Jindo
04-26-2012, 04:38 PM
Hệ thống báo cháy có địa chỉ khác với Hệ thống Báo Cháy Qui ước ở phương pháp xử lý tín hiệu, có tốc độ nhận dạng linh hoạt hơn, thông minh hơn, và phạm vi kiểm soát lớn hơn.
Nó kết hợp kỹ thuật vi tính và kỹ thuật truyền dữ liệu hiện đại để giám sát và điều khiển hệ thống - xứng đáng là một hệ thống thông minh, được chọn áp dụng ở qui mô vừa hoặc lớn, hoặc cho những hiện trường phúc tạp.
Trong một hệ thống báo cháy analog có địa chỉ, những đầu báo cháy nối kết nhau, được chạy thành loop chung quanh hiện trường, mỗi đầu báo có một địa chỉ riêng. Hệ thống có thể có một hay nhiều loop, tùy kích cỡ hệ thống và yêu cầu thiết kế.
Tủ điều khiển liên lạc với từng đầu báo một cách độc lập, và liên tục nhận báo cáo về trạng thái hoạt động của đầu báo: trạng thái bình thường, trạng thái báo động, hoặc trạng thái lỗi kỹ thuật.
Vì mỗi đầu báo có một địa chỉ độc lập, nên tủ điều khiển báo cháy có thể hiển thị chính xác vị trí của thiết bị có vấn đề, nhờ đó nhanh chóng định vị sự cố liên quan.
Bên trong đầu báo địa chỉ, tự nó có những bộ phận "thông minh" có khả năng dự báo "phòng xa" trước khi báo tình trạng cháy thật hoặc trouble thật xảy ra, chẳng hạn nó truyền tín hiệu báo cho biết đầu báo có nhiều bụi bặm bám ở mức độ đã xác định trước.
Đầu báo có địa chỉ cũng truyền tín hiệu cảnh báo sớm khi phát hiện khói - nhiệt ở mức đã được lập trình trước...
Hệ thống báo cháy địa chỉ cũng có thể kết hợp các thiết bị báo cháy loại quy ước (conventional).
Nhiệm vụ của các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy
* Control Panel: Trung tâm điều khiển hệ thống.
Nơi hiển thị những thông tin liên quan đến trạng thái hoạt động của hệ thống. Khi có báo động hoặc có lỗi kỷ thuật, nó báo cho biết CHÍNH XÁC ĐỊA CHỈ nơi nào đang xảy ra sự cố, đồng thời hiển thị thông tin ấy trên màn hình tinh thể lỏng, nhờ đó con người có thể nhanh chóng chọn biện pháp đối phó thích hợp.
Control Panel nhận tín hiệu ngõ vào từ các thiết bị khởi báo (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, công tắc khẩn...) và phát ra các tín hiệu tới các ngõ ra (chuông, còi, loa phóng thanh, đèn báo cháy...)
Hàng trăm thiết bị khởi báo (với mỗi thiết bị một địa chỉ) có thể nối chung vào một mạch dây và chạy về tủ trung tâm, tạo thành 1 loop. Điều này giúp cho việc chạy dây trở nên đơn giản, tiết kiệm phí tổn đáng kể. Mối tủ trung tâm có thể quản lý nhiều loop.
* Annuciator (Bộ hiển thị phụ):
Tại những hiện trường rộng lớn, nơi mà việc hiển thị thông báo cháy cần thông báo tại một vị trí, thì dùng Annuciator như là một hiển thị bổ sung.
Control Panel là nơi hiển thị thứ nhất
Annuciator là nơi hiển thị thứ hai.
Có thể kết nối cùng lúc nhiều Annuciator.
* Đầu báo khói (Địa chỉ):
Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu sẽ có khói xuất hiện như là dấu hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra.
Khói phát ra từ nguồn cháy, bay lên cao, xâm nhập vào bầu cảm ứng của đầu báo khói và kích hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy.
Đầu báo khói phổ biến hiện nay là đầu báo khói quang điện (photoelectric), spot hoặc beam.
Mỗi đầu báo khói địa chỉ được xác lập một "địa chỉ" riêng, nhờ đó, khi có sự cố, nó tự báo cho tủ trung tâm biết chính xác vị trí của nó được lắp trong hệ thống. Thí dụ đầu báo khói được lắp đặt tại phòng 504 trong một khách sạn, sau khi bị kích hoạt, nó sẽ hiển thị thông tin đầy đủ tại Panel để chủ nhân hệ thống biết chính vị trí của nó bị kích hoạt.
* Đầu báo nhiệt (Địa chỉ):
Nó cũng có những đặc điểm về địa chỉ như đầu báo khói. Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu rằng hơi nóng (nhiệt) xuất hiện trong bầu không khí chung quanh đầu báo như là dấu hiệ đầu tiên khi có cháy xảy ra.
Nhiệt phát ra từ nguồn cháy, kích hoạt bộ phận cảm nhiệt của đầu báo khói, và kích hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy.
Có 2 loại đầu báo nhiệt: đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng.
Đầu báo nhiệt cố định kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó tăng lên tới một ngưỡng đã được xác định trước, thí dụ 58 độ C, 68 độ C, 108 độ C chẳng hạn.
Còn đầu báo nhiệt gia tăng thì kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó đột ngột tăng lên bất thường trong một khoảng thời gian ngắn, thí dụ tăng đột ngột 6 độ C/phút, 8 độ C/phút.
* Đầu báo lửa:
Phát hiện tia cực tím phát ra từ ngọn lửa. Nó rất nhạy cảm với tia lửa, thường được dùng tại những môi trường vô cung nhạy cảm, dễ bắt lửa, thí dụ như kho chứa xăng dầu.
* Công tắc khẩn:
Nếu những thiết bị khởi báo trên là loại thiết bị kích hoạt tự động, thì công tắc khẩn là loại thiết bị kích hoạt thủ công.
Nói cách khác, con người có thể chủ động kích hoạt tín hiệu báo cháy bằng cách tác động vào thiết bị này mỗi khi chính mình tận mắt phát hiện cháy trước khi các thiết bị báo cháy tự động được khởi kích.
* Chuông-Còi-Loa phóng thanh-Đèn báo cháy:
Thông báo sự cố cháy cho những người đang sinh hoạt trong khu vực có ảnh hưởng biết để tìm lối thoát hiểm.
Nó kết hợp kỹ thuật vi tính và kỹ thuật truyền dữ liệu hiện đại để giám sát và điều khiển hệ thống - xứng đáng là một hệ thống thông minh, được chọn áp dụng ở qui mô vừa hoặc lớn, hoặc cho những hiện trường phúc tạp.
Trong một hệ thống báo cháy analog có địa chỉ, những đầu báo cháy nối kết nhau, được chạy thành loop chung quanh hiện trường, mỗi đầu báo có một địa chỉ riêng. Hệ thống có thể có một hay nhiều loop, tùy kích cỡ hệ thống và yêu cầu thiết kế.
Tủ điều khiển liên lạc với từng đầu báo một cách độc lập, và liên tục nhận báo cáo về trạng thái hoạt động của đầu báo: trạng thái bình thường, trạng thái báo động, hoặc trạng thái lỗi kỹ thuật.
Vì mỗi đầu báo có một địa chỉ độc lập, nên tủ điều khiển báo cháy có thể hiển thị chính xác vị trí của thiết bị có vấn đề, nhờ đó nhanh chóng định vị sự cố liên quan.
Bên trong đầu báo địa chỉ, tự nó có những bộ phận "thông minh" có khả năng dự báo "phòng xa" trước khi báo tình trạng cháy thật hoặc trouble thật xảy ra, chẳng hạn nó truyền tín hiệu báo cho biết đầu báo có nhiều bụi bặm bám ở mức độ đã xác định trước.
Đầu báo có địa chỉ cũng truyền tín hiệu cảnh báo sớm khi phát hiện khói - nhiệt ở mức đã được lập trình trước...
Hệ thống báo cháy địa chỉ cũng có thể kết hợp các thiết bị báo cháy loại quy ước (conventional).
Nhiệm vụ của các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy
* Control Panel: Trung tâm điều khiển hệ thống.
Nơi hiển thị những thông tin liên quan đến trạng thái hoạt động của hệ thống. Khi có báo động hoặc có lỗi kỷ thuật, nó báo cho biết CHÍNH XÁC ĐỊA CHỈ nơi nào đang xảy ra sự cố, đồng thời hiển thị thông tin ấy trên màn hình tinh thể lỏng, nhờ đó con người có thể nhanh chóng chọn biện pháp đối phó thích hợp.
Control Panel nhận tín hiệu ngõ vào từ các thiết bị khởi báo (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, công tắc khẩn...) và phát ra các tín hiệu tới các ngõ ra (chuông, còi, loa phóng thanh, đèn báo cháy...)
Hàng trăm thiết bị khởi báo (với mỗi thiết bị một địa chỉ) có thể nối chung vào một mạch dây và chạy về tủ trung tâm, tạo thành 1 loop. Điều này giúp cho việc chạy dây trở nên đơn giản, tiết kiệm phí tổn đáng kể. Mối tủ trung tâm có thể quản lý nhiều loop.
* Annuciator (Bộ hiển thị phụ):
Tại những hiện trường rộng lớn, nơi mà việc hiển thị thông báo cháy cần thông báo tại một vị trí, thì dùng Annuciator như là một hiển thị bổ sung.
Control Panel là nơi hiển thị thứ nhất
Annuciator là nơi hiển thị thứ hai.
Có thể kết nối cùng lúc nhiều Annuciator.
* Đầu báo khói (Địa chỉ):
Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu sẽ có khói xuất hiện như là dấu hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra.
Khói phát ra từ nguồn cháy, bay lên cao, xâm nhập vào bầu cảm ứng của đầu báo khói và kích hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy.
Đầu báo khói phổ biến hiện nay là đầu báo khói quang điện (photoelectric), spot hoặc beam.
Mỗi đầu báo khói địa chỉ được xác lập một "địa chỉ" riêng, nhờ đó, khi có sự cố, nó tự báo cho tủ trung tâm biết chính xác vị trí của nó được lắp trong hệ thống. Thí dụ đầu báo khói được lắp đặt tại phòng 504 trong một khách sạn, sau khi bị kích hoạt, nó sẽ hiển thị thông tin đầy đủ tại Panel để chủ nhân hệ thống biết chính vị trí của nó bị kích hoạt.
* Đầu báo nhiệt (Địa chỉ):
Nó cũng có những đặc điểm về địa chỉ như đầu báo khói. Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu rằng hơi nóng (nhiệt) xuất hiện trong bầu không khí chung quanh đầu báo như là dấu hiệ đầu tiên khi có cháy xảy ra.
Nhiệt phát ra từ nguồn cháy, kích hoạt bộ phận cảm nhiệt của đầu báo khói, và kích hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy.
Có 2 loại đầu báo nhiệt: đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng.
Đầu báo nhiệt cố định kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó tăng lên tới một ngưỡng đã được xác định trước, thí dụ 58 độ C, 68 độ C, 108 độ C chẳng hạn.
Còn đầu báo nhiệt gia tăng thì kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung quanh nó đột ngột tăng lên bất thường trong một khoảng thời gian ngắn, thí dụ tăng đột ngột 6 độ C/phút, 8 độ C/phút.
* Đầu báo lửa:
Phát hiện tia cực tím phát ra từ ngọn lửa. Nó rất nhạy cảm với tia lửa, thường được dùng tại những môi trường vô cung nhạy cảm, dễ bắt lửa, thí dụ như kho chứa xăng dầu.
* Công tắc khẩn:
Nếu những thiết bị khởi báo trên là loại thiết bị kích hoạt tự động, thì công tắc khẩn là loại thiết bị kích hoạt thủ công.
Nói cách khác, con người có thể chủ động kích hoạt tín hiệu báo cháy bằng cách tác động vào thiết bị này mỗi khi chính mình tận mắt phát hiện cháy trước khi các thiết bị báo cháy tự động được khởi kích.
* Chuông-Còi-Loa phóng thanh-Đèn báo cháy:
Thông báo sự cố cháy cho những người đang sinh hoạt trong khu vực có ảnh hưởng biết để tìm lối thoát hiểm.