hoangsao
03-11-2016, 04:14 PM
Trong thời gian gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ cháy tại các công trình, nhà dạng ống, trong đó có những vụ cháy nhà dân thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội khuyến cáo người dân cách thoát nạn và xử lý khi xảy ra cháy tại nhà, công trình dạng ống.
Trong những ngày cuối năm 2015 và đầu năm 2016 đã xảy ra rất nhiều vụ cháy tại các công trình và nhà ở đô thị dạng ống, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Những người ở bên trong các công trình này đều thụ động, lúng túng trong việc thoát nạn và xử lý khi xảy ra cháy, nổ bất ngờ xảy ra gây nên những hậu quả đáng tiếc.
Một số vụ cháy điển hình:
Vào khoảng 0h10 phút ngày 02/12/2015 xảy ra vụ cháy tại nhà dân ở ngõ 31 Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đây là công trình có kết cấu dạng ống (3 mặt tiếp giáp công trình xung quanh) dùng làm nhà ở và kết hợp hoạt động kinh doanh cá thể. Tầng 1 có một số máy móc và vải phục vụ hoạt động may mặc; tầng 02 dùng làm kho chứa vải. Khu vực xảy ra cháy tại tầng 2 của ngôi nhà, nên đám cháy phát triển rất mạnh. Khi xảy ra cháy mọi người có mặt ở các tầng phía trên, có 01 người đã nhảy từ tầng 3 xuống đất để thoát nạn, 02 người cao tuổi bị mắc kẹt trong đám cháy. Nhận được tin báo cháy, Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội đã nhanh chóng điều động 05 xe chữa cháy và xe thang tới hiện trường. Lực lượng Cảnh sát PC&CC thành phố đã triển khai sử dụng xe thang cứu người bị nạn và đồng thời phun nước chữa cháy, ngăn cháy lan để khống chế, dập tắt đám cháy.
http://canhsatpccc.hanoi.gov.vn/Uploaded/manhtuan/2016_03_08/1.jpg?maxwidth=600
Hiện trường tầng 2 nơi xảy ra cháy
Sau thời gian khẩn trương và tích cực cứu chữa, đến khoảng 01h15 phút cùng ngày đám cháy cơ bản được khống chế dập tắt và đưa 02 người bị nạn ra khỏi đám cháy an toàn.
Khoảng 08 giờ 30 phút ngày 29/12/2015, một đám cháy xảy ra tại nhà dân ) cao 4 tầng (kết cấu dạng ống) ở đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
http://canhsatpccc.hanoi.gov.vn/Uploaded/manhtuan/2016_03_08/2.jpg?maxwidth=600
Hiện trường tầng 1 nơi xảy ra cháy
Đám cháy xảy ra ở tầng 1 và nhanh chóng khói khí độc lan truyền lên các tầng phía trên. Do ngôi nhà bị khóa bên trong nên lực lượng Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội phải sử dụng các công cụ phá dỡ, triển khai chữa cháy từ tầng 3 của nhà đối diện để dập tắt đám cháy. Sau khi đám cháy được dập tắt, lục lượng chữa cháy kiểm tra hiện trường phát hiện có 01 người tử vong do ngạt khói.
Khoảng 02 giờ 45 phút ngày 5/3/2016, một đám cháy đã xảy ra tại nhà dân, ở ngõ 366 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
http://canhsatpccc.hanoi.gov.vn/Uploaded/manhtuan/2016_03_08/3.jpg?maxwidth=600
Tầng 1 của ngôi nhà nơi xảy ra cháy
Đây là công trình được cho thuê để kinh doanh và phòng ở. Tầng 1 của ngôi nhà được sử dụng kinh doanh điện thoại và phụ kiện điện tử, tầng 2 đến 4 cho thuê phòng ở. Ngọn lửa bùng phát từ khu vực bếp tại tầng 1 của ngôi nhà và nhanh chóng bốc khói lan lên các tầng phía trên. Nhận được tin báo cháy, Phòng Cảnh sát PC&CC số 3 đã nhanh chóng điều 02 xe chữa cháy tới hiện trường cứu người bị nạn và khống chế, dập tắt đám cháy. Khi xảy ra cháy có 06 người ở trong ngôi nhà bị thương do tác động của khói, lửa và 01 người bị thương nặng do nhảy từ tầng 3 xuống để thoát nạn.
Từ những vụ cháy nêu trên có đặc điểm bất cập chung là:
- Các công trình đều là nhà dạng ống. Nhà có diện tích không lớn nên không có lối ra thoát nạn an toàn, chỉ có duy nhất 01 cầu thang bộ bên trong nhà để hở. Thang bộ này cũng không đảm bảo chiều rộng, có bậc thang hình rẻ quạt và không kín để có thể ngăn được khói do vậy khi có cháy khói sẽ theo đường thang bộ này lên tất cả các tầng.
- Tầng 1 thường bố trí để xe máy, phòng bếp (sử dụng đun nấu gas), các vật dụng dễ cháy … hoặc tận dụng diện tích để kinh doanh chiếm hết các lối đi do vậy khi xảy ra sự cố cháy, nổ tại tầng này thì người bên trong ngôi nhà rất khó khăn để thoát nạn.
- Ban công, lô gia các tầng (thường chỉ có ở mặt trước của nhà), người dân thường làm lồng sắt, chuồng cọp, hoặc xây kín (không có ban công); Cửa ra mái của ngôi nhà cũng thường được khóa và làm kiên cố, một số ngôi nhà tận dụng tầng mái làm các phòng ở hoặc xây tường kín dẫn đến không có lối ra khẩn cấp và các vị trí lánh nạn tạm thời chờ lực lượng cứu nạn ứng cứu.
- Nhiều hộ kinh doanh sử dụng biển quảng cáo, đấu nối, câu móc điện che hết các ban công, lô gia nên khi xảy ra sự cố cháy, nổ lực lượng Cảnh sát PC&CC rất khó khăn trong việc tiếp cận, triển khai cứu nạn và chữa cháy.
- Nhiều hộ dân bố trí nơi thờ cúng chưa hợp lý, mặt tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ làm bằng vật liệu dễ cháy. Đèn, hương, nến đặt phía trên, gần các vật dễ cháy và dự trữ nhiều vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ; khi đốt vàng mã không có người trông coi, che chắn để xảy ra cháy hoặc không đảm bảo an toàn khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt đun nấu dẫn đến cháy lan.
- Trong nhà không trang bị các phương tiện chữa cháy tối thiểu như bình chữa cháy, dụng cụ trữ nước, dụng cụ phá dỡ …
- Trong nhà thường tập trung nhiều người ở nhiều độ tuổi, khác nhau về trình độ, nhận thức và giờ giấc sinh hoạt. Mọi người hiểu biết chưa cao về những kỹ năng thoát nạn, xử lý khi có những tình huống cháy, nổ xảy ra.
Để đảm bảo an toàn PCCC và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra trong thời gian tới, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội khuyến cáo người dân sống và làm việc tại nhà, công trình dạng ống cách thoát nạn và xử lý khi xảy ra cháy, nổ như sau:
- Trong quá trình sinh hoạt, kinh doanh người dân không nên để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở gần nơi đun nấu, lối ra cửa chính, cầu thang (như ô tô, xe máy…). Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ với số lượng ít nhất; ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt; thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu... phải kín.
- Tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện khi không sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, thay thế đường dây dẫn điện đã cũ, hỏng; lắp đặt các thiết bị bảo vệ như cầu chì, dơ le, attomat … cho từng khu vực.
- Tại các tầng phải bố trí ban công, logia thông thoáng, không lắp đặt các biển quảng cáo lớn che hết mặt tiền; không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can, trường hợp đã lắp thì có cửa (đảm bảo đủ kích thước) chốt trong và không được khoá. Nếu có khóa thì cần trang bị búa, rìu và treo chìa khóa bên cạnh, trường hợp cửa có nhiều khoá nên sử dụng các loại khoá kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khoá dễ thấy, dễ lấy. Khi điều kiện cho phép thì xây dựng các tường ngăn cách giữa ban công với các ô cửa sổ, lỗ mở của các gian phòng khác để ngăn cháy và ngăn khói, nhiệt tác động vào ban công an toàn cho việc thoát nạn.
- Sân thượng, tầng mái của ngôi nhà cần bố trí khoảng thông thoáng và các lối có thể sang được mái nhà bên cạnh.
- Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy; trang bị bình chữa cháy, búa, rìu, phương tiện phá dỡ đặt ở bên trong nhà. Mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ, phương tiện chữa cháy đã được trang bị.
- Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra phải bình tĩnh xử lý, tìm lối thoát nạn an toàn, đồng thời báo cho mọi người xung quanh để kịp thời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tuyệt đối không nhảy xuống phía dưới để thoát nạn trừ khi có đệm hơi và sự hướng dẫn của lực lượng Cảnh sát PC&CC. Trong khi di chuyển cần cúi thấp người (có thể bò khom), đặc biệt chú ý khi có trẻ em thoát nạn, cần sử dụng khăn, vải nhúng ướt bịt mũi hoặc trùm chăn ướt lên người trẻ nhỏ trong quá trình di chuyển thoát nạn để hạn chế khói khí độc xâm nhập vào đường hô hấp và bị bỏng do lửa gây ra;
- Báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PC&CC theo số điện thoại 114, đồng thời sử dụng trang thiết bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ để chữa cháy ngay tại thời điểm ban đầu.
Theo canhsatpccc.hanoi.gov.vn
Trong những ngày cuối năm 2015 và đầu năm 2016 đã xảy ra rất nhiều vụ cháy tại các công trình và nhà ở đô thị dạng ống, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Những người ở bên trong các công trình này đều thụ động, lúng túng trong việc thoát nạn và xử lý khi xảy ra cháy, nổ bất ngờ xảy ra gây nên những hậu quả đáng tiếc.
Một số vụ cháy điển hình:
Vào khoảng 0h10 phút ngày 02/12/2015 xảy ra vụ cháy tại nhà dân ở ngõ 31 Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đây là công trình có kết cấu dạng ống (3 mặt tiếp giáp công trình xung quanh) dùng làm nhà ở và kết hợp hoạt động kinh doanh cá thể. Tầng 1 có một số máy móc và vải phục vụ hoạt động may mặc; tầng 02 dùng làm kho chứa vải. Khu vực xảy ra cháy tại tầng 2 của ngôi nhà, nên đám cháy phát triển rất mạnh. Khi xảy ra cháy mọi người có mặt ở các tầng phía trên, có 01 người đã nhảy từ tầng 3 xuống đất để thoát nạn, 02 người cao tuổi bị mắc kẹt trong đám cháy. Nhận được tin báo cháy, Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội đã nhanh chóng điều động 05 xe chữa cháy và xe thang tới hiện trường. Lực lượng Cảnh sát PC&CC thành phố đã triển khai sử dụng xe thang cứu người bị nạn và đồng thời phun nước chữa cháy, ngăn cháy lan để khống chế, dập tắt đám cháy.
http://canhsatpccc.hanoi.gov.vn/Uploaded/manhtuan/2016_03_08/1.jpg?maxwidth=600
Hiện trường tầng 2 nơi xảy ra cháy
Sau thời gian khẩn trương và tích cực cứu chữa, đến khoảng 01h15 phút cùng ngày đám cháy cơ bản được khống chế dập tắt và đưa 02 người bị nạn ra khỏi đám cháy an toàn.
Khoảng 08 giờ 30 phút ngày 29/12/2015, một đám cháy xảy ra tại nhà dân ) cao 4 tầng (kết cấu dạng ống) ở đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
http://canhsatpccc.hanoi.gov.vn/Uploaded/manhtuan/2016_03_08/2.jpg?maxwidth=600
Hiện trường tầng 1 nơi xảy ra cháy
Đám cháy xảy ra ở tầng 1 và nhanh chóng khói khí độc lan truyền lên các tầng phía trên. Do ngôi nhà bị khóa bên trong nên lực lượng Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội phải sử dụng các công cụ phá dỡ, triển khai chữa cháy từ tầng 3 của nhà đối diện để dập tắt đám cháy. Sau khi đám cháy được dập tắt, lục lượng chữa cháy kiểm tra hiện trường phát hiện có 01 người tử vong do ngạt khói.
Khoảng 02 giờ 45 phút ngày 5/3/2016, một đám cháy đã xảy ra tại nhà dân, ở ngõ 366 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
http://canhsatpccc.hanoi.gov.vn/Uploaded/manhtuan/2016_03_08/3.jpg?maxwidth=600
Tầng 1 của ngôi nhà nơi xảy ra cháy
Đây là công trình được cho thuê để kinh doanh và phòng ở. Tầng 1 của ngôi nhà được sử dụng kinh doanh điện thoại và phụ kiện điện tử, tầng 2 đến 4 cho thuê phòng ở. Ngọn lửa bùng phát từ khu vực bếp tại tầng 1 của ngôi nhà và nhanh chóng bốc khói lan lên các tầng phía trên. Nhận được tin báo cháy, Phòng Cảnh sát PC&CC số 3 đã nhanh chóng điều 02 xe chữa cháy tới hiện trường cứu người bị nạn và khống chế, dập tắt đám cháy. Khi xảy ra cháy có 06 người ở trong ngôi nhà bị thương do tác động của khói, lửa và 01 người bị thương nặng do nhảy từ tầng 3 xuống để thoát nạn.
Từ những vụ cháy nêu trên có đặc điểm bất cập chung là:
- Các công trình đều là nhà dạng ống. Nhà có diện tích không lớn nên không có lối ra thoát nạn an toàn, chỉ có duy nhất 01 cầu thang bộ bên trong nhà để hở. Thang bộ này cũng không đảm bảo chiều rộng, có bậc thang hình rẻ quạt và không kín để có thể ngăn được khói do vậy khi có cháy khói sẽ theo đường thang bộ này lên tất cả các tầng.
- Tầng 1 thường bố trí để xe máy, phòng bếp (sử dụng đun nấu gas), các vật dụng dễ cháy … hoặc tận dụng diện tích để kinh doanh chiếm hết các lối đi do vậy khi xảy ra sự cố cháy, nổ tại tầng này thì người bên trong ngôi nhà rất khó khăn để thoát nạn.
- Ban công, lô gia các tầng (thường chỉ có ở mặt trước của nhà), người dân thường làm lồng sắt, chuồng cọp, hoặc xây kín (không có ban công); Cửa ra mái của ngôi nhà cũng thường được khóa và làm kiên cố, một số ngôi nhà tận dụng tầng mái làm các phòng ở hoặc xây tường kín dẫn đến không có lối ra khẩn cấp và các vị trí lánh nạn tạm thời chờ lực lượng cứu nạn ứng cứu.
- Nhiều hộ kinh doanh sử dụng biển quảng cáo, đấu nối, câu móc điện che hết các ban công, lô gia nên khi xảy ra sự cố cháy, nổ lực lượng Cảnh sát PC&CC rất khó khăn trong việc tiếp cận, triển khai cứu nạn và chữa cháy.
- Nhiều hộ dân bố trí nơi thờ cúng chưa hợp lý, mặt tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ làm bằng vật liệu dễ cháy. Đèn, hương, nến đặt phía trên, gần các vật dễ cháy và dự trữ nhiều vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ; khi đốt vàng mã không có người trông coi, che chắn để xảy ra cháy hoặc không đảm bảo an toàn khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt đun nấu dẫn đến cháy lan.
- Trong nhà không trang bị các phương tiện chữa cháy tối thiểu như bình chữa cháy, dụng cụ trữ nước, dụng cụ phá dỡ …
- Trong nhà thường tập trung nhiều người ở nhiều độ tuổi, khác nhau về trình độ, nhận thức và giờ giấc sinh hoạt. Mọi người hiểu biết chưa cao về những kỹ năng thoát nạn, xử lý khi có những tình huống cháy, nổ xảy ra.
Để đảm bảo an toàn PCCC và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra trong thời gian tới, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội khuyến cáo người dân sống và làm việc tại nhà, công trình dạng ống cách thoát nạn và xử lý khi xảy ra cháy, nổ như sau:
- Trong quá trình sinh hoạt, kinh doanh người dân không nên để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở gần nơi đun nấu, lối ra cửa chính, cầu thang (như ô tô, xe máy…). Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ với số lượng ít nhất; ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt; thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu... phải kín.
- Tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện khi không sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, thay thế đường dây dẫn điện đã cũ, hỏng; lắp đặt các thiết bị bảo vệ như cầu chì, dơ le, attomat … cho từng khu vực.
- Tại các tầng phải bố trí ban công, logia thông thoáng, không lắp đặt các biển quảng cáo lớn che hết mặt tiền; không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can, trường hợp đã lắp thì có cửa (đảm bảo đủ kích thước) chốt trong và không được khoá. Nếu có khóa thì cần trang bị búa, rìu và treo chìa khóa bên cạnh, trường hợp cửa có nhiều khoá nên sử dụng các loại khoá kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khoá dễ thấy, dễ lấy. Khi điều kiện cho phép thì xây dựng các tường ngăn cách giữa ban công với các ô cửa sổ, lỗ mở của các gian phòng khác để ngăn cháy và ngăn khói, nhiệt tác động vào ban công an toàn cho việc thoát nạn.
- Sân thượng, tầng mái của ngôi nhà cần bố trí khoảng thông thoáng và các lối có thể sang được mái nhà bên cạnh.
- Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy; trang bị bình chữa cháy, búa, rìu, phương tiện phá dỡ đặt ở bên trong nhà. Mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ, phương tiện chữa cháy đã được trang bị.
- Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra phải bình tĩnh xử lý, tìm lối thoát nạn an toàn, đồng thời báo cho mọi người xung quanh để kịp thời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tuyệt đối không nhảy xuống phía dưới để thoát nạn trừ khi có đệm hơi và sự hướng dẫn của lực lượng Cảnh sát PC&CC. Trong khi di chuyển cần cúi thấp người (có thể bò khom), đặc biệt chú ý khi có trẻ em thoát nạn, cần sử dụng khăn, vải nhúng ướt bịt mũi hoặc trùm chăn ướt lên người trẻ nhỏ trong quá trình di chuyển thoát nạn để hạn chế khói khí độc xâm nhập vào đường hô hấp và bị bỏng do lửa gây ra;
- Báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PC&CC theo số điện thoại 114, đồng thời sử dụng trang thiết bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ để chữa cháy ngay tại thời điểm ban đầu.
Theo canhsatpccc.hanoi.gov.vn