hoangsao
03-23-2016, 11:33 AM
Đến thời điểm này, vụ cháy rừng đầu nguồn xảy ra từ ngày 16/3 thuộc khu vực xã biên giới Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn cơ bản đã được khống chế. Đây là vụ cháy rừng đã được dự báo từ trước khi những cánh rừng ở khu vực này cây cối đã bị chết khô sau đợt rét đậm và băng tuyết cuối tháng một và có hiện tượng người dân lợi dụng để đốt nương làm rẫy. Nếu không quản lý được tình trạng này, thì với điều kiện thời tiết hanh khô như hiện nay, sẽ không chỉ địa bàn xã Na Ngoi mà còn rất nhiều khu vực bị băng tuyết trong đợt rét đậm vừa qua cũng sẽ có nguy cơ cháy rừng rất cao.
Trước khi xảy ra vụ cháy vào ngày 16/3, những cánh rừng thuộc xã Na Ngoi đều bị khô héo, gãy đổ. Cộng với thời điểm này mùa phát nương làm rẫy của đồng bào địa phương đang bắt đầu nên nguy cơ cháy rừng đã hiện rõ. Chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm khi đó cũng đã nhận thức được thực tế này nên đã cấm dân phát, đốt, những vạt nào mà dân đã phát xã sẽ đình chỉ. - Ông Mùa Dua Thái - Chủ tịch UBND xã Na Ngoi nói.
http://truyenhinhnghean.vn/dataimages/201603/original/images1271162_chay_rung_KS.jpg
Hiện trường vụ cháy ở núi Pu Mô, bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn
Vậy nhưng, chỉ sau ít hôm, cháy rừng đã xảy ra chính tại địa bàn này. Nguyên nhân ban đầu được xác định do người dân lợi dụng vào rừng đốt nương làm rẫy. Phải chăng những phương án, giải pháp được chính quyền địa phương nêu ra chưa thực sự được thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để. Và một yếu tố quan trọng nữa đó là, ý thức phòng, chống cháy rừng của người dân cũng chưa được nâng cao.
http://truyenhinhnghean.vn/dataimages/201603/original/images1271326_2016_03_21_150117.jpg
Mặc dù đã ý thức được nguy cơ cháy rừng sau đợt băng tuyết, nhưng tập quán đốt nương làm rẫy đã gây cháy rừng nghiêm trọng tại xã Na Ngoi - huyện Kỳ Sơn
Hiện nay, còn rất nhiều địa phương khác thuộc các huyện Quế Phong, Tương Dương có tình trạng rừng bị khô héo do băng tuyết. Chắc chắn sẽ lại có xảy ra cháy rừng ở những khu vực này nếu chủ quan. Với trên 30ha rừng bị khô héo, trong đó có hàng nghìn thân cây gãy đổ... là hiện trạng còn sót lại sau đợt rét đậm, rét hại, đầu năm nay tại các khu rừng phòng hộ, nguyên sinh thuộc tuyến biên giới Việt – Lào của xã Tam Hợp huyện Tương Dương. Nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao đối với khu vực này.
http://truyenhinhnghean.vn/dataimages/201603/original/images1271327_2016_03_21_150140.jpg
http://truyenhinhnghean.vn/dataimages/201603/original/images1271328_2016_03_21_150223.jpg
Những cánh rừng ở Tương Dương đã không còn màu xanh nữa..
http://truyenhinhnghean.vn/dataimages/201603/original/images1271329_2016_03_21_150305.jpg
Rừng khô héo ở Quế Phong... cảnh báo nguy cơ cháy cao
Sau khi xảy ra cháy rừng tại xã Na Ngoi, lực lượng phòng chống cháy rừng của xã Tam Hợp cũng đang tích cực thường xuyên vào các khu rừng bị héo, gãy đổ để kiểm tra, vận động nhân dân không được mang lửa vào rừng.
Ông Vi Mạnh Cầm - Phó chủ tịch UBND xã Tam Hợp, huyện Tương Dương cho biết: Thực tế những khu rừng bị thiệt hại do thiên tai do cây đã chết, lá rụng xuống, thảm thực vật rất dày. Nếu không cẩn thận, có giải pháp thì chỉ cần cẩu thả một tí là xảy ra cháy rừng.
Ông Hoàng Quốc Việt - Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cho biết thêm: Ngành kiểm lâm cũng đang tập trung chỉ đạo khoanh định lại những khu vực thiệt hại do rét đậm, rét hại vừa rồi gây ra. Đồng thời chỉ đạo các địa phương cùng kiểm lâm tăng cường kiểm tra, kiểm soát những khu vực bị chết khô để ngăn chặn kịp thời tình trạng lợi dụng cây chết để phát nương làm rẫy, gây nguy cơ cháy rừng.
Thực tế, các vụ cháy rừng tại địa bàn các huyện miền núi cao ở Nghệ An những năm gần đây đều có liên quan đến hoạt động đốt nương làm rẫy. Thiệt hại về rừng do con người gây ra sẽ còn lớn hơn thiên tai rất nhiều nếu không quản lý tốt, xử lý nghiêm tình trạng người dân xâm lấn, đốt phá rừng ngoài quy hoạch để sản xuất, gây cháy rừng như vụ việc ở xã Na Ngoi vừa qua.
Theo truyenhinhnghean.vn
Trước khi xảy ra vụ cháy vào ngày 16/3, những cánh rừng thuộc xã Na Ngoi đều bị khô héo, gãy đổ. Cộng với thời điểm này mùa phát nương làm rẫy của đồng bào địa phương đang bắt đầu nên nguy cơ cháy rừng đã hiện rõ. Chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm khi đó cũng đã nhận thức được thực tế này nên đã cấm dân phát, đốt, những vạt nào mà dân đã phát xã sẽ đình chỉ. - Ông Mùa Dua Thái - Chủ tịch UBND xã Na Ngoi nói.
http://truyenhinhnghean.vn/dataimages/201603/original/images1271162_chay_rung_KS.jpg
Hiện trường vụ cháy ở núi Pu Mô, bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn
Vậy nhưng, chỉ sau ít hôm, cháy rừng đã xảy ra chính tại địa bàn này. Nguyên nhân ban đầu được xác định do người dân lợi dụng vào rừng đốt nương làm rẫy. Phải chăng những phương án, giải pháp được chính quyền địa phương nêu ra chưa thực sự được thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để. Và một yếu tố quan trọng nữa đó là, ý thức phòng, chống cháy rừng của người dân cũng chưa được nâng cao.
http://truyenhinhnghean.vn/dataimages/201603/original/images1271326_2016_03_21_150117.jpg
Mặc dù đã ý thức được nguy cơ cháy rừng sau đợt băng tuyết, nhưng tập quán đốt nương làm rẫy đã gây cháy rừng nghiêm trọng tại xã Na Ngoi - huyện Kỳ Sơn
Hiện nay, còn rất nhiều địa phương khác thuộc các huyện Quế Phong, Tương Dương có tình trạng rừng bị khô héo do băng tuyết. Chắc chắn sẽ lại có xảy ra cháy rừng ở những khu vực này nếu chủ quan. Với trên 30ha rừng bị khô héo, trong đó có hàng nghìn thân cây gãy đổ... là hiện trạng còn sót lại sau đợt rét đậm, rét hại, đầu năm nay tại các khu rừng phòng hộ, nguyên sinh thuộc tuyến biên giới Việt – Lào của xã Tam Hợp huyện Tương Dương. Nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao đối với khu vực này.
http://truyenhinhnghean.vn/dataimages/201603/original/images1271327_2016_03_21_150140.jpg
http://truyenhinhnghean.vn/dataimages/201603/original/images1271328_2016_03_21_150223.jpg
Những cánh rừng ở Tương Dương đã không còn màu xanh nữa..
http://truyenhinhnghean.vn/dataimages/201603/original/images1271329_2016_03_21_150305.jpg
Rừng khô héo ở Quế Phong... cảnh báo nguy cơ cháy cao
Sau khi xảy ra cháy rừng tại xã Na Ngoi, lực lượng phòng chống cháy rừng của xã Tam Hợp cũng đang tích cực thường xuyên vào các khu rừng bị héo, gãy đổ để kiểm tra, vận động nhân dân không được mang lửa vào rừng.
Ông Vi Mạnh Cầm - Phó chủ tịch UBND xã Tam Hợp, huyện Tương Dương cho biết: Thực tế những khu rừng bị thiệt hại do thiên tai do cây đã chết, lá rụng xuống, thảm thực vật rất dày. Nếu không cẩn thận, có giải pháp thì chỉ cần cẩu thả một tí là xảy ra cháy rừng.
Ông Hoàng Quốc Việt - Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cho biết thêm: Ngành kiểm lâm cũng đang tập trung chỉ đạo khoanh định lại những khu vực thiệt hại do rét đậm, rét hại vừa rồi gây ra. Đồng thời chỉ đạo các địa phương cùng kiểm lâm tăng cường kiểm tra, kiểm soát những khu vực bị chết khô để ngăn chặn kịp thời tình trạng lợi dụng cây chết để phát nương làm rẫy, gây nguy cơ cháy rừng.
Thực tế, các vụ cháy rừng tại địa bàn các huyện miền núi cao ở Nghệ An những năm gần đây đều có liên quan đến hoạt động đốt nương làm rẫy. Thiệt hại về rừng do con người gây ra sẽ còn lớn hơn thiên tai rất nhiều nếu không quản lý tốt, xử lý nghiêm tình trạng người dân xâm lấn, đốt phá rừng ngoài quy hoạch để sản xuất, gây cháy rừng như vụ việc ở xã Na Ngoi vừa qua.
Theo truyenhinhnghean.vn