Anphat Fire
03-17-2016, 11:07 AM
NASA thông báo họ đang lên kế hoạch đốt một ngọn lửa lớn trong vũ trụ vào ngày 22/3 để tìm hiểu cơ chế lây lan của đám cháy trong môi trường chân không.
Daily Mail cho biết, thử nghiệm sẽ diễn ra sau khi một tàu vận tải Cygnus tách khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế và di chuyển tới "khoảng cách an toàn" vào ngày 22/3. Bên trong tàu, một hộp kín chứa hỗn hợp bông - sợi thủy tinh sẽ bốc cháy. Đây là thử nghiệm quan trọng đối với hoạt động thám hiểm những thiên thể xa xôi.
Theo NASA, hiểu biết cơ chế lan rộng của lửa trong môi trường chân không là yếu tố rất quan trọng đối với sự an toàn của các phi hành gia sống và làm việc trong vũ trụ.
http://2.i.baomoi.xdn.vn/w460x/16/03/16/61/18895306/1_33081.jpg
Hình minh họa phi thuyền vận tải Cygnus của Mỹ bay trong vũ trụ. Đồ họa: NASA
Mặc dù NASA từng thực hiện nhiều thử nghiệm trên các tàu con thoi của họ và ISS, nguy cơ đối với các phi hành gia khiến họ phải hạn chế quy mô và phạm vi của thử nghiệm.
Saffire, tên của loạt thử nghiệm lửa, sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về phản ứng cháy trong môi trường chân không với phạm vi lớn hơn nhiều.
“Đám cháy trên phi thuyền là một trong những mối lo về an toàn đối với phi hành gia mà NASA và cộng đồng thám hiểm vũ trụ trên thế giới quan tâm”, Gary Ruff, người quản lý dự án Saffire, phát biểu.
Do thử nghiệm diễn ra ở vị trí xa ISS nên nguy cơ đối với các phi hành gia trên trạm bằng không.
Mỗi thử nghiệm Saffire sẽ diễn ra bên trong một module có kích thước 90 x 150 cm, chia thành hai khoang. Các chuyên gia đặt nhiều cảm biến, camera độ phân giải cao và thiết bị xử lý tín hiệu bên trong module để theo dõi đám cháy.
“Chúng tôi muốn trả lời hai câu hỏi với Saffire. Thứ nhất, một ngọn lửa bốc lên phía trên sẽ tiếp tục lan rộng hay môi trường chân không sẽ khiến nó không thể lan rộng? Thứ hai, những loại vải, nguyên liệu nào sẽ bắt lửa trong môi trường chân không và chúng sẽ cháy thế nào?”, David Urban, trưởng nhóm phân tích dữ liệu của dự án Saffire, tiết lộ.
Các chuyên gia chỉ cần vài giờ để thực hiện thử nghiệm, nhưng Cygnus sẽ trôi nổi trong không gian trong 7 ngày để bảo đảm rằng quá trình truyền dữ liệu về mặt đất diễn ra thuận lợi.
Theo baomoi.com
Daily Mail cho biết, thử nghiệm sẽ diễn ra sau khi một tàu vận tải Cygnus tách khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế và di chuyển tới "khoảng cách an toàn" vào ngày 22/3. Bên trong tàu, một hộp kín chứa hỗn hợp bông - sợi thủy tinh sẽ bốc cháy. Đây là thử nghiệm quan trọng đối với hoạt động thám hiểm những thiên thể xa xôi.
Theo NASA, hiểu biết cơ chế lan rộng của lửa trong môi trường chân không là yếu tố rất quan trọng đối với sự an toàn của các phi hành gia sống và làm việc trong vũ trụ.
http://2.i.baomoi.xdn.vn/w460x/16/03/16/61/18895306/1_33081.jpg
Hình minh họa phi thuyền vận tải Cygnus của Mỹ bay trong vũ trụ. Đồ họa: NASA
Mặc dù NASA từng thực hiện nhiều thử nghiệm trên các tàu con thoi của họ và ISS, nguy cơ đối với các phi hành gia khiến họ phải hạn chế quy mô và phạm vi của thử nghiệm.
Saffire, tên của loạt thử nghiệm lửa, sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về phản ứng cháy trong môi trường chân không với phạm vi lớn hơn nhiều.
“Đám cháy trên phi thuyền là một trong những mối lo về an toàn đối với phi hành gia mà NASA và cộng đồng thám hiểm vũ trụ trên thế giới quan tâm”, Gary Ruff, người quản lý dự án Saffire, phát biểu.
Do thử nghiệm diễn ra ở vị trí xa ISS nên nguy cơ đối với các phi hành gia trên trạm bằng không.
Mỗi thử nghiệm Saffire sẽ diễn ra bên trong một module có kích thước 90 x 150 cm, chia thành hai khoang. Các chuyên gia đặt nhiều cảm biến, camera độ phân giải cao và thiết bị xử lý tín hiệu bên trong module để theo dõi đám cháy.
“Chúng tôi muốn trả lời hai câu hỏi với Saffire. Thứ nhất, một ngọn lửa bốc lên phía trên sẽ tiếp tục lan rộng hay môi trường chân không sẽ khiến nó không thể lan rộng? Thứ hai, những loại vải, nguyên liệu nào sẽ bắt lửa trong môi trường chân không và chúng sẽ cháy thế nào?”, David Urban, trưởng nhóm phân tích dữ liệu của dự án Saffire, tiết lộ.
Các chuyên gia chỉ cần vài giờ để thực hiện thử nghiệm, nhưng Cygnus sẽ trôi nổi trong không gian trong 7 ngày để bảo đảm rằng quá trình truyền dữ liệu về mặt đất diễn ra thuận lợi.
Theo baomoi.com