hothang
12-26-2012, 06:11 PM
ANTĐ - Ba tuần đầu tiên của tháng cuối năm này, mỗi tuần lại ghi nhận những sự cố hỏa hoạn trên địa bàn Hà Nội. Đầu tiên là vụ cháy tại kho hàng đang cấp tập tích trữ hàng phục vụ Tết, tại quận Long Biên. Tuần kế tiếp, chợ dân sinh Đồng Tâm ở quận Hai Bà Trưng, bỗng dưng phát hỏa. Mới đây là vụ hỏa hoạn lúc tảng sáng 22-12, tại tầng 11 của khu chung cư 31 tầng, thuộc quận Hà Đông.
Thời tiết hanh khô nên dễ xảy cháy? Giả thiết này đúng, nhưng chỉ đúng… một phần. Vụ cháy kho hàng bên quận Long Biên, tìm mỏi mắt không thấy đâu chiếc bình bọt cứu hỏa, phương tiện vốn là yêu cầu tối thiểu bắt buộc đối với loại hình dịch vụ kho hàng. Tìm đến chợ Đồng Tâm hỏi chuyện hậu vụ cháy, đặt vấn đề có bao giờ được tham gia diễn tập chữa cháy, thoát nạn, tiểu thương nào cũng ngơ ngác lắc đầu. Không được tập chữa, tập thoát, ý thức phòng ngừa cũng… không nốt, nên ngọn lửa có cơ hội bùng phát từ mấy gian bán hàng mã, rồi nhanh chóng cháy lan. Còn vụ cháy xảy ra tại chung cư 31 tầng, quận Hà Đông. Có xảy cháy người ta mới biết đến “tồn tại” của tòa chung cư trị giá cả trăm tỷ đồng này: Sự lúng túng của lực lượng chức năng và đơn vị quản lý tòa nhà thể hiện rõ qua việc, trong và sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, thay vì sơ tán người dân đến vị trí an toàn, người ta cứ “mặc” các hộ dân chơi vơi ở ngay sảnh tầng 1 tòa nhà.
Lâu nay thường có quan niệm, hỏa hoạn, cùng với ngập lụt, là những thứ “họa” từ trên trời rơi xuống. Nhưng thực tế các vụ cháy những năm gần đây xảy ra do ý thức phòng ngừa, kiểm tra kém của những người có trách nhiệm. Tại các kho hàng, chợ dân sinh, chung cư, siêu thị… đi kiểm tra công tác PCCC ở những cơ sở này trên địa bàn thành phố, không quá khó để phát hiện sơ hở bề nổi trong công tác phòng ngừa cũng như đầu tư trang thiết bị. Thế nhưng, biện pháp mạnh nhất mà cơ quan chức năng làm được đối với những sơ hở đó, chỉ là… xử phạt hành chính. Một chữ ký vào biên bản xử phạt, rồi một cái tặc lưỡi cho xong chuyện, vi phạm đâu lại vào đó. Chưa thấy cơ sở nào bị tạm đình chỉ kinh doanh do lỗi về PCCC; cũng rất ít thấy cá nhân nào phải chịu trách nhiệm hình sự khi để xảy ra hỏa hoạn. Nói hỏa hoạn do “nhân tai” gây nên mới chính xác!
Thời tiết hanh khô nên dễ xảy cháy? Giả thiết này đúng, nhưng chỉ đúng… một phần. Vụ cháy kho hàng bên quận Long Biên, tìm mỏi mắt không thấy đâu chiếc bình bọt cứu hỏa, phương tiện vốn là yêu cầu tối thiểu bắt buộc đối với loại hình dịch vụ kho hàng. Tìm đến chợ Đồng Tâm hỏi chuyện hậu vụ cháy, đặt vấn đề có bao giờ được tham gia diễn tập chữa cháy, thoát nạn, tiểu thương nào cũng ngơ ngác lắc đầu. Không được tập chữa, tập thoát, ý thức phòng ngừa cũng… không nốt, nên ngọn lửa có cơ hội bùng phát từ mấy gian bán hàng mã, rồi nhanh chóng cháy lan. Còn vụ cháy xảy ra tại chung cư 31 tầng, quận Hà Đông. Có xảy cháy người ta mới biết đến “tồn tại” của tòa chung cư trị giá cả trăm tỷ đồng này: Sự lúng túng của lực lượng chức năng và đơn vị quản lý tòa nhà thể hiện rõ qua việc, trong và sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, thay vì sơ tán người dân đến vị trí an toàn, người ta cứ “mặc” các hộ dân chơi vơi ở ngay sảnh tầng 1 tòa nhà.
Lâu nay thường có quan niệm, hỏa hoạn, cùng với ngập lụt, là những thứ “họa” từ trên trời rơi xuống. Nhưng thực tế các vụ cháy những năm gần đây xảy ra do ý thức phòng ngừa, kiểm tra kém của những người có trách nhiệm. Tại các kho hàng, chợ dân sinh, chung cư, siêu thị… đi kiểm tra công tác PCCC ở những cơ sở này trên địa bàn thành phố, không quá khó để phát hiện sơ hở bề nổi trong công tác phòng ngừa cũng như đầu tư trang thiết bị. Thế nhưng, biện pháp mạnh nhất mà cơ quan chức năng làm được đối với những sơ hở đó, chỉ là… xử phạt hành chính. Một chữ ký vào biên bản xử phạt, rồi một cái tặc lưỡi cho xong chuyện, vi phạm đâu lại vào đó. Chưa thấy cơ sở nào bị tạm đình chỉ kinh doanh do lỗi về PCCC; cũng rất ít thấy cá nhân nào phải chịu trách nhiệm hình sự khi để xảy ra hỏa hoạn. Nói hỏa hoạn do “nhân tai” gây nên mới chính xác!