cây cảnh để bàn amply karaoke jarguar Video chi tiết hướng dẫn cách mua thẻ zing bằng sms giá rẻ, chiết khấu cao, ưu đãi khủng. Bơm hỏa tiễn Ví da bò nam Túi nilon HDPE cong ty in poster camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
Hỏi về tủ điều khiển bơm chữa cháy?
+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 7 của 7

Chủ đề: Hỏi về tủ điều khiển bơm chữa cháy?

Hybrid View

  1. #1
    Junior Member
    Thành viên thứ
    22
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    26
    Thanks
    7
    Thanked 2 Times in 2 Posts

    Hỏi về tủ điều khiển bơm chữa cháy?

    Em đang thiết kế hệ thống PCCC cho nhà máy. Hệ thống chữa cháy của là hệ thống cấp nước ngoài nhà và trong nhà. Em sử dụng 03 bao gồm 1 bơm điện, 1 bơm Diesel, 1 bơm điện bù áp. Thông thường 3 bơm này sẽ dùng chung 1 tủ điều khiển bơm, nhưng chủ đầu tư yêu cầu tách riêng ra mỗi bơm 1 tủ. Hiện tại em không biết cấu của tủ điều khiển bơm bao gồm những bộ phận gì? (ví dụ: bộ sạc bình tự động, nguồn điện cung cấp cho tủ, cách khởi động bơm từ tủ,....) và tủ điều khiển bơm điện khác gì so với tủ điều khiển bơm Diesel.
    Yêu cầu các bơm của em là: Khởi động tự động và bằng tay. Đèn báo trạng thái hoạt động của các bơm. Các bác giúp em với :geek:

  2. #2
    Member katsuka's Avatar
    Thành viên thứ
    13
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    14
    Thanks
    0
    Thanked 6 Times in 3 Posts
    Vấn đề bạn hỏi có lẽ cũng là vấn đề chung hay gặp phải. Khi thiết kế cần phải hiểu bạn đang thiết kế cái gì hay sát thực hơn là đang làm gì!

    Trước hết phải hiểu hệ bơm chữa cháy:
    - Bơm bù áp: Là bơm dùng để duy trì áp lực đường ống, hoạt động bằng điện 3 pha 400VAC/50Hz. Như thế để bơm bù áp chạy phải thiết kế mạch khởi động cho motor bơm bù áp. Nó có thể là khởi động trực tiếp (DOL), khởi động sao tam giác (Y/D) tùy theo công suất. Các khởi động điện tử thường không được khuyến khích dùng trong hệ bơm chữa cháy vì thiết bị điện tử hay gặp lỗi bất thường.
    - Bơm điện: Khi có cháy, nhu cầu nước dùng rất lớn, bơm điện sẽ chạy trong trường hợp này. Do đó khi thiết kế bơm này, người ta thường chọn bơm có lưu lượng và cột áp rất lớn nên công suất bơm này cũng lớn theo. Mạch khởi động của bơm này thường là loại Y/D.
    - Bơm diesel: Nếu bạn dùng theo các chuẩn NFPA thì có bơm diesel. Còn nếu chọn theo chuẩn BS thì sẽ là bơm điện. Bơm Diesel thực chất là một bơm nước có đầu kéo là động cơ diesel. Để kích hoạt động cơ diesel chạy thì phải có một tiếp điểm khởi động! Thường tiếp điểm này là một công tắc áp lực. Bạn không cần phải cấp điện cho bơm Diesel vì nó hoạt động do bình dầu trữ trong của bơm. Bơm diesel cũng có một bảng điều khiển riêng và nguồn nuôi chính là các ắc quy nên bạn phải cấp một nguồn điện để nuôi các ắc quy này.

    Như thế, việc bạn cần làm là làm một panel có chức năng sau:
    - Khởi động được bơm bù áp
    - Khởi động được bơm điện
    - Khởi động được bơm diesel

    Ngoài ra, nếu cần thì panel có thể kiểm tra trạng thái công tắc áp lực, trạng thái đầy hay thấp của bồn đầu diesel,... Cái này thì tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư,... . Tuy nhiên nhu cầu lắp đặt bơm diesel cho công trình phụ thuộc vào tính chất nguy hiểm của công trình:

    + Nếu công trình có máy phát điện dự phòng ( stand by) thì bơm diesel là ko cần thiết.
    + Nếu công trình không sử dụng máy phát điện dự phòng thì phải tính tới trường hợp bơm diesel cho hệ thống PCCC.

  3. The Following User Says Thank You to katsuka For This Useful Post:

    Khanh114 (04-27-2012)

  4. #3
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Ý kiến của bạn rất hay. Mình xin bổ sung:

    - Tính toán mạch động lực cấp nguồn cho bơm điện bao gồm: cáp điện, aptomat, contactor, rơle nhiệt (đối với bơm công suất lớn dùng sơ đồ khởi động Y/D, bơm bù áp thường khởi động trực tiếp DOL vì công suất nhỏ).
    - Thiết kế mạch điều khiển: Thông thường, cần dùng 2 bơm (1 bơm chính và 1 dự phòng) để cấp nước chữa cháy, do vậy cần thiết kế mạch điều khiển có khả năng tự khởi động bơm dự phòng trong trường hợp bơm chính bị sự cố (khi có cháy, bơm chính bắt đầu làm việc trong khi bơm dự phòng nghỉ làm việc). Ngoài ra, cần lưu ý bơm bù áp chỉ khởi động trong trường hợp bơm chính/bơm dự phòng làm việc đồng thời tiếp điểm của rơle áp lực tác động .
    - Việc thiết kế tủ điều khiển riêng đối với mỗi bơm là không cần thiết mà nên đấu chung trong một tủ để thuận tiện cho việc đấu nối, kiểm tra và điều khiển, ngoài ra, để đảm bảo an toàn và tính cơ động cần thiết kế mạch điều khiển xa song song với hệ thống mạch điều khiển tại chỗ với 2 chế độ bằng tay và tự động (dùng khoá chuyển mạch).

  5. #4
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Đơn giản thế này thôi

    - Bơm bù áp: ví dụ khi thiết kế hệ thống áp suất 8-10 bar có nghĩa là bơm cut in 8 bar và cut out 10 bar. Nó tự khởi động lấy tín hiệu công tắt áp suất hệ thống nên chỉ cần thiết kế mạch điện đơn giản.

    - Bơm điện: tự khởi động lấy tín hiệu công tắc áp suất hệ thống nếu áp hệ thống giảm xuống 6 bar (ví dụ khi thiết kế hệ thống áp suất 8-10 bar). Có nghĩa là nước trong hệ thống bị giảm, ta ngừng bơm bằng tay tại tủ điều khiển. Trước khi ngừng áp hệ thống phải lớn hơn 6 bar. Nguồn cung cấp cho bơm 400v 3 pha.

    - Bơm diesel: tự khởi động và khởi động tại tủ điều khiển hoặc động cơ, lấy tín hiệu công tắc áp suất hệ thống nếu áp hệ thống giảm xuống 4 bar (ví dụ khi thiết kế hệ thống áp suất 8-10 bar).Trước khi ngừng áp hệ thống phải lớn hơn 4 bar. Lý do dùng thêm bơm diesel là rõ ràng: nguyên tắc chữa cháy khu vực nào cháy phải cô lập nguồn điện trước khi phun nước.

    Kết:
    - Hệ thống PCCC là hệ thống quan trọng và ưu tiên nên thường bắt buộc để chế độ Auto, do đó việc chia ra các tủ khác nhau là không cần thiết. Nếu muốn có thể lắp thêm rất nhiều Panel mở rộng chỉ bao gồm đèn và nút nhấn điểu khiển ở rất nhiều nơi hoạt động song song với tủ bơm chính, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật!
    - Các bơm chung 1 tủ điện thì dẽ dàng giám sát chéo nhau, nên không có chuyện 3 bơm chạy cùng 1 lúc.

  6. #5
    Junior Member
    Thành viên thứ
    1542
    Ngày tham gia
    Jan 2013
    Bài viết
    1
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Các bác giúp mình với. mình không biết phải làm sao để thiết kế mạch khởi động bơm diesel nữa. tủ PCCC của mình 3 bơm. bơm điện và bơm bù áp thì ok rồi , còn cái bơm diesel, dùng 1 bộ sạc , acquy , 2 relay trung gian , timer ondelay, 2 chế độ man/auto . các bác có sơ đồ mạch giúp em với . thanks rất nhìu. gởi bản vẽ qua mail của mình . rất cám ơn

  7. #6
    Member Quốc An's Avatar
    Thành viên thứ
    20490
    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    74
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Theo tiêu chuẩn PCCC thì tủ điều khiển bơm chữa cháy phải có 2 chức năng đó là tự động và điều khiển bằng tay, còn việc lắp chung hay lắp riêng mỗi bơm 1 tủ điều khiển thì tùy thuộc yêu cầu của CĐT.
    Theo mình nên để 1 tủ điều khiển cả 3 bơm như vậy thuận tiện cho việc đấu dây và vận hành rất nhiều.
    Công ty Cổ phần giải pháp Việt An
    Địa chỉ: Số 2, đường 4 khu tập thể F361, An Dương, Tây Hồ, Hà Nội
    - Tư vấn thiết kế hệ thống PCCC
    - Cung cấp thiết bị PCCC
    - Thi công hệ thống PCCC
    - Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC

    Nhà phân phối hệ thống báo cháy hãng Advaned/ UK hàng đầu thế giới tại Việt Nam
    http://emea.advancedco.com/
    http://vietanjsc.vn/
    Email: An.quoc@vietanjsc.vn
    Phone: 0977 499 789

  8. #7
    Junior Member
    Thành viên thứ
    23885
    Ngày tham gia
    Feb 2014
    Bài viết
    2
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Hi Bạn!

    Theo như kinh ngiệm làm việc thì mỗi bơm 1 tủ Đk vẫn tốt và an toàn hơn. Tuy nhiên vấn đề ở đây là : Chi phí cao, chiếm diện tích.....
    Tuy nhiên, với hệ thốngPCCC hệ thống bơm là trái tim còn tủ điều khiển là bộ óc. Với phương án 3 bơm 1 tủ thì khi xảy ra sự cố với tủ ĐK thì hệ thống hoàn toàn tê liệt. Do dó khi phân ra làm 3 tủ ĐK cho 3 bơm thì khi 1 tủ gặp sự cố thì các tủ các còn hoạt động.
    Hơn nữa, vấn đề khắc phục sự cố, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống tủ ĐK. Nếu 3 bơm 1 tủ thì khi thực hiện thao tác này thì phải shut-down hệ thống bơm PCCC.

+ Trả lời Chủ đề

Bookmarks

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình