hoangsao
06-27-2016, 03:55 PM
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra không ít vụ cháy, nổ tàu cá gây thiệt hại nghiêm trọng cả về người và tài sản của ngư dân, trong khi đó ngư dân còn khá chủ quan với công tác này.
Còn chủ quan
Vụ nổ tàu cá mang số hiệu TTH 94046 của ngư dân Trương Viết Rơ (Phú Thuận, Phú Vang) vào tháng 3 vừa qua làm 8 người bị thương, là một cảnh báo về tình trạng lơ là trong công tác phòng, chống cháy nổ trên tàu thuyền.
http://image.baothuathienhue.vn/fckeditor/upload/2016/20160525/images/trangtay%20copy.jpg
Mỗi ngày, có hàng chục lượt tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung vào neo đậu ở cảng cá Thuận An
Khi được hỏi về việc trang bị các phương tiện phòng, chữa cháy (PCCC) theo quy định như bình chữa cháy, bao cát, găng tay cao su cắt điện… anh Hồ Văn H. (ở Thuận An, Phú Vang) chủ tàu cá mang số hiệu TTH… thừa nhận: Tôi đi biển ba chục năm nay và gần 10 năm làm chủ tàu nhưng không rõ về quy định này lắm. Với lại có mấy ống hút nước để rửa cá rồi thì lo gì cháy!? Anh H. cũng cho hay, theo như anh biết thì hầu hết tàu thuyền trên địa bàn đều không trang bị dụng cụ chữa cháy.
Chuẩn bị cho chuyến vươn khơi lần này, tàu cá TTH… của ngư dân Nguyễn Văn B. mang theo gần 1.000 lít dầu diesel, 2 bình gas, và 2 bình ắc quy… nhưng khi hỏi về kiến thức phòng, chống cháy nổ chủ tàu có vẻ khá lúng túng. “Làm nghề này, chúng tôi biết chứ, sao mà cháy được!”. Tiếp lời ông B., một ngư dân ở tàu bên cạnh cho hay, bà con thường chú tâm vào việc có đánh bắt được nhiều không, giá cả hải sản thế nào, thu nhập của anh em thuyền viên có cao không… hơn là chuyện an toàn khi lao động trên biển.
Vừa cập cảng Thuận An sau một chuyến đi biển dài ngày, anh Trần Thanh H chủ tàu cá QNg … cho biết, khi mới đóng tàu anh cũng có trang bị đầy đủ áo phao, bình chữa cháy nhưng sau một thời gian không sử dụng, không lau chùi bảo dưỡng nên bình bị hư hỏng, từ đó anh cũng không sắm lại. Tàu cá của anh H. có công suất 250 CV, mỗi chuyến đi biển thường kéo dài chừng 10 – 15 ngày, phải trữ khoảng 10 ngàn lít dầu mới đủ. Trong khoang chứa, ngoài máy phát điện chạy tàu, dầu dự trữ, còn có thêm 5 bình gas để sẵn và bình ắc quy. “Vào cảng neo đậu là chúng tôi thay gas ở mấy tiệm gần đó nên cũng không thể biết được chất lượng bình, gas có đảm bảo không. Chuyện cháy nổ đều là may rủi, khi có cháy, nổ trên biển cũng khó mà cứu được”, anh H. phân trần.
Ngoài ra, các thiết bị, máy móc được sử dụng trên tàu đều dùng điện từ nguồn ắc quy có công suất cao. Thế nhưng, việc thường xuyên kiểm tra độ an toàn của các thiết bị điện lại không được ngư dân lưu tâm. Không những thế, phần lớn ngư dân thiếu kiến thức về PCCC như thản nhiên đun nước, hút thuốc, thắp hương ở những nơi dễ cháy nổ hay sử dụng điện, gas, xăng dầu tùy tiện; mạng lưới điện được đấu nối chằng chịt trong khoang tàu khá nhỏ nên nguy cơ cháy nổ rất cao nếu như bất cẩn.
Cần đẩy mạnh tuyên truyền
Theo ông Nguyễn Văn B., ngư dân chưa bao giờ được tập huấn về cách chữa cháy trên tàu khi đậu ở cảng cũng như khi làm việc trên biển. Vì vậy, khi xảy ra cháy ngư dân thường múc nước biển lên để dập lửa. Tuy nhiên, với diện tích tàu nhỏ, phần lớn vật dụng trang bị trên tàu đều là vật dễ cháy, nếu có hỏa hoạn xảy ra thì các thuyền viên trên tàu cũng khó lòng ứng phó. “Đúng là lâu nay anh em ngư dân chúng tôi còn chưa “mặn mà” lắm với việc trang bị kỹ năng, học hỏi các phương pháp phòng, chống cháy nổ. Nói dại chứ không may có cháy thì coi như trắng tay. Không những thế khi vào cảng các tàu cá thường neo đậu sát nhau nếu xảy ra cháy thì khả năng ảnh hưởng tới các tàu lân cận là rất lớn”, một ngư dân bộc bạch.
Nguy cơ xảy ra cháy nổ trên tàu là luôn thường trực và khi đã xảy ra thì rất khó ứng cứu, nhất là khi tàu đang hoạt động ở biển khơi. Việc trang bị kiến thức, kỹ năng PCCC cho ngư dân là vấn đề cấp thiết để thuyền viên yên tâm vươn khơi bám biển. Để làm tốt công tác phòng, chống cháy nổ trên cho tàu thuyền đánh cá, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động những người đi biển nâng cao ý thức trong công tác PCCC. Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC cho chủ tàu và những lao động trên tàu; đồng thời, yêu cầu chủ tàu trang bị dụng cụ, phương tiện PCCC và cứu nạn để phục vụ cho công tác PCCC, cứu hộ cứu nạn ban đầu. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra việc trang bị các phương tiện phòng cháy cần có trên tàu cũng như hướng dẫn cách sắp xếp, lắp đặt sử dụng các vật dụng dễ cháy, nổ đúng quy tắc là hết sức cần thiết.
Theo baothuathienhue.vn
Còn chủ quan
Vụ nổ tàu cá mang số hiệu TTH 94046 của ngư dân Trương Viết Rơ (Phú Thuận, Phú Vang) vào tháng 3 vừa qua làm 8 người bị thương, là một cảnh báo về tình trạng lơ là trong công tác phòng, chống cháy nổ trên tàu thuyền.
http://image.baothuathienhue.vn/fckeditor/upload/2016/20160525/images/trangtay%20copy.jpg
Mỗi ngày, có hàng chục lượt tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung vào neo đậu ở cảng cá Thuận An
Khi được hỏi về việc trang bị các phương tiện phòng, chữa cháy (PCCC) theo quy định như bình chữa cháy, bao cát, găng tay cao su cắt điện… anh Hồ Văn H. (ở Thuận An, Phú Vang) chủ tàu cá mang số hiệu TTH… thừa nhận: Tôi đi biển ba chục năm nay và gần 10 năm làm chủ tàu nhưng không rõ về quy định này lắm. Với lại có mấy ống hút nước để rửa cá rồi thì lo gì cháy!? Anh H. cũng cho hay, theo như anh biết thì hầu hết tàu thuyền trên địa bàn đều không trang bị dụng cụ chữa cháy.
Chuẩn bị cho chuyến vươn khơi lần này, tàu cá TTH… của ngư dân Nguyễn Văn B. mang theo gần 1.000 lít dầu diesel, 2 bình gas, và 2 bình ắc quy… nhưng khi hỏi về kiến thức phòng, chống cháy nổ chủ tàu có vẻ khá lúng túng. “Làm nghề này, chúng tôi biết chứ, sao mà cháy được!”. Tiếp lời ông B., một ngư dân ở tàu bên cạnh cho hay, bà con thường chú tâm vào việc có đánh bắt được nhiều không, giá cả hải sản thế nào, thu nhập của anh em thuyền viên có cao không… hơn là chuyện an toàn khi lao động trên biển.
Vừa cập cảng Thuận An sau một chuyến đi biển dài ngày, anh Trần Thanh H chủ tàu cá QNg … cho biết, khi mới đóng tàu anh cũng có trang bị đầy đủ áo phao, bình chữa cháy nhưng sau một thời gian không sử dụng, không lau chùi bảo dưỡng nên bình bị hư hỏng, từ đó anh cũng không sắm lại. Tàu cá của anh H. có công suất 250 CV, mỗi chuyến đi biển thường kéo dài chừng 10 – 15 ngày, phải trữ khoảng 10 ngàn lít dầu mới đủ. Trong khoang chứa, ngoài máy phát điện chạy tàu, dầu dự trữ, còn có thêm 5 bình gas để sẵn và bình ắc quy. “Vào cảng neo đậu là chúng tôi thay gas ở mấy tiệm gần đó nên cũng không thể biết được chất lượng bình, gas có đảm bảo không. Chuyện cháy nổ đều là may rủi, khi có cháy, nổ trên biển cũng khó mà cứu được”, anh H. phân trần.
Ngoài ra, các thiết bị, máy móc được sử dụng trên tàu đều dùng điện từ nguồn ắc quy có công suất cao. Thế nhưng, việc thường xuyên kiểm tra độ an toàn của các thiết bị điện lại không được ngư dân lưu tâm. Không những thế, phần lớn ngư dân thiếu kiến thức về PCCC như thản nhiên đun nước, hút thuốc, thắp hương ở những nơi dễ cháy nổ hay sử dụng điện, gas, xăng dầu tùy tiện; mạng lưới điện được đấu nối chằng chịt trong khoang tàu khá nhỏ nên nguy cơ cháy nổ rất cao nếu như bất cẩn.
Cần đẩy mạnh tuyên truyền
Theo ông Nguyễn Văn B., ngư dân chưa bao giờ được tập huấn về cách chữa cháy trên tàu khi đậu ở cảng cũng như khi làm việc trên biển. Vì vậy, khi xảy ra cháy ngư dân thường múc nước biển lên để dập lửa. Tuy nhiên, với diện tích tàu nhỏ, phần lớn vật dụng trang bị trên tàu đều là vật dễ cháy, nếu có hỏa hoạn xảy ra thì các thuyền viên trên tàu cũng khó lòng ứng phó. “Đúng là lâu nay anh em ngư dân chúng tôi còn chưa “mặn mà” lắm với việc trang bị kỹ năng, học hỏi các phương pháp phòng, chống cháy nổ. Nói dại chứ không may có cháy thì coi như trắng tay. Không những thế khi vào cảng các tàu cá thường neo đậu sát nhau nếu xảy ra cháy thì khả năng ảnh hưởng tới các tàu lân cận là rất lớn”, một ngư dân bộc bạch.
Nguy cơ xảy ra cháy nổ trên tàu là luôn thường trực và khi đã xảy ra thì rất khó ứng cứu, nhất là khi tàu đang hoạt động ở biển khơi. Việc trang bị kiến thức, kỹ năng PCCC cho ngư dân là vấn đề cấp thiết để thuyền viên yên tâm vươn khơi bám biển. Để làm tốt công tác phòng, chống cháy nổ trên cho tàu thuyền đánh cá, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động những người đi biển nâng cao ý thức trong công tác PCCC. Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC cho chủ tàu và những lao động trên tàu; đồng thời, yêu cầu chủ tàu trang bị dụng cụ, phương tiện PCCC và cứu nạn để phục vụ cho công tác PCCC, cứu hộ cứu nạn ban đầu. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra việc trang bị các phương tiện phòng cháy cần có trên tàu cũng như hướng dẫn cách sắp xếp, lắp đặt sử dụng các vật dụng dễ cháy, nổ đúng quy tắc là hết sức cần thiết.
Theo baothuathienhue.vn