Để chống nhiễm khói, chúng ta phải lấy khăn thấm nước che kín miệng, mũi để lọc không khí. Để bảo vệ toàn thân thì có thể dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên.
Vừa qua, một đám cháy đã bùng lên ở TP.HCM khiến nhiều nạn nhân chết trong căn nhà khóa kín. Trước đó cũng không ít vụ nạn nhân cũng bị thiệt mạng do không kịp thoát ra ngoài. Làm thế nào người dân có thể thoát khỏi hiện trường vụ cháy? Xin có một vài hướng dẫn cơ bản như sau.
Cúi thấp người khi di chuyển
Phải biết rằng khi hỏa hoạn, chúng ta có rất ít thời gian để phản ứng, suy nghĩ. Nhưng hãy nhớ một nguyên tắc quan trọng là: Phải di chuyển trong tư thế cúi thấp người vì khói luôn luôn bay lên cao, thậm chí là có thể trườn, bò dưới sàn lúc nhiều khói để nhanh chóng thoát ra ngoài. Còn để chống nhiễm khói, chúng ta phải lấy khăn thấm nước che kín miệng, mũi để lọc không khí hoặc dùng mặt nạ chống khói nếu được trang bị. Để bảo vệ toàn thân thì có thể dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên. Thực tế, nguyên nhân nghẹt thở do khói dẫn đến tử vong cao hơn, nhanh hơn bị bỏng và cháy.
Hiện trường vụ cháy nhà 416 Nguyễn Trãi (phường 8, quận 5, TP.HCM) vào sáng 16-9 khiến nhiều nạn nhân thiệt mạng. Ảnh: XUÂN NGỌC
Trường hợp đám cháy có khả năng gây sập đổ công trình, quá trình di chuyển thoát nạn phải men theo các bờ tường để đề phòng vật liệu xây dựng sập đổ đè lên. Trong quá trình thoát ra ngoài nên báo cho những người xung quanh biết và nên đóng các cửa trên đường lan truyền để giới hạn sự lan tràn của lửa và khói.
Điều tối kỵ là dùng thang máy thoát nạn. Chúng ta chỉ sử dụng cầu thang bộ. Có thể giúp những người xung quanh thoát nạn khi bản thân có đủ sức khỏe và tỉnh táo. Một yếu tố quan trọng để con người còn sống sót khi hỏa hoạn xảy ra là phải thật sự bình tĩnh và nhanh nhẹn thực hiện theo đúng phương pháp, kỹ năng thoát nạn.
Ngoài ra, khi có thể, cần báo cháy kịp thời cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy, điện thoại 114 để được hỗ trợ trong công tác thoát nạn, cứu nạn khi có người bị kẹt trong đám cháy (xem thêm phần Cẩm nang thoát nạn trong box).
Tìm cách cô lập đám cháy
Nếu bị kẹt trong đám cháy, khói của đám cháy đang tràn vào từ các cửa và hành lang, chúng ta phải nằm xuống sàn nhà cách nơi khói đang tràn vào càng xa càng tốt (khi đó vẫn dùng khăn thấm nước che mặt), đóng hết các cửa lớn và cửa sổ lại để cô lập đám cháy. Nếu khói, lửa lan đến gần, phải dùng vải, quần áo chèn vào các khe hở để không cho khói, lửa tràn vào. Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang chúng ta phải dùng mọi cách làm cho nhân viên cứu hỏa nhận như vẫy tay, la hét…
Nếu thấy an toàn để thoát thân bằng một cửa lớn đang đóng, trước khi thoát ra chúng ta cần kiểm tra độ nóng của cửa bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm hoặc nóng. Nếu cửa mát thì mở cửa từ từ, ép sát người một bên cánh cửa và sau đó thoát ra ngoài. Nếu thấy có lửa và khói phía bên kia thì đóng cửa lại ngay lập tức, đồng thời chèn kỹ các khe hở không cho khói, lửa lan vào phòng. Nếu không có lửa và khói thì nhanh chóng thoát ra ngoài, đồng thời đóng cửa lại nhưng không được khóa cửa. Trên đường thoát nạn nên tìm mọi cách báo động cho mọi người cùng thoát an toàn.
Khi chúng ta bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt nếu có thể, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không được nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động. Khi thấy người khác bị cháy, hãy giúp người đó dừng lại và thực hiện các thao tác như đã đề cập ở trên. Chúng ta cũng có thể dùng chăn, mền, quần áo choàng lên người để dập tắt lửa. Trong trường hợp gặp người bị ngạt, ngất, bỏng phải tổ chức sơ cấp cứu ban đầu trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện.
Xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần phòng cháy chữa cháy Kiên Long
Địa chỉ: 172/27 Nguyễn Cửu Đàm,P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú,TP.HCM
ĐT: 08 - 38102791 Fax: 08 - 38102786
Hotline: Mr Nam Mobile: 090.886.3355
Hotline: Ms Yến Mobile: 0902.065.988
Email:
Website:
Website:
Bookmarks