Last edited by decomoto; 01-23-2013 at 01:38 PM.
Hiện nay, khách hàng có thể chọn mua rất nhiều loại đang được bán trên thị trường, có thể kể đến một số hãng nổi tiếng như là OneTouch – Lifescan (Mỹ), Beurer (Đức), Omron (Nhật) hay Accu – Check (Mỹ)... Vấn đề quan trọng khi chọn mua máy đo đường huyết cá nhân là cần quan tâm đến một số tiêu chí: nguồn gốc sản xuất rõ ràng, thao tác sử dụng đơn giản, lượng mẫu máu ít, que thử dễ mua, tốc độ đo nhanh, dải đo đường huyết rộng, đơn vị đo là gì, bộ nhớ đo được bao nhiêu, điều kiện bảo quản và hoạt động.
Máy đo đường huyết về bản chất chỉ là thiết bị hiển thị các thông số, mấu chốt của việc kiểm tra đường huyết nằm ở que thử. Tại đầu que thử có thuốc thử, thông qua phản ứng điện hóa giữa thuốc thử ở đầu que thử và lượng đường trong máu, máy sẽ hiển thị mức đường huyết tương ứng. Kết quả đo đường huyết tại nhà chỉ phản ánh mức đường huyết tại thời điểm kiểm tra. Bạn không được dùng máy đo đường huyết tại nhà để chuẩn đoán bệnh tiểu đường. Muốn chuẩn đoán bệnh bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra HbA1c từ 2 lần trở lên mỗi năm nếu cần thiết. Máy đo đường huyết cá nhân tại nhà chỉ được dùng để theo dõi lượng đường máu hàng ngày, nhằm đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc, tập luyện và ăn uống hoặc để phát hiện những bất thường trong đường huyết của bệnh nhân tiểu đường. Khi thử đường huyết tại nhà bạn chỉ nên sử dụng một loại máy đo đường huyết và nên ghi lại kết quả đo vào sổ theo dõi để tham vấn ý kiến bác sỹ hoặc người có chuyên môn. Ngoài việc thường xuyên theo thử đường huyết tại nhà, bệnh nhân tiểu đường đến cơ sở y tế để kiểm tra định kỳ: trên 2 lần/năm đối với người tiểu đường không dùng Insulin hoặc trên 4 lần/năm đối với bệnh nhân phải dùng Insulin. Mọi kết quả kiểm tra đường huyết tại nhà chỉ mang tính tham khảo, trong mọi trường hợp cần tham vấn ý kiến bác sỹ hoặc người có chuyên môn để tìm vùng đường huyết an toàn cho bạn.
Khi chọn mua máy đo đường huyết tại nhà cần loại bỏ một số tính năng có thể không cần thiết đối với bạn, ví dụ như chức năng kiểm tra cho phụ nữ mang thai. Sau đây là một số lưu ý khi chọn mua máy đo đường huyết cá nhân.
1. Xuất xứ
Căn cứ vào nguồn gốc, trên thị trường có hai loại máy, hàng chính hãng và hàng xách tay. Bạn nên chọn hàng chính hãng vì hàng chính hãng sẽ được hưởng mọi chính sách bảo hành cũng như tư vấn tại Việt Nam. Hàng xách tay thường không có phiếu bảo hành chính hãng, có thể chỉ có phiếu bảo hành của nơi bán.
2. Sử dụng đơn giản
Đối với các loại máy đo đường huyết đời mới sẽ có cách sử dụng đơn giản như là máy tự khởi động khi cắm que thử, máy tự động cài mã que thử (code). Một số máy có cách sử dụng phức tạp hơn một chút ví dụ như phải cài mã cho que thử hoặc phải sử dụng chip cài code khi thay lọ que thử mới có code mới. Các máy đo đường huyết thế hệ mới thường sử dụng hệ thống tự động cài code (Autocoding) rất tiện lợi cho người sử dung. Đối với người tiểu đường tuýp 2 thường là người lớn tuổi, rất ngại việc cài code, nên khi con cháu mua máy cho các bác lớn tuổi cần lưu ý vấn đề thao tác sử dụng đơn giản.
3. Lượng mẫu máu
Lượng mẫu máu mỗi lần lấy cho một lần thử cũng rất quan trọng, đặc biệt đối với một số bệnh nhân phải thử nhiều lần trong ngày. Lượng mẫu máu liên quan trực tiếp đến cảm giác đau khi lấy máu. Đối với những máy cần lượng máu nhỏ thường sẽ cho cảm giác đỡ đau nhất mỗi khi lấy máu. Hiện nay, tại Việt Nam lượng mẫu máu ít nhất là 0,5 Microlit.
4. Que thử phù hợp khí hậu Việt Nam và dễ mua
Như đã nói ở trên, việc kiểm tra đường huyết chủ yếu nằm ở que thử đường huyết. Khi mua máy đo đường huyết bạn cần đặc biệt lưu ý đến que thử. Tìm hiểu xem que thử có tốt không, que thử tốt là que thử có điều kiện bảo quản phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam. Que thử phổ biến là có điều kiện bảo quản từ 2 đô C đến 32 độ C. Và nên chọn que thử chịu được độ ẩm cao như ở Việt Nam. Khi bảo quản que thử cần tránh ánh sáng, nhiệt độ và không khí, nên cần bảo quản que thử trong lọ theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Không bảo quản que thử trong tủ lạnh. Đối với que thử một vấn đề cần lưu ý nữa là que thử có dễ mua không, nhiều máy đo đường huyết mua từ nước ngoài mang về việt nam luôn gặp vấn đề trong việc mua que thử. Một số nhà cung cấp có dịch vụ giao que thử tại nhà rất tiện lợi cho khách hàng.
5. Nhiệt độ bảo quản và hoạt động
Nhiệt độ ngoài trời tại Việt Nam đôi khi lên trên 35 độ C, và những ngày hè tại miền bắc độ ẩm lên đến gần 90%. Khi mua máy đo đường huyết cần chọn máy có giải nhiệt độ bảo quản và hoạt động càng rộng càng tốt và máy có khả năng chịu được độ ẩm cao thì càng tốt.
6. Dải đo đường huyết
Mỗi một người bệnh tiểu đường có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Như vậy nếu bạn không biết rõ tình trạng của người bệnh, bạn nên chọn máy có dải đo đường huyết càng rộng càng tốt.
7. Tốc độ đo, bộ nhớ và đơn vị đo
Ngoài ra tốc độ đo và bộ nhớ lớn cũng là các thông số cần tính đến khi chọn mua máy đo đường huyết.Máy đo đường huyết có tốc độ do nhanh (tốc độ đo nhanh nhất hiện nay là 5 giây) sẽ làm giảm thời gian que thử tiếp xúc với không khí và cũng đỡ mất thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Bộ nhớ lớn có nghĩa là lưu được nhiều kết quả đo, bộ nhớ lớn không tỷ lệ với kích thước của máy. Nhiều máy đời mới có kích thước nhỏ gọn nhưng lại lưu được nhiều kết quả đo. Việc lưu lại kết quả đo giúp bạn dễ dàng theo dõi xu hướng tăng hay giảm cũng như kiểm soát tốt mức đường huyết trong vùng an toàn.
Khi đi mua máy đo đường huyết cho người thân hãy tìm hiểu kỹ các thông tin trên. Máy đo đường huyết đắt tiền chưa hẳn đã là máy đo đường huyết phù hợp nhất với người thân yêu của bạn. Máy đo đường huyết đắt tiền đôi khi là máy chịu quá nhiều chi phí cho quảng cáo và làm thương hiệu.
Chúc các bạn mạnh khỏe và chọn được phù hợp!
Tag:
Salon Đức Tri cây kéo vàng TpHCM
Địa chỉ: 49 Trần Quang Diệu, 14, Hồ Chí Minh
Điện thoại:08 6277 2306
Salon Huy
ĐC: 12A, Lê Lợi TT. Phước Bình, BP.
ĐT: 0902.880.260
Chuyên cắt uốn duỗi nhuộm, nhận đào tạo học viên.
Bookmarks