của Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố, 6 tháng đầu năm 2013, Hà Nội xảy ra 75 vụ cháy, 1 vụ nổ làm chết 3 người, làm bị thương 11 người, thiệt hại ước tính khoảng 16 tỷ đồng; xử phạt hành chính hơn 2 tỷ đồng; con số này so với cùng kỳ năm 2012 đã giảm 59 vụ, 5 người chết và 2 người bị thương, nhưng độ nghiêm trọng thì có phần tăng hơn, điển hình là vụ cháy Cây xăng dầu trên phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội, đối diện Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

    Ngoài hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, gần đây, nhiều tỉnh, thành phố khác cũng để xảy ra một số vụ cháy, nổ nghiêm trọng, điển hình như: vụ cháy Trung tâm Thương mại tại thành phố Hải Dương (ngày 15/9), vụ cháy chợ hoa quả ở thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang (ngày 8/10), vụ cháy, nổ ở Phân xưởng sản xuất pháo hoa thuộc Nhà máy Z121, Bộ Quốc phòng tại tỉnh Phú Thọ (ngày 12/10)… Các vụ cháy, nổ này đều gây ra những thiệt hại hết sức nghiêm trọng về người và tài sản, có vụ giá trị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

    Nguồn: Trang thông tin điện tử Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTATHX, Bộ Cộng an


    Những con số trên đây cho thấy, hàng năm, tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước đều tích cực hưởng ứng "Tuần lễ quốc gia về An toàn vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ", với rất nhiều khẩu hiệu hành động có ý nghĩa, trực quan, sinh động, tác động trực tiếp đến của mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng trên thực tế, những vụ cháy, nổ và số người chết do tai nạn cháy, nổ vẫn không hề giảm. Có thể khẳng định nguyên nhân đầu tiên và trước hết là do ý thức của con người, cụ thể là do công tác phòng cháy chữa cháy chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi phó mặc cho lực lượng phòng cháy chữa cháy. Nhiều cơ quan, công xưởng, nhà máy, trung tâm thương mại, cơ sở buôn bán, thậm chí cả nhà dân…, việc đầu tư các trang thiết bị chữa cháy chỉ là để đối phó với các đoàn kiểm tra hơn là để phòng cháy; lực lượng bảo vệ và nhân viên có nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy tại chỗ vừa mỏng, vừa yếu về chuyên môn, lại hay lơ là, mất cảnh giác. Do vậy, mỗi khi có cháy, nổ, các lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp đến nơi thì đã muộn hoặc gặp rất nhiều khó khăn. Vụ cháy Trung tâm Thương mại thành phố Hải Dương là một ví dụ điển hình cho tình trạng vừa nêu.

    Bên cạnh đó, công tác quy hoạch các trạm bán xăng dầu hiện nay ở các thành phố lớn cũng có nhiều bất cập: không đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu; không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy và an toàn giao thông; nhiều cửa hàng không bảo đảm diện tích tối thiểu theo quy định; bán kính tối thiểu từ cửa hàng tới các điểm dân cư gần nhất cũng không bảo đảm; nhiều yếu tố khác trong quy trình sang, chiết xăng dầu cũng không được tuân thủ nghiêm ngặt và triệt để... Đây chính là những hiểm họa khôn lường dẫn đến cháy nổ mà vụ cháy ở Cây xăng dầu đối diện Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Hà Nội vừa qua là một ví dụ điển hình.

    Phòng chống cháy nổ phải bắt đầu từ ý thức của mỗi công dân

    Như vậy, rõ ràng cần phải nhắc lại công tác phòng cháy chữa cháy có hiệu quả hay không, trước hết phải xuất phát từ ý thức của mỗi công dân. Nếu công tác này được quan tâm đúng mức, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng, thay thế; từ cán bộ cho đến người dân thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn hoặc được cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy… thì chắc chắn các vụ cháy, nổ sẽ được phát hiện và dập tắt kịp thời ngay từ khi mới phát hỏa.

    Thiết nghĩ, để công tác phòng cháy chữa cháy thực sự có hiệu quả, cần chú ý thực hiện tốt một số giải pháp sau:

    Thứ nhất: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy chữa cháy, làm cho nhân dân thấy được nguy cơ, nguyên nhân gây cháy và tác hại do cháy gây ra, để từ đó đề cao ý thức phòng ngừa và thấy được lợi ích của việc đầu tư cho các hoạt động phòng cháy chữa cháy; hướng dẫn các biện pháp, giải pháp thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy; tuyên truyền về trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình và cá nhân tiến tới hình thành tinh thần hoàn toàn tự giác trong việc phòng cháy chữa cháy của từng cơ sở, từng gia đình theo nguyên tắc mọi hoạt động phòng cháy chữa cháy phải thực hiện và giải quyết tại chỗ; biểu dương, khen thưởng kịp thời gương người tốt, việc tốt trong phong trào quần chúng phòng cháy chữa cháy; phê phán và có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định an toàn phòng cháy chữa cháy. Để làm tốt việc này, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy cần phối hợp tốt với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan văn hóa thông tin và các cơ quan tuyên truyền của Bộ Công an tích cực tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là vào dịp phát động "Tuần lễ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ" và trong mùa hanh khô hằng năm...

    Thứ hai: Cần chú trọng tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực công tác phòng cháy chữa cháy, trong đó lấy lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy làm nòng cốt. Theo đó, cần chú trọng đầu tư trang thiết bị chữa cháy hiện đại; cán bộ, chiến sỹ của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy phải được thường xuyên luyện tập sẵn sàng chiến đấu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

    Thứ ba: Nhà nước cần có các chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, răn đe và xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Đồng thời cũng cần chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan rà soát, sắp xếp, bố trí, quy hoạch hợp lý các cơ sở có nguy cơ cao về cháy nổ (các trạm xăng dầu; các cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu dễ nổ, dễ cháy…)

    Thứ tư: Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về công tác phòng cháy, chữa cháy nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về phòng cháy, chữa cháy của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực.

    Cha ông ta cũng đã nói "Phòng hỏa hơn cứu hỏa" hay "Nước xa không cứu được lửa gần". Thực tế đã chứng minh đúng như vậy. Làm tốt công tác phòng ngừa ngay từ đầu, thì chắc chắn sẽ hạn chế được tối đa hậu quả của cháy nổ gây ra./.
    Last edited by decomoto; 11-16-2014 at 09:17 AM.

+ Trả lời Chủ đề

Bookmarks

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình