hothang
05-05-2012, 01:17 AM
Điện giật rất nguy hiểm tới tính mạng. So với các loại tai nạn bởi các yếu tố nguy hiểm khác, thì tai nạn do điện cũng thuộc loại cao, có thể gây chết ngưòi trong thời gian ngắn và người bị nạn không thể cảm nhận được mối nguy hiểm đe doạ mình.
Phân tích diễn biến của một số vụ tai nạn điện giật chết người trong những năm gần đây cho thấy: do không được cấp cứu kịp thời hoặc cấp cứu không đúng cách mà để cho người bị điện giật bị thiệt mạng. Ví dụ như:
(1) Quy định mắc điện và sửa chữa điện phải ngắt điện và phải có 2 người cùng làm, nhưng có lúc chỉ có một thợ điện sửa chữa và do không cắt điện nên khi có sự cố không có ai biết để kịp thời cứu chữa.
(2) Có người bị điện giật, y tế chỉ tiêm một mũi trợ lực rồi đưa đi bệnh viện ----> chết do không được hô hấp nhân tạo kịp thời.
*Biện pháp:
- Huấn luyện: Sự nguy hiểm của dòng, điện và cách sơ cứu người bị điện giật; luyện tập cách cấp cứu người bị điện giật;
- Trụ sở HTX phải có tủ thuốc cấp cứu, bảng hướng dẫn cấp cứu tai nạn điện bằng chữ to, treo ở nơi dễ đọc, dễ thấy;
- Tuyên truyền, huấn luyện sử dụng an toàn điện trong gia đình.
* Chất lượng sơ cứu tai nạn điện phụ thuộc nhiều vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng cách. Khi có tai nạn điện xảy ra, phải nhanh chóng tách người bị giật ra khỏi nguồn điện và nhanh chóng cứu chữa, không để lãng phí thời gian vào việc xem người đó đã chết chưa.
Biểu dưới đây mô tả sự quý giá của từng phút, mỗi phút chậm sơ cứu là khả năng cứu sống giảm xuống, trong đó 5 phút đầu tiên có vai trò quyết định nhất.
Thời gian (phút) - Khả năng cứu sống (%)
1 - 98
2 - 90
3 - 70
4 - 50
5 - 25
1- Tách nạn nhân khỏi nguồn điện
Khi dòng điện qua người lớn tới mức các cơ bị co giật mạnh không thể tự gỡ ra khỏi phần mang điện, không thể kêu cứu được. Khi đó đòi hỏi người cứu phải nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
*Điện áp cao: Nhất thiết phải cắt điện cầu dao trước đó, sau đó mới lại gần và tiến hành sơ cứu.
Riêng thợ điện có thể :
(1) dùng găng tay cách điện, đi ủng cách điện, dùng sào cách điện có chất lượng cách điện phù hợp với cấp điện áp ở nơi người bị nạn để tách dây điện ra khỏi người bị nạn;
(2) Dùng phương pháp ngắn mạch: ném các vật kim loại lên các dây dẫn điện trần, hoặc dùng dây kim loại có một đầu được nối đất, đầu kia ném lên dây điện trần (đây là công việc khó khăn, nguy hiểm, chỉ có thợ điện được luyện tập chu đáo mới làm)
Nếu người bị nạn ở trên cao khi cắt điện phải bố trí đỡ người bị nạn rơi.
* Mạng Hạ áp:
(1) Ngắt điện bằng cầu dao, rút phích cắm, ngắt công tác, rút cầu chì
(2) Dùng dao các gỗ khô để chặt đứt dây điện
(3) Dùng vải khô lót tay kéo ngưòi bị nạn ra
(4) Dùng sào tre khô, gậy khô gạt dây điện ra
*Chú ý:
- Không va chạm vào các phần dẫn điện, nhất là dây dẫn ở gần ngưòi bị nạn.
- Không nắm vào ngưòi bị nạn bằng tay không, hay tiếp xúc với cơ thể để trần của người bị nạn;
- Phải tranh thủ từng dây, từng phút, nhanh trí, sáng tạo, tuỳ tình hình thực tế và dụng cụ có trong tay để xử trí.
2 - Sơ cứu người bị điện giật:
- Quyết định giữa cái sống và chết của ngưòi bị nạn nằm trong tay người cứu.
- Trước hết phải làm cho 2 bộ phận tim, phổi hoạt động, sau đó mới cứu các bộ phận khác: bỏng, gãy xương, dập nát.
* Ngưòi bị nạn vẫn tỉnh: theo dõi vì trong thòi gian đầu hay sốc và rối loạn nhịp tim.
* Người bị nạn bị ngất: Lúc đầu tim mạch và phổi vẫn làm việc bình thường, sau đó do rối loạn chức năng não ----> ngừng thở. Khi đó phải tiến hành hô hấp nhân tạo:
(1)Thông đường hô hấp: để đờm, rãi tự chảy ra không thể trôi vào phổi được bằng cách đặt nằm nghiêng, gập tay người bị nạn đặt bên dưới mặt.
(2) Thổi ngạt: (khi thở bị ngừng)
- Moi đờm, rãi, thức ăn, răng giả trong miệng ra
- Hô hấp nhân tạo: bằng máy hoặc bằng tay: hiệu quả thấp: tốn nhiều sức, ít không khí vào phổi.
- Hà hơi, thổi ngạt: đơn giản, nhiều ưu điểm hơn cả, chỉ cần một người làm và áp dụng ở khắp mọi nơi
Những phút đầu thổi 20 lần/phút, sau: 16 lần/phút
- Xoa bóp tim: ấn cho lồng ngực bị nén xuống từ 3-4 cm. 60-80 lần/ phút.
Phân tích diễn biến của một số vụ tai nạn điện giật chết người trong những năm gần đây cho thấy: do không được cấp cứu kịp thời hoặc cấp cứu không đúng cách mà để cho người bị điện giật bị thiệt mạng. Ví dụ như:
(1) Quy định mắc điện và sửa chữa điện phải ngắt điện và phải có 2 người cùng làm, nhưng có lúc chỉ có một thợ điện sửa chữa và do không cắt điện nên khi có sự cố không có ai biết để kịp thời cứu chữa.
(2) Có người bị điện giật, y tế chỉ tiêm một mũi trợ lực rồi đưa đi bệnh viện ----> chết do không được hô hấp nhân tạo kịp thời.
*Biện pháp:
- Huấn luyện: Sự nguy hiểm của dòng, điện và cách sơ cứu người bị điện giật; luyện tập cách cấp cứu người bị điện giật;
- Trụ sở HTX phải có tủ thuốc cấp cứu, bảng hướng dẫn cấp cứu tai nạn điện bằng chữ to, treo ở nơi dễ đọc, dễ thấy;
- Tuyên truyền, huấn luyện sử dụng an toàn điện trong gia đình.
* Chất lượng sơ cứu tai nạn điện phụ thuộc nhiều vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng cách. Khi có tai nạn điện xảy ra, phải nhanh chóng tách người bị giật ra khỏi nguồn điện và nhanh chóng cứu chữa, không để lãng phí thời gian vào việc xem người đó đã chết chưa.
Biểu dưới đây mô tả sự quý giá của từng phút, mỗi phút chậm sơ cứu là khả năng cứu sống giảm xuống, trong đó 5 phút đầu tiên có vai trò quyết định nhất.
Thời gian (phút) - Khả năng cứu sống (%)
1 - 98
2 - 90
3 - 70
4 - 50
5 - 25
1- Tách nạn nhân khỏi nguồn điện
Khi dòng điện qua người lớn tới mức các cơ bị co giật mạnh không thể tự gỡ ra khỏi phần mang điện, không thể kêu cứu được. Khi đó đòi hỏi người cứu phải nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
*Điện áp cao: Nhất thiết phải cắt điện cầu dao trước đó, sau đó mới lại gần và tiến hành sơ cứu.
Riêng thợ điện có thể :
(1) dùng găng tay cách điện, đi ủng cách điện, dùng sào cách điện có chất lượng cách điện phù hợp với cấp điện áp ở nơi người bị nạn để tách dây điện ra khỏi người bị nạn;
(2) Dùng phương pháp ngắn mạch: ném các vật kim loại lên các dây dẫn điện trần, hoặc dùng dây kim loại có một đầu được nối đất, đầu kia ném lên dây điện trần (đây là công việc khó khăn, nguy hiểm, chỉ có thợ điện được luyện tập chu đáo mới làm)
Nếu người bị nạn ở trên cao khi cắt điện phải bố trí đỡ người bị nạn rơi.
* Mạng Hạ áp:
(1) Ngắt điện bằng cầu dao, rút phích cắm, ngắt công tác, rút cầu chì
(2) Dùng dao các gỗ khô để chặt đứt dây điện
(3) Dùng vải khô lót tay kéo ngưòi bị nạn ra
(4) Dùng sào tre khô, gậy khô gạt dây điện ra
*Chú ý:
- Không va chạm vào các phần dẫn điện, nhất là dây dẫn ở gần ngưòi bị nạn.
- Không nắm vào ngưòi bị nạn bằng tay không, hay tiếp xúc với cơ thể để trần của người bị nạn;
- Phải tranh thủ từng dây, từng phút, nhanh trí, sáng tạo, tuỳ tình hình thực tế và dụng cụ có trong tay để xử trí.
2 - Sơ cứu người bị điện giật:
- Quyết định giữa cái sống và chết của ngưòi bị nạn nằm trong tay người cứu.
- Trước hết phải làm cho 2 bộ phận tim, phổi hoạt động, sau đó mới cứu các bộ phận khác: bỏng, gãy xương, dập nát.
* Ngưòi bị nạn vẫn tỉnh: theo dõi vì trong thòi gian đầu hay sốc và rối loạn nhịp tim.
* Người bị nạn bị ngất: Lúc đầu tim mạch và phổi vẫn làm việc bình thường, sau đó do rối loạn chức năng não ----> ngừng thở. Khi đó phải tiến hành hô hấp nhân tạo:
(1)Thông đường hô hấp: để đờm, rãi tự chảy ra không thể trôi vào phổi được bằng cách đặt nằm nghiêng, gập tay người bị nạn đặt bên dưới mặt.
(2) Thổi ngạt: (khi thở bị ngừng)
- Moi đờm, rãi, thức ăn, răng giả trong miệng ra
- Hô hấp nhân tạo: bằng máy hoặc bằng tay: hiệu quả thấp: tốn nhiều sức, ít không khí vào phổi.
- Hà hơi, thổi ngạt: đơn giản, nhiều ưu điểm hơn cả, chỉ cần một người làm và áp dụng ở khắp mọi nơi
Những phút đầu thổi 20 lần/phút, sau: 16 lần/phút
- Xoa bóp tim: ấn cho lồng ngực bị nén xuống từ 3-4 cm. 60-80 lần/ phút.