Jindo
11-25-2012, 02:56 PM
“Nghề của chúng tôi là thủy điện, chúng tôi xuất thân là anh thợ xây. Vốn điều lệ hiện nay được 2.800 tỷ đồng là do chúng tôi tự tích lũy từ lợi nhuận nhiều năm, Nhà nước đâu có cấp thêm đồng nào”.
Hơn 33 tháng hoạt động dưới cái tên tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam, 6 Tổng công ty (TCT) trược thuộc gồm TCT Sông Đà, TCT Lắp máy, TCT Xây dựng và phát triển hạ tầng, TCT Cơ khí xây dựng, TCT Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng, TCT Cổ phần Sông Hồng đã chính thức trở về với cơ quản chủ quản cũ là Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành khác theo một quyết định trong tháng 10 của Chính phủ. Từ Tổng lên Tập đoàn, rồi lại từ Tập đoàn về Tổng, quá trình ấy đã để lại dấu ấn gì ở thành viên nòng cốt là TCT Sông Đà?
Thở dài hay thở phào?
Tòa nhà trụ sở TCT Sông Đà trên đường Phạm Hùng, Hà Nội cao 27 tầng, sừng sững khiến ai đi qua cũng nhìn thấy cái tên tập đoàn Sông Đà nổi bật. TCT Sông Đà sử dụng phần lớn mặt bằng tại đây cho thuê, nhưng vào lúc cao điểm nhất, cũng chỉ khoảng 70% diện tích được lấp đầy. “Khá nhiều công ty con của chúng tôi muốn chuyển trụ sở về đây, nhưng chưa có kinh phí trả tiền thuê”, một quan chức của TCT Sông Đà tâm sự. Người ta tự hỏi trong bao lâu nữa, bốn chữ tập đoàn Sông Đà sẽ được thay lại bằng năm chữ TCT Sông Đà cho đúng với tên gọi, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ mới?
“Cảm xúc của ông khi nhận quyết định trở lại thành TCT như thế nào?”. “Trước đây nhập lại, bây giờ tách ra, bản chất là thay đổi cái tên, trước là phép cộng, nay thành phép trừ” – đại diện TCT Sông Đà nói – “Chúng tôi cũng không biết nên thở dài hay thở phào”.
http://infonet.vn/Uploaded/Admin/20121124/0151/song-da.jpg
Sông Đà chuyên làm thủy điện nhưng xuất thân từ anh thợ xây
Tháng 9/2012 tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam trình chính phủ đề án tái cấu trúc được chuẩn bị kỹ càng. Chỉ một tháng sau nó không còn ý nghĩa khi tập đoàn được “giải tán”. Hiện nay TCT Sông Đà đang xây dựng lại kế hoạch chỉ tiêu cho 5 năm tới. Kế hoạch cổ phần hóa TCT vẫn sẽ được tiếp tục thực hiện.
Cho dù ở quy mô nào, mối quan tâm của dư luận và cơ quan chủ quản đối với một doanh nghiệp nhà nước như TCT Sông Đà là hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh. Khoảng 5 - 6 năm trước, những đơn vị với cái tên Sông Đà niêm yết trên sàn chứng khoán nổi như cồn, giá cổ phiếu tăng ào ạt đến mức giới đầu tư có câu “tiền vô như nước Sông Đà…”. Thời ấy những doanh nghiệp Sông Đà vốn ít, nhưng lợi nhuận đạt được khá cao. Giờ vẫn những doanh nghiệp đó, nhưng lợi nhuận tụt giảm mạnh, chỉ còn một số công ty lợi nhuận khả quan như Sông Đà 10, Sông Đà 5. “Nhìn chung năm nay TCT vẫn có lãi, nhưng thấp do chi phí tài chính cao quá”, vị đại diện TCT Sông Đà cho biết.
Khi mà những số liệu bóc tách cho từng TCT thành viên chưa được công bố, kết quả kinh doanh của tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam không mấy sáng sủa. Trên trang web của tập đoàn, doanh thu 9 tháng đầu năm nay ghi nhận 36.852 tỷ đồng, bằng 69% kế hoạch năm. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm là 151 tỷ đồng (năm 2011 là 537 tỷ đồng). Trong lễ sơ kết 6 tháng đầu năm nay của Bộ Xây dựng, được báo Đầu tư – Chứng khoán tường thuật, tập đoàn báo cáo lợi nhuận 6 tháng đạt 106,3 tỷ đồng, tương đương 10% chỉ tiêu đề ra. Cũng tại lễ sơ kết trên, lần đầu tiên tập đoàn đưa ra con số nợ đọng dở dang tại các công trình lên tới 21.318 tỷ đồng, trong đó nợ đọng tại các công trình trọng điểm của tập đoàn dầu khí (PVN) và tập đoàn điện lực (EVN) là 5.277 tỷ đồng.
Rất khó để đánh giá hiệu quả kinh doanh của tập đoàn Công nghiệp Xây dựng kể từ khi được thành lập chính thức ngày 12/1/2010. Một nguồn tin đáng tin cậy của chúng tôi cho biết tỷ lệ nợ của tập đoàn Công nghiệp Xây dựng trên vốn chủ sở hữu thuộc hàng cao nhất trong số các tập đoàn nhà nước, tới 10,5 lần, trong khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2010 chỉ có 1,4%; năm 2011 còn thấp hơn, có 0,9%.
Ước mơ của anh thợ xây
Đầu những năm 2000, TCT Sông Đà còn mang tên TCT Xây dựng thủy điện Sông Đà với vốn điều lệ 200 tỷ đồng. “Nghề của chúng tôi là thủy điện, chúng tôi xuất thân là anh thợ xây. Vốn điều lệ hiện nay được 2.800 tỷ đồng là do chúng tôi tự tích lũy từ lợi nhuận nhiều năm mà có, Nhà nước đâu có cấp thêm đồng nào” – một thành viên HĐQT thành viên của TCT nói với giọng buồn buồn. Ông thêm: “Từ anh thợ xây, chúng tôi suy nghĩ phải có gì của mình, phải làm chủ và chúng tôi hiện đã có một số doanh nghiệp như Thủy điện Cần Đơn và một só nhà máy điện khác”.
Tên tuổi “anh thợ xây” Sông Đà đã từng gắn với những công trình như thủy điện Thác Bà, Dệt Minh Phương, Nhà máy Giấy Bãi Bằng, Thủy điện Yaly, Thủy điện Hòa Bình, sau này là các nhà máy thủy điện Sơn La, Lai Châu, Hua Na.. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” chắc chắn không có doanh nghiệp nào cạnh tranh được với “anh thợ xây” Sông Đà trong lĩnh vực thủy điện. Tuy nhiên “anh thợ xây” đã bị giấc mơ “làm chủ” “cuốn theo chiều gió” khi nhảy vào đầu tư ngoài ngành, bỏ vốn lập công ty tài chính Sông Đà , góp vốnvào quỹ đầu tư của Vietcombank, BIDV và hầu hết các công ty trực thuộc đều ít nhiều dính đến bất động sản.
Bây giờ “anh thợ xây” đã thấm bài học đầu tư ngoài ngành. “Chúng tôi đã thoái được một ít vốn góp vào quỹ của Vietcombank. Những khoản đầu tư khác cũng sẽ phải tìm cách thoái. Nhưng thoái vốn đâu có dễ. Muốn cắt lỗ cũng không được. Nhà nước có cho phép lỗ không?” – đại diện TCT Sông Đà tự hỏi.
Ước mơ cũ, vì thế phải thay đổi. Định hướng hay nói cách khác là ước mơ mới của TCT Sông Đà là gì? Một trong những lãnh đạo của TCT nhấn mạnh: “Nhìn lại quá khứ thì dễ, nhìn tới mới khó. Chúng tôi tập trung vào xây lắp, quản lý vận hành các nhà máy điện, xây dựng đô thị. Tất nhiên là không tài chính, ngân hàng gì nữa. Thứ mà chúng tôi cần là cơ chế”.
Một cơ chế thí điểm tập đoàn đã không mang lại cho “anh thợ xây” Sông Đà và các TCT khác lực đẩy về hiệu quả và cạnh tranh. Một cách khách quan, khi xây dựng thủy điện Sơn La, Lai Châu, TCT Sông Đà còn có nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc, điều mà những doanh nghiệp tư nhân sẽ không sẵn lòng gánh vác. Chưa đề cập đến việc vốn ít hay không được Nhà nước cấp tăng vốn điều lệ nhiều năm, các doanh nghiệp quốc doanh, trong đó có TCT Sông Đà, không tự giải quyết được vấn đề chiếm dụng vốn. Nợ đọng vốn của TCT Sông Đà tại các doanh nghiệp Nhà nước hiện tới gần 15.000 tỷ đồng. Cơ chế nào để chế tài, xử lý vấn đề này? Muốn hoạt động, chỉ còn cách vay ngân hàng, chịu lãi trong khi không ai trả lãi vốn bị chiếm dụng cả.
Nhìn từ TCT Sông Đà , mô hình tập đoàn và một lộ trình hình thành những “quả đấm thép” cho nền kinh tế không còn là trọng tâm. Điều thực sự cần thiết là tháo gỡ khối nợ chồng chéo, chằng chịt giữa các tập đoàn Nhà nước. Khối nợ ấy xét cho cùng là đòn bẩy tài chính đã được sử dụng vô tội vạ và đến khi kinh tế vĩ mô khó khăn, tín dụng thắt chặt, những đối tượng đã tham gia vào dòng chảy “đòn bẩy” đều chịu hậu quả.
Trước khi trở thành tập đoàn, TCT Sông Đà được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ 60 triệu đôla Mỹ để tái cơ cấu. Đề án tái cấu trúc tập đoàn công nghiệp và xây dựng đã bị xếp sang một bên. TCT Sông Đà đang xây dựng lại đề án cho mình và sắp tới ADB chuẩn bị giải ngân 21 triệu đô la Mỹ cho TCT. “Anh thợ xây” xem ra vẫn còn may mắn trên một bước đường mới – ngày trở về với nghề thợ xây.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Hơn 33 tháng hoạt động dưới cái tên tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam, 6 Tổng công ty (TCT) trược thuộc gồm TCT Sông Đà, TCT Lắp máy, TCT Xây dựng và phát triển hạ tầng, TCT Cơ khí xây dựng, TCT Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng, TCT Cổ phần Sông Hồng đã chính thức trở về với cơ quản chủ quản cũ là Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành khác theo một quyết định trong tháng 10 của Chính phủ. Từ Tổng lên Tập đoàn, rồi lại từ Tập đoàn về Tổng, quá trình ấy đã để lại dấu ấn gì ở thành viên nòng cốt là TCT Sông Đà?
Thở dài hay thở phào?
Tòa nhà trụ sở TCT Sông Đà trên đường Phạm Hùng, Hà Nội cao 27 tầng, sừng sững khiến ai đi qua cũng nhìn thấy cái tên tập đoàn Sông Đà nổi bật. TCT Sông Đà sử dụng phần lớn mặt bằng tại đây cho thuê, nhưng vào lúc cao điểm nhất, cũng chỉ khoảng 70% diện tích được lấp đầy. “Khá nhiều công ty con của chúng tôi muốn chuyển trụ sở về đây, nhưng chưa có kinh phí trả tiền thuê”, một quan chức của TCT Sông Đà tâm sự. Người ta tự hỏi trong bao lâu nữa, bốn chữ tập đoàn Sông Đà sẽ được thay lại bằng năm chữ TCT Sông Đà cho đúng với tên gọi, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ mới?
“Cảm xúc của ông khi nhận quyết định trở lại thành TCT như thế nào?”. “Trước đây nhập lại, bây giờ tách ra, bản chất là thay đổi cái tên, trước là phép cộng, nay thành phép trừ” – đại diện TCT Sông Đà nói – “Chúng tôi cũng không biết nên thở dài hay thở phào”.
http://infonet.vn/Uploaded/Admin/20121124/0151/song-da.jpg
Sông Đà chuyên làm thủy điện nhưng xuất thân từ anh thợ xây
Tháng 9/2012 tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam trình chính phủ đề án tái cấu trúc được chuẩn bị kỹ càng. Chỉ một tháng sau nó không còn ý nghĩa khi tập đoàn được “giải tán”. Hiện nay TCT Sông Đà đang xây dựng lại kế hoạch chỉ tiêu cho 5 năm tới. Kế hoạch cổ phần hóa TCT vẫn sẽ được tiếp tục thực hiện.
Cho dù ở quy mô nào, mối quan tâm của dư luận và cơ quan chủ quản đối với một doanh nghiệp nhà nước như TCT Sông Đà là hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh. Khoảng 5 - 6 năm trước, những đơn vị với cái tên Sông Đà niêm yết trên sàn chứng khoán nổi như cồn, giá cổ phiếu tăng ào ạt đến mức giới đầu tư có câu “tiền vô như nước Sông Đà…”. Thời ấy những doanh nghiệp Sông Đà vốn ít, nhưng lợi nhuận đạt được khá cao. Giờ vẫn những doanh nghiệp đó, nhưng lợi nhuận tụt giảm mạnh, chỉ còn một số công ty lợi nhuận khả quan như Sông Đà 10, Sông Đà 5. “Nhìn chung năm nay TCT vẫn có lãi, nhưng thấp do chi phí tài chính cao quá”, vị đại diện TCT Sông Đà cho biết.
Khi mà những số liệu bóc tách cho từng TCT thành viên chưa được công bố, kết quả kinh doanh của tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam không mấy sáng sủa. Trên trang web của tập đoàn, doanh thu 9 tháng đầu năm nay ghi nhận 36.852 tỷ đồng, bằng 69% kế hoạch năm. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm là 151 tỷ đồng (năm 2011 là 537 tỷ đồng). Trong lễ sơ kết 6 tháng đầu năm nay của Bộ Xây dựng, được báo Đầu tư – Chứng khoán tường thuật, tập đoàn báo cáo lợi nhuận 6 tháng đạt 106,3 tỷ đồng, tương đương 10% chỉ tiêu đề ra. Cũng tại lễ sơ kết trên, lần đầu tiên tập đoàn đưa ra con số nợ đọng dở dang tại các công trình lên tới 21.318 tỷ đồng, trong đó nợ đọng tại các công trình trọng điểm của tập đoàn dầu khí (PVN) và tập đoàn điện lực (EVN) là 5.277 tỷ đồng.
Rất khó để đánh giá hiệu quả kinh doanh của tập đoàn Công nghiệp Xây dựng kể từ khi được thành lập chính thức ngày 12/1/2010. Một nguồn tin đáng tin cậy của chúng tôi cho biết tỷ lệ nợ của tập đoàn Công nghiệp Xây dựng trên vốn chủ sở hữu thuộc hàng cao nhất trong số các tập đoàn nhà nước, tới 10,5 lần, trong khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2010 chỉ có 1,4%; năm 2011 còn thấp hơn, có 0,9%.
Ước mơ của anh thợ xây
Đầu những năm 2000, TCT Sông Đà còn mang tên TCT Xây dựng thủy điện Sông Đà với vốn điều lệ 200 tỷ đồng. “Nghề của chúng tôi là thủy điện, chúng tôi xuất thân là anh thợ xây. Vốn điều lệ hiện nay được 2.800 tỷ đồng là do chúng tôi tự tích lũy từ lợi nhuận nhiều năm mà có, Nhà nước đâu có cấp thêm đồng nào” – một thành viên HĐQT thành viên của TCT nói với giọng buồn buồn. Ông thêm: “Từ anh thợ xây, chúng tôi suy nghĩ phải có gì của mình, phải làm chủ và chúng tôi hiện đã có một số doanh nghiệp như Thủy điện Cần Đơn và một só nhà máy điện khác”.
Tên tuổi “anh thợ xây” Sông Đà đã từng gắn với những công trình như thủy điện Thác Bà, Dệt Minh Phương, Nhà máy Giấy Bãi Bằng, Thủy điện Yaly, Thủy điện Hòa Bình, sau này là các nhà máy thủy điện Sơn La, Lai Châu, Hua Na.. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” chắc chắn không có doanh nghiệp nào cạnh tranh được với “anh thợ xây” Sông Đà trong lĩnh vực thủy điện. Tuy nhiên “anh thợ xây” đã bị giấc mơ “làm chủ” “cuốn theo chiều gió” khi nhảy vào đầu tư ngoài ngành, bỏ vốn lập công ty tài chính Sông Đà , góp vốnvào quỹ đầu tư của Vietcombank, BIDV và hầu hết các công ty trực thuộc đều ít nhiều dính đến bất động sản.
Bây giờ “anh thợ xây” đã thấm bài học đầu tư ngoài ngành. “Chúng tôi đã thoái được một ít vốn góp vào quỹ của Vietcombank. Những khoản đầu tư khác cũng sẽ phải tìm cách thoái. Nhưng thoái vốn đâu có dễ. Muốn cắt lỗ cũng không được. Nhà nước có cho phép lỗ không?” – đại diện TCT Sông Đà tự hỏi.
Ước mơ cũ, vì thế phải thay đổi. Định hướng hay nói cách khác là ước mơ mới của TCT Sông Đà là gì? Một trong những lãnh đạo của TCT nhấn mạnh: “Nhìn lại quá khứ thì dễ, nhìn tới mới khó. Chúng tôi tập trung vào xây lắp, quản lý vận hành các nhà máy điện, xây dựng đô thị. Tất nhiên là không tài chính, ngân hàng gì nữa. Thứ mà chúng tôi cần là cơ chế”.
Một cơ chế thí điểm tập đoàn đã không mang lại cho “anh thợ xây” Sông Đà và các TCT khác lực đẩy về hiệu quả và cạnh tranh. Một cách khách quan, khi xây dựng thủy điện Sơn La, Lai Châu, TCT Sông Đà còn có nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc, điều mà những doanh nghiệp tư nhân sẽ không sẵn lòng gánh vác. Chưa đề cập đến việc vốn ít hay không được Nhà nước cấp tăng vốn điều lệ nhiều năm, các doanh nghiệp quốc doanh, trong đó có TCT Sông Đà, không tự giải quyết được vấn đề chiếm dụng vốn. Nợ đọng vốn của TCT Sông Đà tại các doanh nghiệp Nhà nước hiện tới gần 15.000 tỷ đồng. Cơ chế nào để chế tài, xử lý vấn đề này? Muốn hoạt động, chỉ còn cách vay ngân hàng, chịu lãi trong khi không ai trả lãi vốn bị chiếm dụng cả.
Nhìn từ TCT Sông Đà , mô hình tập đoàn và một lộ trình hình thành những “quả đấm thép” cho nền kinh tế không còn là trọng tâm. Điều thực sự cần thiết là tháo gỡ khối nợ chồng chéo, chằng chịt giữa các tập đoàn Nhà nước. Khối nợ ấy xét cho cùng là đòn bẩy tài chính đã được sử dụng vô tội vạ và đến khi kinh tế vĩ mô khó khăn, tín dụng thắt chặt, những đối tượng đã tham gia vào dòng chảy “đòn bẩy” đều chịu hậu quả.
Trước khi trở thành tập đoàn, TCT Sông Đà được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ 60 triệu đôla Mỹ để tái cơ cấu. Đề án tái cấu trúc tập đoàn công nghiệp và xây dựng đã bị xếp sang một bên. TCT Sông Đà đang xây dựng lại đề án cho mình và sắp tới ADB chuẩn bị giải ngân 21 triệu đô la Mỹ cho TCT. “Anh thợ xây” xem ra vẫn còn may mắn trên một bước đường mới – ngày trở về với nghề thợ xây.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn