cây cảnh để bàn amply karaoke jarguar Video chi tiết hướng dẫn cách mua thẻ zing bằng sms giá rẻ, chiết khấu cao, ưu đãi khủng. Bơm hỏa tiễn Ví da bò nam Túi nilon HDPE cong ty in poster camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
PCCC đối với các dạng cơ sở
+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14

Chủ đề: PCCC đối với các dạng cơ sở

  1. #1
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts

    PCCC đối với các dạng cơ sở

    Đối với cơ sở

    Theo Điều 20 - Luật Phòng cháy và chữa cháy.

    1- Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải thực hiện các yêu cầu cơ bản sau đây:

    a) Có quy định, nội quy về an toàn phòng cháy và chữa cháy;

    b) Có các biện pháp về phòng cháy;

    c) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở;

    d) Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy;

    đ) Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan;

    e) Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

    g) Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

    2- Đối với cơ sở khác thì thực hiện các yêu cầu về phòng cháy nêu tại khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó.

    3- Những đối tượng nêu tại các điều từ Điều 21 đến Điều 28 của Luật này, ngoài việc thực hiện các yêu cầu về phòng cháy quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện các biện pháp đặc thù về phòng cháy và chữa cháy cho từng đối tượng đó.


    Theo Điều 9- Nghị định 35/2003/NĐ-CP.

    1. Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

    a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;

    b) Có quy định phân công chức trách, nhiệm vụ công tác phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở và tổ chức thực hiện;

    c) Có văn bản đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

    d) Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nơi sử dụng lửa, phát sinh nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

    đ) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

    e) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có phương án chữa cháy, thoát nạn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    g) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy tại cơ sở theo quy định;

    h) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

    2. Đối với cơ sở khác thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó.

    3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Đối với các cơ sở quy định tại phụ lục 2 Nghị định này trước khi đưa vào hoạt động phải được Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

    Bộ Công an quy định cụ thể mẫu "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy", thủ tục cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy".

  2. #2
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

    Theo Điều 11- Nghị định 35/2003/NĐ-CP.

    Mỗi hộ gia đình phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

    1. Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

    2. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

    3. Có dự kiến tình huống cháy, thoát nạn và biện pháp chữa cháy; có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động của hộ gia đình và bảo đảm về số lượng, chất lượng theo hướng dẫn của Bộ Công an.

  3. #3
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Đối với khu dân cư

    Theo Điều 17 - Luật Phòng cháy và chữa cháy.

    1- Đối với nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

    2- Đối với thôn, ấp, bản, tổ dân phố phải có các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy; có giải pháp ngăn cháy; có phương án, lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phải có đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.


    Theo Điều 10- Nghị định 35/2003/NĐ-CP.

    Khu dân cư phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

    1. Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư;

    2. Có thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư xây dựng mới;

    3. Hệ thống điện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

    4. Có phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng theo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có giải pháp chống cháy lan; có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy theo quy định; có phương án chữa cháy, thoát nạn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    5. Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;

    6. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

  4. #4
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Đối với phương tiện giao thông cơ giới

    Theo Điều 18 - Luật Phòng cháy và chữa cháy.

    1- Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

    2- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan đăng kiểm chỉ cấp chứng chỉ đăng kiểm khi đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy xác nhận đủ điều kiện; các phương tiện trên khi đóng mới hoặc cải tạo phải được duyệt thiết kế.

    Chính phủ quy định các loại phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    3- Phương tiện giao thông cơ giới của tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    4- Chủ sở hữu phương tiện, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện.


    Theo Điều 12- Nghị định 35/2003/NĐ-CP.

    1. Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

    a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện;

    b) Quy trình vận hành phương tiện, hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu , việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hoá trên phương tiện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

    c) Người điều khiển phương tiện, người làm việc hoặc phục vụ trên phương tiện phải có chứng nhận của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã qua huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

    d) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu tính chất, đặc điểm của phương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy.

    2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm tàu thuỷ, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng dầu, chất lỏng dễ cháy khác, khí cháy, vật liệu nổ, hoá chất có nguy hiểm cháy, nổ phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải và cơ quan đăng kiểm chỉ cấp chứng chỉ đăng kiểm sau khi Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh xác nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    3. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển xăng dầu, khí cháy, vật liệu nổ; chất lỏng khác dễ cháy, chất rắn dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hoá chất có nguy hiểm cháy, nổ quy định tại phụ lục 3 Nghị định này phải có "Giấy phép vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ" do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp.

    Bộ Công an quy định cụ thể mẫu và thủ tục cấp "Giấy phép vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ".

  5. #5
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Yêu cầu phòng cháy và chữa cháy khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

    Theo Điều 13- Nghị định 35/2003/NĐ-CP.



    Khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau đây:

    1. Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh;

    2. Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy;

    3. Hệ thống cấp nước bảo đảm việc cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy;

    4. Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở khu vực trung tâm, thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc và có đủ diện tích bảo đảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an;

    5. Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

  6. #6
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiết kế xây dựng công trình

    Theo Điều 14- Nghị định 35/2003/NĐ-CP

    Khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình phải có các giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau đây:

    1. Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh;

    2. Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp đảm bảo ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác;

    3. Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trình và bố trí các hệ thống, máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

    4. Hệ thống thoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung , cửa, lối đi, cầu thang dành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, thiết bị thông gió và hút khói, thiết bị cứu người, thiết bị báo tín hiệu bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy;

    5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy đảm bảo yêu cầu phục vụ chữa cháy;

    6. Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác bảo đảm số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình;

    7. Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

  7. #7
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Phòng cháy đối với đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao

    Theo Điều 21 - Luật Phòng cháy và chữa cháy.

    1- Tại đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên trách; phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu.

    2- Tổ chức, cá nhân hoạt động trong các khu quy định tại khoản 1 Điều này phải có phương án bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên trách hoặc bán chuyên trách.

  8. #8
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Phòng cháy trong khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hoá khác nguy hiểm về cháy, nổ


    Theo Điều 22 - Luật Phòng cháy và chữa cháy.

    1- Tại nơi khai thác dầu mỏ, khí đốt phải có các thiết bị phát hiện và xử lý rò rỉ khí cháy; phải có các phương án phòng cháy và chữa cháy cho từng công trình và cho cả cụm công trình liên hoàn.

    2- Tại kho chứa, hệ thống vận chuyển sản phẩm dầu mỏ, khí đốt và công trình chế biến dầu mỏ, khí đốt phải có hệ thống báo và xử lý nồng độ hơi xăng dầu, khí; phải có biện pháp chống sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống.

    3- Tại cửa hàng kinh doanh sản phẩm dầu mỏ, khí đốt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình liền kề. Việc vận chuyển, xuất, nhập sản phẩm dầu mỏ, khí đốt phải tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.

    4- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cung ứng, vận chuyển vật tư, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ phải có chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; phải in các thông số kỹ thuật trên nhãn hàng hoá và phải có bản hướng dẫn an toàn về phòng cháy và chữa cháy bằng tiếng Việt.

    5- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ phải qua huấn luyện và có chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.

    6- Dụng cụ, thiết bị vận chuyển, phương tiện sử dụng sản phẩm dầu mỏ, khí đốt phải bảo đảm an toàn về cháy, nổ.

  9. #9
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Phòng cháy đối với công trình cao tầng, công trình ngầm, đường hầm, công trình trên mặt nước và công trình khai thác khoáng sản khác

    Theo Điều 23 - Luật Phòng cháy và chữa cháy.


    1- Đối với công trình cao tầng phải có thiết bị chống tụ khói, lan truyền khói và hơi độc do cháy sinh ra; phải có phương án thoát nạn, bảo đảm tự chữa cháy ở những nơi mà phương tiện chữa cháy bên ngoài không có khả năng hỗ trợ.

    2- Đối với công trình trên mặt nước có nguy hiểm về cháy, nổ phải có các phương án, lực lượng, phương tiện để tự chữa cháy và chống cháy lan.

    3- Đối với công trình ngầm, đường hầm, công trình khai thác khoáng sản khác phải trang bị phương tiện để phát hiện và xử lý khí cháy, khí độc; phải có hệ thống thông gió và các điều kiện bảo đảm triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người và chữa cháy.

  10. #10
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Phòng cháy trong sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện


    Theo Điều 24 Luật Phòng cháy và chữa cháy.


    1- Tại nhà máy điện, trạm biến áp, trạm phân phối điện phải có biện pháp chủ động xử lý sự cố gây cháy.

    2- Khi thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống điện và thiết bị điện phải theo đúng tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    3- Thiết bị, dụng cụ điện được sử dụng trong môi trường nguy hiểm về cháy, nổ phải là loại thiết bị, dụng cụ an toàn về cháy, nổ.

    4- Cơ quan, tổ chức và cá nhân cung ứng điện có trách nhiệm hướng dẫn biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy cho người sử dụng điện.

+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối

Bookmarks

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình