Trước sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống và mối đe dọa của biến đổi khí hậu hiện nay, doanh nghiệp và xã hội đang tìm những lối đi mới. Lighthouse xin tổng hợp và đưa ra những nhận định để giúp quý doanh nghiệp làm cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh doanh dài lâu, tiến đến một Nền kinh tế xanh, một Nền kinh tế “năng lượng xanh” .
Trong thời gian gần đây, tại các nước phát triển, phát triển bền vững đã không còn là một khái niệm xa lạ như cách đây một vài năm. Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa, môi trường… riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Một số vấn đề liên quan như: Biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, chi trả phí dịch vụ môi trường, kinh tế xanh….đã dần được các chính phủ đưa vào thực tế bằng các quy tắc ứng xử mới trong hệ thống luật quốc tế thông qua các hiệp đinh thư hay công ước liên quan đến bảo vệ môi trường trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc.
Nền “kinh tế xanh”, hay còn gọi là nền “kinh tế sạch”, là nền kinh tế mà chính sách phát triển dựa vào các tiêu chí sau: định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi trường. Động lực mới của nền “kinh tế xanh” đó là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững.
Vào đầu năm 2012, UNEP đã công bố chủ đề ngày môi trường thế giới năm 2012 sẽ là “Green Economy: Does it include you?” (Kinh tế xanh: sự lựa chọn của bạn?). Kinh tế xanh được UNEP định nghĩa là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái. Một nền kinh tế xanh được đặc trưng bởi sự tăng trưởng bền vững của các hợp phần kinh tế có khả năng duy trì và gia tăng nguồn vốn tự nhiên của trái đất. Các hợp phần này bao gồm năng lượng tái tạo, vận tải ít phát thải cacbon, công nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, dịch vụ cấp nước sạch nâng cao, tiết kiệm năng lượng, nông-lâm-ngư nghiệp bền vững. Nguồn lực đầu tư cho kinh tế xanh được thu hút, hỗ trợ bởi chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng như sự phát triển các chính sách và hạ tầng thị trường quốc tế.
Vậy, ngành nào sẽ là ngành mũi nhọn của nền kinh tế xanh? Trước tiên là ngành xây dựng, các tòa nhà trong tương lai sẽ được xây dựng với các vật liệu ít gây ô nhiễm hơn, tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sử dụng và có thể tự chế tạo nhiên liệu… Sau đó sẽ là các ngành sản phẩm sinh học (thức ăn, mỹ phẩm, quần áo, giày dép…), nhiên liệu thiên nhiên tái sử dụng, ngành chống ô nhiễm môi trường (, môi trường đất, rác…), ngành giao thông vận tải (các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng các nhiên liệu thiên nhiên…). Theo các chuyên gia, sự phát triển kinh tế trong những năm sắp tới sẽ là sự phát triển của Kinh tế xanh. Nhờ nền kinh tế này, các thành phần kinh tế còn lại sẽ được tiếp tục duy trì phát triển và sẽ dần chuyển hướng theo mục đích bảo vệ môi trường trước các bắt buộc pháp lý.
Nước Mỹ là nước đi đầu trong các nước Âu – Mỹ thực hiện chính sách “kinh tế xanh”, tiếp tục thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Sau khi lên nắm quyền Tổng thống của nước Mỹ, ông Obama đã thực hiện các chính sách mới nhằm chấn hưng nền kinh tế như phát triển năng lượng, phát triển kinh tế xanh, thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, giảm bớt ô nhiễm môi trường và thực hiện chính sách tái tạo năng lượng.
Hiện nay, các quốc gia phát triển khác trên thế giới như Đức, Hàn Quốc… đã đầu tư hàng trăm tỷ USD cho chính sách kinh tế xanh, coi đó là sự đầu tư tốt nhất đối với phát triển bền vững của quốc gia, vừa thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và tạo việc làm. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, kinh tế xanh tuy còn khá mới mẻ song bước đầu đã có sự chuyển hướng đầu tư vào các công nghệ sản xuất sạch hơn, một trong các tiêu chí của nền kinh tế xanh.
Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần thiết phải xét đến yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế. Mỗi nhà hoạch định chiến lược kinh doanh hay hoạch định dự án đầu tư mới không thể bỏ qua những yếu tố này. Tương lai của doanh nghiệp luôn gắn liền với nền kinh tế, môi trường và xã hội. Vấn đề phát triển bền vững không còn nằm trên lý thuyết mà là thực tế cấp thiết mà doanh nghiệp cần xem xét.
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa, môi trường… riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó
Bookmarks