PDA

View Full Version : Công tác đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở may mặc



Anphat Fire
04-07-2016, 10:37 AM
Thời gian vừa qua, tình hình cháy cả nước nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng diễn ra hết sức khó lường. Trong đó cháy tại các cơ sở may mặc hiện nay luôn tiềm ẩn những nguy cơ cháy cao, do các nguyên vật liệu sử dụng trong may mặc phần lớn là những nguyên vật liệu dễ cháy, do đó khi các cơ sở may mặc để xảy ra cháy sẽ gây rất nhiều khó khăn trong công tác chữa cháy cứu nạn cứu hộ và thiệt hại về người và tài sản là rất lớn. Điển hình như vụ cháy vào 6h15’ ngày 29/3/2016, 2000m2 khu xưởng may tầng 1 Công ty TNHH Thái Bình – Đường Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh bị thiêu rụi, hơn 100 máy may, 02 máy ép keo, nhiều nguyên liệu vải bị cháy, trần nhà đổ sập, rất may không gây thiệt hại về người.



http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/image/image_gallery?uuid=1984c6f3-f19c-4bac-8c32-a3fd78802ffe&groupId=10217&t=1459907318448
Hình ảnh vụ cháy tại tại xưởng may của Công ty TNHH Thái Bình – Đường Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh


Nhằm đảm bảo công tác an toàn phòng cháy chữa cháy, người đứng đầu các cơ sở may mặc, cũng những các cấp quản lý có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cụ thể như sau:

1. Ban hành nội quy PCCC phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công nhân chấp hành nghiêm các nội quy, quy định về PCCC, trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, nghiêm cấm v iệc thắp nhang thờ cúng và nấu nướng trong khu vực xưởng sản xuất.

2. Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy tại chỗ và hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng các phương tiện này, thường xuyên kiểm tra đảm bảo các phương tiện này luôn trong tình trạng hoạt động tốt và quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong nhà xưởng.

3. Xây dựng phương án xử lý kịp thời các nguy cơ cháy, nổ có thể xảy ra và tổ chức thực tập theo nội dung phương án đã đề ra.

4. Lắp đặt hệ thống thông gió, chống tụ khói, chống tác động của nhiệt trên lối thoát nạn, phòng tránh tạm thời; không để hàng hóa cản trở lối thoát nạn. Có sơ đồ chỉ dẫn lối thoát nạn chung cho các công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.

5. Lắp đặt thiết bị bảo vệ cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng; tách riêng biệt các hệ thống điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt. Lắp đặt hệ thống chống sét, chống rò điện phù hợp với từng loại cơ sở, có giải pháp chống tĩnh điện đối với dây chuyền sản xuất.

6. Tổ chức thẩm duyệt, nghiệm thu công trình về PCCC đối với các công trình thuộc diện thẩm duyệt nghiệm thu.

7. Không sử dụng vật liệu và chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn; xây tường ngăn cháy giữa các bộ phận sản xuất có diện tích lớn theo quy định, cửa đi qua tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định.

8. Bố trí, sắp xếp vật tư hàng hóa đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, thoát nạn theo quy định.

9. Tổ chức tuyên truyền kiến thức, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng tại chỗ để kịp thời khắc phục khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

10. Đường giao thông phải thông suốt đảm bảo cho xe chữa cháy hoạt động, tiếp cận thuận lợi trong mọi tình huống.

Để đảm bảo công tác an toàn phòng cháy chữa cháy trong suốt quá trình hoạt động tại các cơ sở may mặc, người đứng đầu các cơ sở, cũng những các cấp quản lý có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy cần phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định an toàn PCCC, thực hiện các biện pháp cụ thể nêu trên nhằm chủ động phòng ngừa nguy cơ cháy, nổ có thể xảy ra; góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đảm bảo cuộc sống yên bình và hạnh phúc của nhân dân.






Theo pccc.hochiminhcity.gov.vn