PDA

View Full Version : Kỹ thuật An toàn lao động



Jindo
04-26-2012, 11:32 AM
1. Những ai hội đủ các tiêu chuẩn sau đây mới được làm việc trên cao :

- Nằm trong độ tuổi là do nhà nước qui định (tuy nhiên chỉ nên sử dụng người trẻ khỏe).

- Có chứng chỉ sức khỏe do y tế cấp (phụ nữ có thai, những người có bệnh tim, huyết áp, điếc, mắt kém không được làm việc trên cao).

- Đã được đào tạo chuyên môn , huấn luyện BHLĐ và có các chứng chỉ kèm theo.

2. Làm việc trên cao phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với chức danh công việc đang làm. Người thợ phải sử dụng đúng và đủ chúng khi làm việc (đặc biệt chú ý dây đai an toàn, giầy chống trượt). Người thợ phải được cấp túi đựng dụng cụ đồ nghề đầy đủ.

3. Khi lên, xuống và di chuyển phải đi đúng tuyến qui định. Nghiêm cấm leo trèo, đi lại tùy tiện (như đi trên mặt tường, mặt dầm, giàn và các kết cấu lấp ghép khác, trèo qua lan can an toàn, leo trèo theo giàn giáo, đu bám vào dây treo để lên, xuống....).

4. Khi làm việc không được đùa nghịch, uống rượu, hút thuốc lào ...

5. Không được làm việc trên cao khi không đủ ánh sáng, khi có mưa to, giông bão, gió mạnh từ cấp 5 trở lên (ngưỡng độ cao không được làm việc trong trường hợp này là ống khói, đài nước, cột thép, trụ dầm cầu, mái nhà từ tầng hai trở lên ...).

6. Trước khi bắt tay vào làm việc phải kiểm tra sơ bộ tình trạng giàn giáo, sàn thao tác thang, lan can an toàn ... cũng như chất lượng của các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát. Nếu thấy khiếm khuyết thì phải có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế mới được làm việc.

7. Các lỗ mà người dễ bị lọt qua trên mặt sàn, trên tường phải dược bịt lại, rào lại, hoặc đặt tín hiệu báo nguy hiểm.

8. Khi sử dụng giàn giáo phải ghi nhớ :

- Làm việc với giàn giáo an toàn hơn dùng thang như một phương tiện giàn giáo.

- Chỉ cho phép sử dụng giàn giáo được thiết kế và lắp dựng theo đúng bản vẽ hướng dẫn thi công (được kê chắc chắn và neo, giằng chắc vào công trình), kiểu giàn giáo được chọn phải phù hợp với công việc, vật liệu làm giàn giáo phải tốt (không nứt, không mục ải ...).

- Giàn giáo di động phải có cơ cấu khóa bánh xe hoặc phải chêm bánh xe khi đã đưa nó vào đúng vị trí cần thiết.

- Trước khi dùng thang phải kiểm tra sơ bộ tình trạng của thang. Cụ thể là ở các bậc trên cùng và dưới cùng đã dược neo giằng tốt chưa (đối với thang dài phải neo giằng thêm ở vị trí giữa thang). Các bậc lên xuống có bị nứt gãy không, có bị lỏng không. Nếu thấy không đạt yêu cầu phải đưa thang đi sửa chữa.

- Không bố trí giàn giáo bên dưới đường dây điện, không bố trí người làm việc ở các cao độ khác nhau trên cùng một phương thẳng đứng.

9. Khi dùng thang phải chú ý :

- Không được sử dụng thang quá dài (không dài quá 5m), chỉ làm việc với thang có đủ chiều dài.

- Việc nối dài thang phải đúng qui cách (với thang nối chiều dài mối nối ít nhất là 2 bậc với tổng chiều dài là 5m và ít nhất là 3 bậc với tổng chiều dài trên 5m).

- Chỉ có không quá một người làm việc trên thang và hạn chế việc vừa leo thang vừa mang thiết bị dụng cụ (để tránh quá tải).

- Phải có biện pháp cố định chắc thang như : móc, giằng hay buộc chặt đầu thang vào kết cấu tựa, buộc cố định chân thang hay dùng chân thang có chân nhọn chống trượt tì vào sàn, cử người giữ chân thang, kê thang sao cho mặt phẳng của thang làm với mặt sàn nằm ngang một góc khoảng 75 độ ... Khi cần đặt thang sau cánh cửa đóng kín để làm việc thì phải chốt cửa lại để đề phòng người khác xô cửa bước vào.

- Khi làm việc trên thang không được với quá xa ngoài tầm với sẽ gây tai nạn do mất thăng bằng.

- Khi lên và xuống thang nhất thiết phải quay mặt vào thang, khi leo phải nắm hai tay vào thanh dọc tuyệt đối không nắm vào các bậc lên xuống và không bao giờ đứng làm việc ở các bậc trên cùng của thang (trong trường hợp cần thiết phải làm thêm tay vịn).

- Không bao giờ được dùng thang kim loại để làm việc trong điều kiện dây dẫn đìện có thể chạm vào thang.

- Luôn chú ý lau chùi bùn, dầu mỡ bám dính trên bậc thang. Phải thường xuyên kiểm tra thang để kịp thời loại trừ các chỗ hư hỏng của chúng.

- Sáu tháng một lần cần dùng một vật nặng khoảng 110kg để treo lên từng bậc thang (kiểu thử tĩnh) xem thang còn chịu được không.

10. Khi sử dụng dây đai an toàn phải chú ý:

- Kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu sờn, đứt của dây và các mối liên kết, chất lượng của móc treo (chú ý độ nảy của lò xo gài trong móc và các chốt hãm).

- Người thợ có thể tự kiểm tra dây đai an toàn một cách đơn giản như sau :

+ Thử tĩnh : treo một vật nặng (bao cát hoặc tảng bêtông) có trọng lượng 250kg vào dây trong vòng 5 phút nếu không thấy dây bị sờn, đứt, khóa móc bị biến dạng tạo nguy cơ tuột dây là được.

+ Thử động : buộc bao cát nặng 75kg vào dây đai an toàn móc lên giá thử và thả rơi 3 lần, nếu không phát hiện thấy hư hỏng là đạt.

- Dây dai an toàn phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao cho chiều cao rơi là nhỏ nhất (để giảm động năng rơi). Phải xem xét để bảo đảm rằng khoảng không gian bên dưới vị trí đó không có các vật cản có thể gây ra va chạm với người trong tình huống bị rơi.

- Dây đai an toàn chỉ dược sử dụng thích hợp khi chiều cao làm việc không vượt quá 6m. Trong trường hợp ngược lại dây đai an toàn sẽ được thay thế bằng lưới an toàn hoặc việc sử dụng chúng phải hết sức cẩn thận và cần hỏi ý kiến của các chuyên gia BHLĐ.

11. Các thiết bị phương tiện sử dụng cho làm việc trên cao đều phải chịu chế độ kiểm định chất lượng nghiêm ngặt theo định kỳ. Phải xây dựng qui chế bảo dưỡng, sửa chữa, giao nhận một cách khoa học, chi tiết và mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt qui chế đó.

12. Phải chủ động tạo ra các vị trí treo dây thuận tiện (có thể căng dây theo phương nằm ngang, nằm dọc như là một phương tiện giúp gắn dây đai an toàn) để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng dây đai an toàn.


Nguồn: nhietlanh.vn

Jindo
04-26-2012, 11:34 AM
1. NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ ATLĐ
1.a. Khi làm việc trong nhà máy yêu cầu mọi người phải tuân thủ các điều sau:
• Các nội qui an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ
• Qui trình vận hành thiết bị
• Các băng rôn, biển báo, khẩu hiệu về ATLĐ và PCCC
• Không được dùng rượu bia, chất kích thích khi vào nhà máy

1.b. Nguyên tắc khi làm việc tập thể:
• Làm việc theo sự chỉ huy hướng dẫn của người chỉ huy trực tiếp
• Tiến hành làm việc theo đúng trình tự đã được hướng dẫn
• Khi đổi ca hoặc chuyển qua vị trí khác phải tiến hành bàn giao rõ ràng cho người có trách nhiệm

1.c. Đi lại trong nhà máy:
• Tuân theo lối đi qui định, không vượt tắt, qua những nơi có biển cấm, dây rào.
• Không đi lại nơi có người làm việc phía trên
• Khi có chướng ngại vật ở lối đi phải dọn dẹp để thông đường.
• Sử dụng giày, dép có quai hậu khi đi lại trong nhà máy
• Chú ý tránh dây điện, vũng nước, vật bén nhọn
• Không đứng hoặc dừng lại dưới cần cẩu hoặc xe nâng.

1.d. An toàn khi sắp xếp vật liệu
• Sắp xếp có thứ tự, ngăn nắp: Nặng dưới, nhẹ trên; chắt lỏng riêng, chất rắn riêng; hóa chất riêng; chất dễ cháy nổ để riêng…
• Dùng đế kê vật liệu và định vị chắc chắn. Tránh lăn, đổ ngã
• Bảo quản riêng, cẩn thận những chất dễ cháy nổ, acid…

1.e. Sử dụng đúng dụng cụ BHLD
• Trang bị thích hợp với công việc: ví dụ: làm việc trên cao phải có dây an toàn, mũ BHLD, với hóa chất phải có khẩu trang, găng tay cao su…
• Vừa vặn và trong tình trạng sử dụng tốt
• BẢo quản kỹ lưỡng sau khi sử dụng xong

2. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI CẦN CẨU
2.a. Các mối nguy hiểm
• Đứt cable, trượt thắng: Nguyên nhân do qua tải
• Rớt, đổ vật được cẩu

2.b. Phòng tránh
• Không sử dụng cáp bị đứt rạn,
• Sử dụng cáp có kích thước và số lượng đúng tải trọng
• Không cẩu quá tải
• Không đứng dưới cẩu đang hoạt động
• Không đứng trên vật cẩu khi đang cẩu

3. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI BĂNG TẢI
3.a. Nguy cơ gây tai nạn
• Đang sửa băng tải có người bấm cho băng tải chạy
• Trượt chân vô trong băng tải đang hoạt động

3.b. Cách phòng tránh
• Khi sửa chữa băng tải phải cắt điện hoàn toàn bằng ngắt aptomat, tháo cầu chì (nếu có).
• Khi sửa chữa phải chèn vật cứng như sắt thép để khống chế không cho băng tải hoạt động.
• Cử người giám sát điện trong suốt quá trình sửa chữa
• Chú ý tránh trượt chân vào băng tải khi đang hoạt động.
• Khi có sự cố xảy ra phải bấm nút dừng khẩn cấp

4. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ÁP LỰC VÀ NHIỆT ĐỘ CAO
4.a. Nguy cơ gây tai nạn
• Xì hơi nóng, nước nóng vào người
• Bỏng do chạm với thiết bị đang làm việc ở nhiệt độ cao
• Nổ vỡ thiết bị

4.b. Cách phòng tránh
• Người không có nghiệp vụ và chưa được huấn luyện an toàn thiết bị áp lực không được vận hành thiết bị
• Không đứng đối diện với van khi thao tác đóng mở van
• Không tạo va đập đối với thiết bị đang có áp lực
• Không được dùng tay để tìm chỗ xì hở

5. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI HÓA CHẤT
5.a. Nguy cơ gây tai nạn
• Hóa chất văng vào người vào mắt

5.b. Cách phòng tránh
• Phải đeo kính BHLD
• Đeo găng tay cao su
• Có sẵn nguồn nước sạch bên cạnh
• Vệ sinh sạch sẽ thân thể và dụng cụ sau khi xong việc

6. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRONG HẦM KÍN
6.a. Nguy cơ gây tai nạn
• Ngạt thở do thiếu không khí hoặc hít phải khí độc hại tích tụ
• Khí độc sinh ra do quá trình hàn, cắt, mài sửa chữa

6.b. Cách phòng tránh
• Thông gió bằng quạt tối thiểu 10’ trước khi chui vào. Chú ý phải có chỗ thoát gió ra ngoài, nếu không có thì phải tạo lỗ thoát sau khi xong việc thì hàn lại bên ngoài.
• Phải luôn có quạt thông gió trong suốt quá trình làm việc
• Có tối thiểu 1 người giám sát công việc ở bên ngoài

Jindo
04-26-2012, 11:43 AM
Tài liệu an toàn lao động trong xây dựng, các bác có thể download tại đây (http://www.mediafire.com/?dn45mmtwnmz).

Jindo
04-26-2012, 11:46 AM
8. AN TOÀN VỀ ĐIỆN
8.a. Đề phòng
• Không được sửa điện nếu không có chuyên môn về điện
• Không vận hành hoặc sờ mó vào thiết bị khi tay ướt
• Phải có phích cắm điện cho các máy và thiết bị cầm tay
• Các công tắc, cầu dao phải có nắp đậy
• Không phun hoặc để rơi các chất lỏng lên các thiết bị điện như công tắc, motor, tủ, hộp phân phối điện
• Khi mang vác ống kim loại pahri chú ý tránh chạm dây điện phía trên và xung quanh
• Tránh xa nơi dây điện bị đứt, rơi xuống bề mặt ẩm ướt

8.b. Bảo quản:
• Không để vật nóng như mỏ hàn, mũi khoan vừa khoan, vật bén nhọn chạm vào dây dẫn điện
• Phải đặt các thiết bị điện ở nơi khô ráo.

8.c. Kiểm tra:
• Phải kiểm tra thường xuyên độ an toàn của trang, thiết bị điện, dây dẫn và các mối nối.

9. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY CÔNG CỤ
9.a. Các loại máy công cụ thường dùng trong nhà máy:
• máy khoan, máy mài, máy cắt, hàn cắt gió đá, hàn điện

9.b. Nguyên tắc chung khi sử dụng máy công cụ
• Chỉ người có tránh nhiệm mới được vận hành máy
• Khi vận hành phải trang phục gọn gàng và có dụng cụ BHLD cá nhân
• Kiểm tra máy trước khi vận hành
• Tắt máy khi không có người điều khiển hoặc khi nguồn điện bị cắt
• Trước khi vệ sinh, sửa chữa máy nhất thiết phải cắt nguồn điện và treo biển báo hoặc có người giữ nơi cấp điện
• Phải tiếp đất phần vỏ kim loại các thiết bị điện
• Khi sử dụng thiết bị điện cầm tay ở nơi nguy hiểm (trên cao, dưới hầm hố, trong thùng bồn kim loại…) phải có người giám sát và trực điện., thiết bị phải được cột vào nơi cố định để tránh rơi
• Không xách kéo máy bằng dây nguồn hoặc dùng dây nguồn để cột, kéo vật khác
• Không cắt nguồn điện bằng cách giật dây nguồn

9.c. Máy khoan
• Mang kính BHLD
• Không sử dụng găng tay
• Kiểm tra mùi khoan đã lắp cố định chưa
• Không thổi bằng miệng, không dùng tay để gạt phoi mài
• Khoan tấm mỏng phải nên lót gỗ
• Khi khoan tường, trần nhà phải xác định rõ vị trí dây điện ngầm

9.d. Máy mài, máy cắt
• Sử dụng kính bảo hộ khi sử dụng máy
• Máy phải có bộ phận che chắn
• Duy trì khoảng cách giữa đĩa mài và giá đỡ 3mm
• Đứng về 1 phía khi vận hành máy, tránh đứng trực diện (cùng mặt phẳng) với đá mài, đá cắt. Đề phòng sự cố xảy ra khi vỡ đá mài đá cắt (mảnh vụn bắn ra)
• Khi thay đá mái, đá cắt nhất thiết phải cho chạy thử 1-3 phút
• Không dùng đá mài, đá cắt khi có tiếng kêu lạ hoặc có vết nứt
• Khi mài phải để vật mài tiếp xúc từ từ với đá mài (tránh để xảy ra va đập mạnh)
• Mặt bích 2 bên đá phải có đường kính bằng nhau và bẳng tối thiểu 1/3 đường kính đá mài.

9.e. Hàn, cắt gió đá
• Bình khí phải được cột đứng và di chuyển bằng xe đẩy
• Nơi làm việc phải có phương tiện PCCC
• Khóa van lại sau khi làm việc
• Không sử dụng oxy để thổi bụi ở quần áo
• Tuyệt đối không để bình oxy tiếp xúc với dầu, mỡ
• Không để bình va đập, ngã đổ, rung động mạnh (tránh vỡ bình,gãy van)
• Không tự ý sửa chữa van chai oxy, gas, C2H2

9.f. Hàn điện
• Phải đeo mặt nạ hàn, găng tay, ủng cách điện…
• Nơi làm việc phải có phương tiện PCCC
• Cách ly vật dễ cháy nổ gần nơi hàn
• Không mặc trang phục có chất nylon, sợi tổng hợp
• Chú ý cách điện an toàn

decomoto
05-18-2012, 11:02 AM
Nội dung chương trình huấn luyện an toàn lao động của công ty, gồm các nội dung chính:


1. Chính sách an toàn của công ty
2. Mục đích của công tác bảo hộ lao động
3. Các yếu tố liên quan đến lao động
4. Công tác an toàn trong xây dựng
5. Công tác PCCC
6. Công tác vệ sinh lao động
7. Công tác vệ sinh môi trường
8. Công tác sức khỏe, y tế
9. Ký tín hiệu, biển báo và cách nhận biết ký tín hiệu màu sắc biển báo.

Download tại đây (http://www.mediafire.com/?e8096jg8g5f5kki)

decomoto
05-18-2012, 11:06 AM
Tài liệu hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong các quá trình thi công xây dựng.

Download tại đây (http://www.mediafire.com/?4my37ti1p0kwhu7)

decomoto
05-18-2012, 11:08 AM
Tài liệu huấn luyện những công tác cần thực hiện của người sử dụng lao động.

Phần 1 (http://www.mediafire.com/?z2t6511c148a00g)

Phần 2 (http://www.mediafire.com/?lapena3rredi639)

Phần 3 (http://www.mediafire.com/?99ee9uakfe91a1e)