cây cảnh để bàn amply karaoke jarguar Video chi tiết hướng dẫn cách mua thẻ zing bằng sms giá rẻ, chiết khấu cao, ưu đãi khủng. Bơm hỏa tiễn Ví da bò nam Túi nilon HDPE cong ty in poster camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
Sống ở chung cư, người dân phải biết “khinh công”
+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Sống ở chung cư, người dân phải biết “khinh công”

Hybrid View

  1. #1
    Phóng viên Jindo's Avatar
    Thành viên thứ
    4
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    380
    Thanks
    4
    Thanked 17 Times in 15 Posts

    Sống ở chung cư, người dân phải biết “khinh công”

    Kinh nghiệm thực tế rút ra từ nhiều vụ hỏa hoạn tại các tòa nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội cho thấy: Với những trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy hiện tại thì khi xảy ra cháy nổ, cách tốt nhất là người dân hãy trông chờ vào “bản lĩnh” của mình để... tự thoát thân.

    Thấp hay cao đều chung một nguy cơ… hỏa hoạn

    Phát triển nhà cao tầng đang là xu thế chung của các nước tiên tiến cũng như ở Việt Nam. Chính vì thế, yêu cầu về công tác PCCC cũng ngày càng trở nên bức thiết. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, xe thang chữa cháy của Hà Nội lại chỉ vươn được đến tầng 14.

    Ngoài ra, xe thang được cứu nạn người dân trong trường hợp không còn lối nào thoát, người già, người tàn tật, bị thương không tự thoát khỏi tòa nhà. Chính vì thế phương án tối ưu là những người khỏe mạnh phải tự tìm lối thoát cho bản thân!

    Anh Phùng Xuân Vượng, một người dân sống tại KĐT Cầu Giấy cho biết: Nếu tòa nhà cao tầng nào cũng áp dụng đủ yêu cầu về kỹ thuật thì bản thân nó có thể chữa cháy ngay từ khi phát hỏa và hoặc ít ra người dân cũng đủ thời gian để thoát ra ngoài.

    Theo tìm hiểu tại tòa nhà N3A, KĐT Trung Hòa – Nhân Chính thì hiện tòa nhà này có 130 hộ đang cư trú. Theo phản ánh của các hộ dân, từ khi đến ở, ngoài quyết định bán nhà, họ không nhận được bất kỳ thông báo hay tài liệu hướng dẫn nào của BQL tòa nhà về việc phòng chống cháy nổ.

    Đáng nói hơn, hệ thống chữa cháy tại khu nhà này lại đang khiến sự lo lắng của người dân tăng lên gấp bội.

    Ông Nguyễn Mậu Minh – Tổ trưởng tổ dân phố nhà N3A bức xúc: “Hệ thống bơm nước cứu hỏa ở đây đã không hoạt động từ lâu. Vừa rồi khu nhà bị mất nước, chúng tôi xuống mở máy bơm để lấy nước dùng. Máy thì chạy nhưng không thể hút được nước từ bể lên”.

    Tại các khu chung cư cao tầng, khi xảy ra cháy, bên cạnh lối thoát hiểm cầu thang bộ, mỗi phòng đều có ban công để lực lượng cứu hỏa có thể tiếp cận được. Tuy nhiên rất nhiều phòng trong khu tái định cư này, người dân đã tự ý dựng “chuồng cọp”, bịt kín hoàn toàn ban công. Đây là điều rất nguy hiểm nếu có hỏa hoạn xảy ra.

    Còn tại tòa nhà CT8 KĐT Định Công, cầu thang bộ bị chiếm dụng làm nơi tập kết đồ đạc, các hốc đặt công tơ điện luôn trong tình trạng “mở cửa”. Trên các trần ngoài hành lang, đèn được bật sáng trưng giữa ban ngày nhưng không có nắp bảo vệ an toàn, dưới tầng hầm loằng ngoằng những dây điện và rác (những vật dụng dễ cháy). Tại các lối ra vào, cầu thang máy, điểm đổ rác không có số điện thoại đường dây nóng về phòng cháy chữa cháy…

    Đó là các chung cư thương mại, còn tại các khu chung cư mini thì câu chuyện này càng thêm phần nghiêm trọng.

    Theo ghi nhận của chúng tôi tại một chung cư mini ở làng Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khả năng ứng phó với cháy nổ ở đây gần như… không có gì. Lối thoát duy nhất ở khu nhà 5,6 tầng là chiếc cầu thang bộ 2 người len qua nhau còn khó.

    Bà Nguyễn Lan Anh, một hộ dân sống gần khu chung cư mini lo lắng: Khu nhà này xây đối diện của gia đình trong ngõ nhỏ, các tầng trên thậm chí còn cơi nới khoảng không sát sạt đến mức nhà đối diện không mở nổi cửa sổ ra. Việc mất không gian thoáng đãng hàng ngày đã khiến các hộ dân xung quanh bực mình.

    Nhưng lo lắng nhất chính là việc nếu chẳng may hỏa hoạn thì chắc chắn với kiểu xây thế này, lửa sẽ bén nhanh sang nhà đối diện.

    Bà Lan Anh cho rằng, lúc xảy ra những chuyện không may thì với các chung cư thương mại, có chủ đầu tư là doanh nghiệp lớn còn có thể hỏi trách nhiệm, chứ nhà dân xây kiểu tự phát thế này thì người dân chắc chỉ còn biết… nhìn nhau mà khóc.

    Như vậy có thể thấy rằng, dù là chung cư thương mại hay chung cư mini thì vấn đề phòng chống cháy, nỗ vẫn là nguy cơ thường trực, rình rập cuộc sống của người dân.

    Yếu từ thực tế đến lý thuyết

    Cảnh sát PCCC cũng bó tay với các tòa nhà cao trên... 14 tầng.


    Phòng chống cháy nổ là công tác có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mô hình nhà chung cư cũng như sự phát triển bền vững của đô thị. Tuy nhiên, thông tin từ Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, TP Hà Nội hiện chỉ có 2 xe thang 30m, 2 xe thang 50m tương đương khoảng 14 – 15 tầng. Và xe thang chỉ để phục vụ mục đích đưa chiến sĩ, phương tiện chữa cháy lên trên cao là chính.

    Thậm chí, theo tìm hiểu của chúng tôi, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn PCCC cho nhà siêu cao tầng (nhà cao trên 30 tầng) mà chỉ có tiêu chuẩn PCCC cho nhà cao tầng, tiêu chuẩn 60, 61 (tiêu chuẩn bắt buộc đảm bảo yêu cầu về mặt bằng, giao thông xung quanh, giao thông bên ngoài, bên trong, yêu cầu về cầu thang máy, cầu thang bộ, hệ thống thiết bị PCCC).

    Ngoài ra, tại tiêu chuẩn 323:2004 (TC XDVN – nhà cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế) cũng chỉ mới xác định nhà cao tầng theo độ cao 25-100m, tương đương với nhà 30 tầng. Theo đó, tiêu chuẩn nhà siêu cao tầng (trên 30 tầng) hiện nay đang áp dụng tiêu chuẩn về xây dựng, PCCC của nước ngoài.

    Thượng tá Nguyễn Văn Sơn – Trưởng phòng Hướng dẫn PCCC Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết: Đối với các công trình cao tầng nói chung trên địa bàn Hà Nội, nhất là những tòa nhà có độ cao mà xe thang không với tới thì chủ đầu tư, BQL các tòa nhà phải thực hiện tốt công tác phòng ngừa hỏa hoạn.

    Cụ thể, phải có các đội chữa cháy tại chỗ, thường xuyên huấn luyện công tác phòng cháy và chữa cháy. Đồng thời cần được lắp đặt họng nước chữa cháy để có thể sử dụng kịp thời và cung cấp nguồn nước cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

    Năm 2010, Phòng Cảnh sát PCCC Hà Nội (tiền thân của Sở Cảnh sát PCCC) phối hợp với các sở Xây dựng, Quy hoạch – kiến trúc, Kế hoạch – đầu tư và UBND các phường, xã tổ chức kiểm tra 368 nhà chung cư từ 7 tầng trở lên, trong đó 80 nhà từ 7-9 tầng và 288 nhà trên 10 tầng, qua đó xác định có 1.200 lỗi về an toàn PCCC.

    Trong các nhà cao tầng này chỉ 22 nhà có đèn chiếu sáng sự cố, 21 nhà có đèn chỉ dẫn thoát nạn nhưng hoạt động không đảm bảo, 178 nhà có hệ thống thu rác nhưng chỉ có 70 nhà đảm bảo yêu cầu về PCCC. Đối với quy định về bể nước cứu hỏa để xe chữa cháy có thể hút nước thì chỉ có 119 nhà có bể nước có thể sử dụng cho cứu hỏa.

    Theo đánh giá của Phòng Cảnh sát PCCC Hà Nội ở thời điểm năm 2010, kết quả kiểm tra cho thấy tại các chung cư đều chưa xây dựng phương án chữa cháy, không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn khi có cháy nổ xảy ra.

    Về hồ sơ quản lý công tác PCCC, các chủ đầu tư có biểu hiện thiếu trách nhiệm, chưa phân công cán bộ chuyên trách lưu giữ hồ sơ, không bổ sung, cập nhật thường xuyên theo quy định.

    Hệ thống thang máy của các chung cư chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện đại như khi xảy ra cháy có thể dừng lại ngay hoặc chỉ chạy tới tầng gần nhất, điều này khó đảm bảo khả năng thoát nạn của người bên trong. Kết thúc đợt kiểm tra này mới chỉ có 172 nhà chung cư cao tầng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC.

    Theo Baomoi.com

  2. #2
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts

+ Trả lời Chủ đề

Bookmarks

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình