Bây giờ có vấn đề như thế này. Nhà xưởng thuê họ muốn làm riêng 1 hệ bơm khác. Vậy anh cho em hỏi là có thể dùng chung bể nước được không? 1 bể nước cho 2 nhà xưởng với 2 hệ bơm riêng. Hay là phải làm thêm 1 bể nước nữa. Giúp em với nhé. ^^
Bây giờ có vấn đề như thế này. Nhà xưởng thuê họ muốn làm riêng 1 hệ bơm khác. Vậy anh cho em hỏi là có thể dùng chung bể nước được không? 1 bể nước cho 2 nhà xưởng với 2 hệ bơm riêng. Hay là phải làm thêm 1 bể nước nữa. Giúp em với nhé. ^^
Bể nước dùng chung vẫn được nhé bạn, chỉ là cần lưu ý về vấn đề hồ sơ xin phép thôi.
Meo Rom (07-31-2013)
Theo mình thì bể nước là dùng chung được nếu hệ thống bạn thiết kế thêm giống với thiết kế hiện hữu vd sp-vách tường vì tiêu chuẩn chỉ giả định tính toán cho một đám cháy.
Anh cho em xin một bản anh nhé. cảm ơn nah nhiều. mail của em
Về cách tính toán hệ thống Sprinkler. Ví dụ nhà xưởng có sản phẩm thuộc nhóm III thì diện tích bảo vệ là 360m2, cường độ phun là 0.3l/s.m2, tính dc lượng nước là 0.3*360=108l/s = 388,8m3/h. Vậy thì bơm mình chọn phải có Q=388,8m3/h, bể nước dự trữ 1h cũng là 388m3. Như vậy nêu kho đó bự thiệt bự vẫn là con số đó, mà nếu cái kho nhỏ xíu vẫn là con số đó à? Mọi người chỉ giúp em với. Em hơi thắc mắc vấn đề này.
Mình nghỉ thì không phải như vậy đâu bạn, nhà xưởng của bạn diện tích bao nhiêu? Vd diện tích đó >= 360 m2 thì lưu lượng phải như bạn tính ngĩa là ít nhất số head trong diện tích 360 m2 đó giả định cùng phun 1 lúc. 1 haed bảo vệ 12m2=>cần >= 30 head
nếu dùng head k=11,2 có lưu lượng 161,3lmp thì cần 108/(161,3/60) = 41 head.
Đây là ý kiến của mình mọi người góp ý nhé, mình cũng làm tk nhưng theo tiêu chuẩn nhật ít làm ct ở VN mà bên mình chỉ dạy thiết kế theo tiêu chuẩn bên đó, muốn tìm hiểu tiêu chuẩn VN mong mọi người giúp đỡ.
Dung tích bể nước chữa cháy
Với quy mô công trình, theo TCVN 2622-1995, ta tính cho 01 đám cháy:
QCT = QVT + QTN + QSP
Trong đó: QVT –là lưu lượng nước chữa cháy vách tường;
QTN ¬– là lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà;
QSP ¬– là lưu lượng nước chữa cháy Sprinkler;
Dung tích nước chữa cháy của bể nước là: VSprinkler + Vvách tường + VTrụ
- Xác định VSprinkler :
+ Công trình thuộc nguy cơ cháy thấp, cường độ phun là 0,08 l/m2.s ; diện tích được bảo vệ bởi 1 Sprinkler là 12 m2; Diện tích để tính lưu lượng nước là 120 m2 ; Thời gian phun chữa cháy là 30 phút. Khoảng cách tối đa giữa các Sprinkler là 4m.
Vậy : QSP = 0,08 * 120 = 9,6 l/s = 34,56 m3/h
Thời gian chữa cháy là 30 phút, vậy VSprinkler = 17,28 m3
- Xác định VTrụ :
Lưu lượng của trụ chữa cháy ngoài nhà là 10 l/s = 36 m3/h
Thời gian chữa cháy là 3 giờ Vậy : VTrụ = 36 * 3 = 108 m3
- Xác định Vvách tường:
Căn cứ bảng 12 TCVN 2622-1995, đối với công trình này, ta tính cho một đám cháy có 02 lăng phun tới, vậy: Qvách tường = 2 x 2,5 = 5 l/s = 18 m3/h
Thời gian chữa cháy là 3 giờ Vậy : Vvách tường = 18 * 3 = 54 m3
Vậy Dung tích nước chữa cháy của bể nước là: VSprinkler + Vvách tường + VTrụ = 17,28+ 108 + 54 = 179,28 m3
Last edited by vanngeonhuxua; 07-31-2013 at 08:30 PM.
Ý mình là diện tích nhỏ nhưng vẫn lớn hơn 360m2, nhà kho của bên mình là 780m2. với nhà kho 780m2 vẫn cần bể nước là 388m3 (theo tính toán ở trên), và nhà kho 5000m2 vẫn cần bể nước như vậy à?
Mình bị sếp bắt chổ này nè. Ổng kêu tại sao bể nước phải là tổng của các hệ vách tường, sprinkler và ngoài nhà mà ko lấy bể nước theo hệ nào cần nhiều nước nhất, tiêu chuẩn chổ nào quy định phải cộng tổng như vậy chỉ cho ổng xem. hic hic. Đang nghiên cứu lại 2622 nè cả nhà.
Last edited by Meo Rom; 08-01-2013 at 11:01 AM.
Tiêu chuẩn nào bạn đã tìm thấy chưa? Nhưng bạn có thể giải thích thế này cho xếp: các hệ thống coi như độc lập với nhau, giả sử khi cháy hệ thống sp hoạt động nếu bể nước chỉ tính cho sp thôi thì lượng nước chỉ đủ cho hệ sp hoạt động thôi, nếu dùng thêm những hệ khác nữa thì chẳng bao lâu mà hết nước.! Nếu dùng bơm chung thì lưu lượng là tổng của tất cả các hệ nhé. Hjc ở VN bắt tính rõ nhiều nhưng khi cháy thì....
Để mình đọc tc nếu thấy ở chổ nào mình chỉ cho.
Bookmarks