PDA

View Full Version : Giải pháp - Hệ thống báo cháy, báo trộm



Jindo
04-26-2012, 12:38 AM
HỆ THỐNG BÁO CHÁY / BÁO TRỘM (CHỐNG ĐỘT NHẬP)

Hệ thống an toàn dùng kỹ thuật vi xử lý, nối kết nhiều thiết bị điện tử với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh, có khả năng giám sát và giúp chủ nhân của nó phát hiện kịp thời sự xâm nhập trái phép của kẻ gian tại vị trí nào và vào lúc nào. Ngoài chức năng báo trộm, hệ thống có thể kết hợp khả năng báo cháy. Hệ thống hoạt động 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của toàn hệ thống như tình trạng lúc bình thường, tình trạng báo động hoặc tình trạng có sự cố kỹ thuật.

Hệ thống báo trộm gồm: 1 trung tâm xử lý (Control Panel), 1 hoặc nhiều bàn phím (Keypad), nhiều đầu hồng ngoại (Infra-red detector), công tắc từ (Magnetic Contact), đầu báo rung (Shock detector), đầu báo kiếng vỡ (Glass Break Detector), chuông/ còi báo động ( Bell/ Siren), đầu báo trộm ( Motion Activated Light)
Các hãng sản xuất: Caddx, DSC, Ademo, C&K,…

Hệ thống báo cháy gồm: 1 trung tâm xử lý(Control Panel), nhiều đầu báo khói (Smoke Detector) và/ hoặc nhiều đầu báo nhiệt (Heat Detector), đầu báo gas (Gas Detector), đầu báo lửa (Flame Detector, 1 hoặc nhiều chuông/ còi báo động (Bell/ Siren), nhiều công tắc khẩn (Fire Station), đèn sử dụng trong trường hợp khẩn cấp (Emergency light), đèn chỉ lối thoát hiểm (Exit light),…
Các hãng sản xuất: Nohmi, Nittan, Edwards, Caddx, DSC, Mircom,…

1. Tủ trung tâm:
Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống và quyết định chất lượng của hệ thống. Nó là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động. Có khả năng nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc các tín hiệu sự cố kỹ thuật, hiển thị các thông tin về hệ thống và phát lệnh báo động, chỉ thị nơi xảy ra cháy. Trong trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy. Có khả năng tự kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch.

Với bộ nhớ EEFROM, nó có khả năng lưu trữ tất cả các dữ liệu đã lập trình cho hệ thống ngay cả trong trường hợp mất nguồn AC và DC.

Một control panel gồm một Maindboard, một Battery và một biến thế. Trong trường hợp mất nguồn hệ thống vẫn hoạt động giám sát bình thường nhờ có bình điện Battery dự bị. Thời gian có thể sử dụng tối thiểu là 4 giờ hoặc hơn nữa tùy theo dung lượng của bình lớn hay nhỏ.

Mỗi trung tâm xử lý có nhiều zone, từ 4 zones đến 128 zones. Mỗi zone có thể lập trình một trong những kiểu zone như: zone trì hoãn, trì hoãn gấp đôi, trì hoãn gấp 4, tức thì, home away,…

Hệ thống có thể lập trình nhiều mã sử dụng khác nhau cho nhiều người, phù hợp với mỗi vai trò khác nhau: mã chủ dành cho chủ nhân của hệ thống, mã truy cập với những chức năng hạn chế hơn, mã chỉ dùng một lần dành cho người giúp việc.
Trung tâm báo cháy được lắp trên tường, khoảng cách từ trung tâm báo cháy đến mặt đất là 0.8m đến 1.8m; khoảng cách từ trung tâm báo cháy đến trần nhà không nhỏ hơn 1.2m.

2. Bàn phím (Keypad):
Là phương tiện để điều khiển mọi hoạt động của hệ thống. Qua bàn phím, bạn có thể điều khiển hoạt động theo ý muốn một cách dễ dàng như nhập lệnh đưa hệ thống vào chế độ giám sát, hoặc có thể ngưng chế độ giám sát một số khu vực trong toàn bộ hệ thống, hoặc có thể lập trình để hệ thống tự động chuyển sang chế độ giám sát vào một thời gian nhất định trong ngày đối với một số khu vực nào đó.

Khi chủ nhân ra khỏi nhà, có thể nhập lệnh để hệ thống dành một thời gian trì hoãn để mở cửa ra/ vào.

Khi chủ nhân ở nhà, có thể chọn lệnh để hệ thống hoạt động giám sát ngay lập tức mà không giây phút trì hoãn nào

Có thể dùng bàn phím để bật đèn, mở cửa, điều khiển camera quan sát hoặc các thiết bị khác.

Đèn tín hiệu và còi tín hiệu trên Keypad có thể giúp theo dõi dễ dàng các thông tin lên quan đến tình trạng hoạt động của hệ thống:bình thường, báo động, có sự cố kỹ thuật.

Có thể lắp 3 Keypad trên cùng một hệ thống.

Mỗi bàn phím đều có đèn LED và chuông Keypad để báo cho biết tình trạng hoạt động của hệ thống. Nếu bàn phím là loại màn hình tinh thể lỏng, các thông tin ấy sẽ hiện thị trên màn hình bằng tiếng Anh.

3. Đầu báo cháy tự động:
Là thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo sự cháy (sự tăng nhiệt, tỏa khói, phát sáng), truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy. Đầu báo cháy tự động được thiết kế với nhiều dạng như : đầu báo cháy nhiệt, đầu báo cháy khói, đầu báo cháy ánh sáng ……

a/ Đầu báo khói:
Đầu báo khói là thiết bị giám sát trực tiếp, phát hiện ra dấu hiệu khói để chuyển các tín hiệu khói về trung tâm xử lý. Thời gián tác động của các đầu báo khói không lớn hơn 30s. Mật độ môi trường từ 15% đến 20%.

- Đầu báo khói loại chùm tia chiếu (Beam):
Gồm một thiết bị chiếu phát chiếu một chùm tia hồng ngoại, qua khu vực thuộc phạm vi bảo vệ rồi tới một thiết bị nhận có chứa một tế bào cảm quang có nhiệm vụ theo dõi sự cân bằng tín hiệu của chùm tia sáng. Đầu báo này hoạt động trên nguyên lý làm mờ ánh sáng đối nghịch với nguyên lý tán xạ ánh sáng của loại Spot (cảm ứng khói ngay tại đầu báo) .

Đầu báo khói loại Beam có tầm hoạt động rất rộng (18m x 100m), sử dụng thích hợp tại những khu vực mà các loại đầu báo khói quang điện tỏ ra không thích hợp, chẳng hạn như tại những nơi mà đám khói tiên liệu là sẽ có khói màu đen. Hơn nữa đầu báo loại Beam có thể đương đầu với tình trạng khắc nghiệt về nhiệt độ, bụi bặm, độ ẩm quá mức, nhiều tạp chất… Vì nó có thể đặt đằng sau cửa sổ có kiếng trong, rất dễ lau chùi, bảo quản.

- Đầu báo điểm:
- Đầu báo photo (quang)
b/ Đầu báo nhiệt:
Đầu báo nhiệt cố định: là loại đầu bị kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi cảm ứng nhiệt độ trong bầu không khí chung quanh đầu báo tăng lên ở múc độ nhà sản xuất quy định (57độ, 70độ, 100độ…)

Đầu báo nhiệt gia tăng là loại đầu báo bị kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi cảm ứng hiện tượng bầu không khí chung quanh đầu báo gia tăng nhiệt độ đột ngột khoảng 9độC/ phút.

c/ Đầu báo lửa (Flame Detector):
Là thiết bị cảm ứng các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa. Được sử dụng chủ yếu ở các nơi xét thấy có sự nguy hiểm cao độ, những nơi mà ánh sáng của ngọn lửa là dấu hiệu tiêu biểu cho sự cháy. Ví dụ như kho chứa chất lỏng dễ cháy.

Đầu dò lửa rất nhạy cảm đối với các tia cực tím và đã được nghiên cứu tỉ mỉ để tránh tình trạng báo giả. Đầu dò chỉ phát tín hiệu báo động về control panel khi có 2 xung cảm ứng tia cực tím sau 2 khoảng thời gian, mỗi thời kỳ là 5s.

d/ Đầu báo gas:
Đầu báo gas là thết bị trực tiếp giữ vai trò giám sát , phát hiện dấu hiệu có gas khi tỉ lệ gas tập trung vượt quá mức 0.503% (Propane/ Butane) và gởi tín hiệu báo động về trung tâm xử lý. Các đầu báo gas này được bố trí trong khoảng gần nơi có gas như các phòng vô gas hay các kho chứa gas. Các đầu báo gas được lắp tại tường, cách sàn nhà từ 10-16cm, tuyệt đối không được phép lắp đặt dưới sàn nhà.

Jindo
04-26-2012, 12:38 AM
4./ Đầu hồng ngoại (Infra-red detector):
Là thiết bị điện tử dùng kỹ thuật tia hồng ngoại để giám sát các sự di động thuộc hiện trường trong phạm vi và tầm hoạt động của nó cho phép.
Tùy theo mỗi mục đích ứng dụng khác nhau, có thể chọn các loại hồng ngoại tương ứng khác nhau.

5. Chuông/ còi báo động :
Thiết bị này được lắp đặt tại phòng bảo vệ, các phòng có nhân viên trực ban. Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, chuông báo động sẽ phát tín hiệu báo động giúp cho nhân viên bảo vệ nhận biết và thông qua thiết bị theo dõi sự cố hỏa hoạn ( LCD Keypad hoặc LED Keypad) sẽ biết khu vực nào xảy ra hoả hoạn, từ đó thông báo kịp thời đến các nhân viên có trách nhiệm phòng cháy chữa cháy khắc phục sự cố hoặc có biện pháp xử lý thích hợp.

6. Thiết bị hồng ngoại- model PB bảo vệ vành đai (hàng rào) :
Có 3 loại với 3 phạm vi hoạt động khác nhau:
- PB- 50F: chiều dài hoạt động 50m
- PB-100F: chiều dài hoạt động 100m
- PB-200F: chiều dài hoạt động 200m

Thiết bị này có các đặc điểm nổi bật:
- 4 chùm tia có cường độ cao: đây là thiết bị loại chùm quang điện gồm 4 chùm tia đồng bộ có cường độ cao, cảm ứng trong phạm vi rộng gấp 10 lần loại bình thường, có cường độ cảm ứng gấp 100 lần các trường hợp thông thường.
- Liều lượng chiếu sáng cho phép cảm ứng hữu hiệu với mọi loại thời tiết: sương mù, tuyết hoặc mưa lớn,…
- Có mạch khử ánh sáng, tạo liều lượng chiếu sáng tốt mà không bị chói khi có ánh sáng mặt trời, ánh sáng thủy ngân, ánh sáng huỳnh quang,… chiếu từ bên ngoài vào thiết bị.
- Thiết bị này tránh được tình trạng báo giả (do lá rơi, hoặc các con vật loại nhỏ khác như chim chẳng hạn), vì cần phải cắt chùm tia đồng thời cùng một lúc mới kích thích tín hiệu báo động
- Chỉ định sự thẳng hàng của chùm tia: Chức năng kiểm tra thiết bị bằng tín hiệu có âm thanh của thiết bị nhận. Am lượng được chỉ định là maximum khi chùm tia nhận được độ chính xác duy nhất. Có thể nghe được và thấy được tín hiệu báo cho biết các chùm tia đã thẳng hàng.

7. Công tắc khẩn:
Thiết bị này được đặt tại những nơi dễ thấy của hành lang các cầu thang để sử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo vào công tắc khẩn, báo động khẩn cấp cho mọi người đang hiện diện trong khu vực đó được biết để có biện pháp xử lý hỏa hoạn và di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm bằng các lối thoát hiểm.

8. Công tắc từ (Magnetic contact):
Là một trong những thiết bị đầu cuối của hệ thống bảo vệ tự động. Công tắc từ được cấu tạo dựa trên nguyên tắc: hai thanh nam châm được đặt thích hợp sao cho trong phạm vi tác dụng, nó thường xuyên tạo một lực hút mà kết quả là một rơle bên trong sẽ trở thành thường đóng (NC). Khi hai thanh nam châm bị đẩy ra xa nhau (trường hợp cửa bị mở), rơle sẽ chuyển sang chế độ thường mở (NO), tạo tín hiệu bất thường gửi về trung tâm xử lý và phát tín hiệu báo động.

Công tắc thường được lắp đặt để bảo vệ cửa ra vào hoặc cửa sổ.

9. Đèn báo phòng:
Thiết bị này sẽ được lắp đặt trước cửa mỗi phòng , nó giúp nhận biết phòng nào có sự cố một cách dễ dàng và nhanh chóng

10. Đèn báo cháy (Corridor Lamp):
Thiết bị này được đặt bên trên công tắc kéo khẩn của mỗi tầng. Mỗi khi kéo công tắc khẩn này, đèn báo cháy ấy sẽ sáng lên cho người sử dụng biết công tắc khẩn ấy vừa dùng rồi, đồng thời đây cũng là đèn báo khẩn cấp cho những người hiện diện trong tòa nhà được biết. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì trong lúc bối rối do sự cố cháy, thì người sử dụng cần phân biệt rõ ràng công tác khẩn nào còn hiệu lực được kích hoạt máy bơm chữa cháy.

11. Đèn chỉ lối thoát hiểm (Exit Light):
Đèn này cũng tự động chiếu sáng trong trường hợp mất nguồn AC. Nó được đặt gần các cầu thang của mỗi tầng lầu, để chỉ lối thoát hiểm trong trường hợp có cháy.

12. Đèn chiếu sáng trong trường hợp khẩn (Emergency Light):
Khi có báo cháy, thao tác đầu tiên là phải cúp điện. Bây giờ đèn chiếu sáng này sẽ tự động bật sáng lên ( nhờ có bình điện dự phòng Battery), giúp cho con người dễ dàng tìm đường thoát hiểm, hoặc giúp cho các nhân viên có trách nhiệm nhanh chóng thi hành phận sự. Hoặc trong trường hợp mất điện đột ngột do có sự cố về điện, đèn Emergency cũng tỏ ra hữu dụng.


13. Nguồn điện:
Là thiết bị cung cấp năng lượng điện cho hệ thống báo cháy

14. Các yếu tố liên kết:
Gồm các linh kiện, hệ thống cáp và dây tín hiệu, các bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị hệ thống báo cháy.


Nguồn: diendanxaydung.vn