PDA

View Full Version : Ông Đặng Văn Thành, vị đại gia hạnh phúc và thành đạt



hothang
11-04-2012, 01:19 AM
Người ta biết đến ông Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch Sacombank là một đại gia giàu thứ 15 trên sàn chứng khoán với lượng cổ phiếu STB trị giá 824 tỷ đồng. Ông được khá nhiều người ngưỡng mộ vì là một gia đình doanh nhân rất hạnh phúc và thành đạt.

Sinh năm 1960, có nguyên quán tại Hải Nam, Trung Quốc, tính đến nay, ông Thành đã có 18 năm liên tục là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sacombank. Vợ của ông là bà Huỳnh Bích Ngọc – doanh nhân, “nữ hoàng mía đường”. Ông bà có 4 người con, trong đó, hai người con lớn Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My đã theo cha mẹ kinh doanh từ lâu.


http://cdn9.trandaiquang.net/files/2012/11/C145654_dangvanthanh-in.jpg


Ông Đăng Văn Thành đừng thứ 12 trong Top 15 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2012.

Ba công ty chính liên quan đến nghiệp kinh doanh của gia đình ông Đặng Văn Thành là Sacombank (ngân hàng), Thành Thành Công (mía đường) và Sacomreal (bất động sản).

Đặng Hồng Anh (32 tuổi) hiện là Chủ tịch của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín – Sacomreal (mã chứng khoán SCR) và là thành viên HĐQT của Sacombank. Đặng Huỳnh Ức My (31 tuổi) theo bà Bích Ngọc kinh doanh trong lĩnh vực mía đường. Hiện Ức My là Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần SX – TM Thành Thành Công (mã chứng hoán BHS), Chủ tịch HĐQT của Bourbon Tây Ninh (mã chứng khoán SBT).

Với cái vốn kiến thức của cử nhân quản trị kinh doanh; Quản trị chiến lược kinh doanh; Quản trị ngân hàng; lại thông thạo Hoa văn, Anh văn – ông Thành có được nhiều lợi thế trong nghiệp kinh doanh.

Chẳng thể mà ông thành công ngay từ khi khởi nghiệp kinh doanh mật rỉ từ cuối thập niên 1980 với cở sở Thành Công sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc…

Thời gian đầu, cơ sở Thành Công do một mình ông Thành quản lý, còn bà Ngọc vợ ông chỉ làm thủ quỹ và nội trợ. Năm 1991, ông Thành quyết định chuyển sang lĩnh vực mới là ngân hàng, bà Ngọc đã thay ông Thành quản lý cơ sở kinh doanh cồn – tiền thân của Thành Thành Công sau này.

Bên cạnh việc kinh doanh, vợ chồng ông Thành luôn rất quan tâm đến việc chăm lo cho gia đình. Nguyên tắc của ông Thành là làm gì cũng phải duy trì bữa cơm gia đình, nhất là buổi trưa, vợ chồng con cái phải tụ họp ăn cùng nhau.

Con đường thành công đã đưa ông Thành trở thành người giàu thứ 15 trên sàn chứng khoán với lượng cổ phiếu STB trị giá 824 tỷ đồng. Con trai cả của ông Thành là ông Đặng Hồng Anh ở vị trí thứ 17 với lượng cổ phiếu trị giá 793 tỷ đồng.

Gia đình ông Thành được khá nhiều người ngưỡng mộ vì là một gia đình doanh nhân rất hạnh phúc và thành đạt.

Ảnh hưởng lớn

Thành công của ông Đặng Văn Thành cùng với chiến lược kinh doanh mang lại lợi nhuận cho gia đình và nhiều người “ăn theo” giá cổ phiếu. Song khi gia đình ông thoát vốn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán.

Những thông tin bên lề xung quanh ông Đặng Văn Thành và gia đình đã tác động mạnh đến giao dịch trên thị trường chứng khoán phiên ngày 02/11/2012.

VN-Index đóng cửa phiên 2/11 giảm mạnh gần 13 điểm (3.27%) xuống còn 375.26 điểm, trong khi HNX mất đến 3.04% xuống 51.06 điểm. Các cổ phiếu ngành tài chính như ngân hàng, chứng khoán bị bán tháo và giảm sàn dồn dập. Trên hai sàn HOSE và HNX có tổng cộng đến 220 mã giảm sàn, bao gồm rất nhiều mã chủ chốt.

Dữ liệu của Vietstock cho thấy tổng giá trị vốn hóa thị trường (HOSE và HNX) trong phiên giao dịch ngày 02/11/2012 đã mất 24,438 tỷ đồng (tương đương 1.2 tỷ USD) so với hôm qua, tương ứng với mức giảm đến 3.4% chỉ sau một phiên.

Mức sụt giảm này lớn hơn rất nhiều so với mức giảm 19,100 tỷ đồng (920 triệu USD) trong phiên xuất hiện thông tin Bầu Kiên bị bắt ngày 21/08/2012.

Theo TTVN, sáng nay ngày 3/11, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (MCK: STB) đang tổ chức họp báo về việc thay đổi nhân sự hội đồng quản trị.

hothang
11-04-2012, 01:24 AM
http://cdn9.trandaiquang.net/files/2012/11/Thanh-Family-021112.jpg


Vợ chồng ông Thành cùng 2 con lớn đều là những doanh nhân nổi tiếng

Họ tên Đặng Văn Thành
Năm sinh 11/4/1960 (52 tuổi)
Nơi ở TP HCM
Trình độ - Cử nhân quản trị kinh doanh – Quản trị chiến lược kinh doanh, Quản trịngân hàng, thông thạo Hoa văn, Anh văn
Chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank
Gia đình Vợ : Huỳnh Bích Ngọc Con: Đặng Hồng Anh Con: Đặng Huỳnh Ức My Con: Đặng Huỳnh Anh Tuấn Con: Đặng Huỳnh Thái Sơn
Tài sản Tại Sacombank, ông Đặng Văn Thành nắm 42,7 triệu cổ phiếu (4,38% cổ phần) và con trai Đặng Hồng Anh nắm 37,1 triệu cổ phiếu (3,32%).Ngoài ra, gia đình ông Thành còn nắm giữ cổ phần tại nhiều doanh nghiệp khác như Sacomreal, Thành Thành Công…


Quá trình công tác:

+ Từ 1978 – 1980: Đi nghĩa vụ quân sự

+ Từ 1980 – 1989: Làm kinh tế gia đình

+ Từ 1989 – 1990: Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công

+ Từ 1993 – 1994: Uỷ viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

+ Từ 1994 đến nay: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Ba công ty chính liên quan đến nghiệp kinh doanh của gia đình ông Đặng Văn Thành: Sacombank (ngân hàng), Thành Thành Công (mía đường) và Sacomreal (bất động sản) Tỷ lệ sở hữu tại Thành Thành Công không được công bố

———————————————— ———–

Ông Đặng Văn Thành khởi đầu từ nghề kinh doanh mật rỉ từ cuối thập niên 1980 với cở sở Thành Công sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc…

Thời gian đầu, cơ sở Thành Công do một mình ông Thành quản lý, còn bà Ngọc vợ ông chỉ làm thủ quỹ và nội trợ. Năm 1991, ông Thành quyết định chuyển sang lĩnh vực mới là ngân hàng, bà Ngọc đã thay ông Thành quản lý cơ sở kinh doanh cồn – tiền thân của Thành Thành Công sau này.

Tính đến nay, ông Thành đã có 18 năm liên tục là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sacombank.

Ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc có 4 người con, trong đó, hai người con lớn Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My đã theo cha mẹ kinh doanh từ lâu.

Ông Đặng Hồng Anh (32 tuổi) hiện là Chủ tịch của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín – Sacomreal và là thành viên HĐQT của Sacombank.

Bà Đặng Huỳnh Ức My (31 tuổi) theo mẹ kinh doanh trong lĩnh vực mía đường. Hiện bà Ức My là Tổng giám đốc của Thành Thành Công, Chủ tịch HĐQT của Bourbon Tây Ninh.


http://cdn9.trandaiquang.net/files/2012/11/co-phan-thanh-021112.jpg


Những cổ phiếu do gia đình ông Thành trực tiếp nắm giữ Giá trị cổ phiếu tính đến ngày 2/11


Các cột mốc của Sacombank

Cuối năm 1991, trong bối cảnh rối ren của cuộc khủng hoảng tín dụng, Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hợp tác xã (HTX) tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép sáp nhập thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng.

Năm 1994: ông Đặng Văn Thành trở thành Chủ tịch HĐQT và nắm giữ chức vụ này liên tục cho đến hiện nay.

Năm 1996: trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu ra đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để huy động vốn.

Năm 2001: Tiếp nhận vốn góp từ cổ đông nước ngoài. Mở đầu là Tập đoàn tài chính Dragon Financial Holding (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ. Việc góp vốn này đã mở đường cho Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng ANZ, nâng số vốn cổ phần của các cổ đông nước ngoài lên 30% vốn điều lệ.


http://cdn9.trandaiquang.net/files/2012/11/Sacombankvdl-021112.jpg

Năm 2002: Đa dạng hóa hoạt động bằng việc thành lập Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (Sacombank-SBA). Tiếp sau đó, lần lượt các công ty con trong lĩnh vực kiều hối (Sacombank-SBR), cho thuê tài chính (Sacombank-SBL), vàng bạc đá quý (Sacombank-SBJ) được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các khách hàng.

Năm 2006: Sacombank là ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu với vốn điều lệ khi đó là 1.900 tỷ đồng.

Năm 2011-2012: cơ cấu sở hữu của Sacombank có biến động mạnh với sự ra đi của hàng loạt cổ đông lớn đã găn bó lâu năm như Dragon Capital, ANZ, REE; đồng thời xuất hiện nhóm cổ đông mới đến từ Eximbank và ngân hàng Phương Nam.


http://cdn9.trandaiquang.net/files/2012/11/STBholders-021112.jpg


Cơ cấu cổ đông của Sacombank (tính trên 974 triệu cổ phiếu đang lưu hành) Đối với một số cổ đông không nằm trong diện công bố thông tin như Trần Phát Minh và Sài Gòn E Xim thì tỷ lệ sở hữu có thể không còn đúng ở thời điểm hiện tại.


Tập đoàn Tài chính Sacombank

Tháng 5/2008, Tập đoàn Tài chính Sacombank được thành lập, gồm 11 thành viên với ngân hàng Sacombank làm nòng cốt. Các đơn vị thành viên gồm có 5 công ty con của Sacombank khi đó gồm các công ty Chứng khoán SBS, Cho thuê tài chính SBL, Kiều hối SBR, Quản lý nợ và khai thác tài sản SBA, Vàng bạc đá quý SBJ.

6 công ty thành viên hợp tác chiến lược trong tập đoàn là Đầu tư Sài Gòn thương tín (Sacom-STI), Xuất nhập khẩu Tân Định, Đầu tư xây dựng Toàn Thịnh Phát, Địa ốc Sài Gòn thương tín (Sacomreal), Liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM), trường đại học Yersin Đà Lạt.

Đến tháng 11/2009, tập đoàn Sacombank có thêm 2 thành viên nữa là CTCP Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) và Công ty cổ phần Kho vận Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STL).

Tuy nhiên, sau vài năm qua đi thì hầu như không còn mấy ai nhắc đến khái niệm Tập đoàn Tài chính Sacombank nữa. Từ cuối năm 2011, nhiều công ty đã từ bỏ cái tên Sài Gòn Thương tín như

+ CTCP Đầu tư Sài Gòn Thương tín (Sacom-STI) đổi tên thành CTCP Đầu tư Tín Việt

+ CTCP Kho vận Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STL) đổi tên thành CTCP Kho Vận Thiên Sơn

+ CTCP Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) đổi tên thành CTCP Giao dịch Hàng hóa Sơn Tín.

Khá nhiều công ty nằm trong Tập đoàn Tài chính Sacombank hiện đã quy tụ về Tập đoàn Thành Thành Công.


Tập trung vào mía đường?

Đầu năm nay, một số công ty liên quan đến gia đình ông Thành đã thực hiện thoái vốn tại Sacombank: như Thành Thành Công bán 22 triệu cổ phiếu, Sacomreal bán 17 triệu cổ phiếu, Bourbon Tây Ninh, Đường Biên Hòa, Đường Ninh Hòa cũng bán hết lượng cổ phiếu STB đang nắm giữ.

Sau khi thoái vốn tại Sacombank, nhóm công ty liên quan đến Thành Thành Công đã có nhiều hoạt động đầu tư vào các công ty mía đường và một số công ty thuộc ngành khác, điển hình là việc mua lại quyền chi phối đối với CTCP Điện Gia Lai (GEC), vốn điều lệ của công ty này được tăng gấp lên 523 tỷ đồng.

Nắm quyền chi phối GEC giúp Thành Thành Công kiểm soát được CTCP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) và một số công ty thủy điện nhỏ khác.

Đường Ninh Hòa (NHS) hiện đang chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:2 nhằm tăng gấp 3 vốn điều lệ từ 101 tỷ lên 303 tỷ đồng. Bourbon Tây Ninh cũng thực hiện mua 24,9% cổ phần của Đường La Ngà…

Ngay trước sự kiện ông Đặng Văn Thành thôi giữ chức chủ tịch Sacombank,bà Huỳnh Bích Ngọc đã rút khỏi HĐQT của Bourbon Tây Ninh.

Cách đây không lâu, bà Ngọc đã thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT của Bourbon Tây Ninh, Đường Biên Hòa và cả Thành Thành Công.


Theo Trandaiquang.net

Patrick
11-04-2012, 01:59 PM
Sau vụ bầu Kiên, giờ đến lượt Đặng Văn Thành, cuộc chiến ngầm vẫn còn sẽ tiếp diễn, nên kình tế đang khó khăn lại càng khó khăn hơn :(

decomoto
11-04-2012, 05:14 PM
Sau vụ bầu Kiên, giờ đến lượt Đặng Văn Thành, cuộc chiến ngầm vẫn còn sẽ tiếp diễn, nên kình tế đang khó khăn lại càng khó khăn hơn :(

Cuộc chiến ngầm gì thế? :-?
Hình như chiến lược kinh doanh của nhà ông Thành cũng là chuyển hướng luôn thì phải?