hoangsao
12-23-2015, 11:06 AM
Sau khi sử dụng ma túy tổng hợp dạng “đá” không ít người đã rơi vào trạng thái hoang tưởng hay còn gọi là bị “ngáo đá” và không làm chủ được hành vi của mình. Họ không chỉ gây nguy hiểm cho những người xung quanh mà còn tự gây ra nguy hiểm cho chính bản thân mình bằng đủ những cách không giống ai như trèo lên nóc nhà cao tầng, trèo lên cây, lên đỉnh tháp... rồi đòi… nhảy xuống. Những lúc này nhiệm vụ “giải cứu” những kẻ “ngáo đá” được trao cho lực lượng Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, hoặc lực lượng công an. Đối mặt với những đối tượng này lực lượng giải cứu luôn gặp phải những tình huống thót tim.
http://canhsatpccc.hanoi.gov.vn/Uploaded/nguyentuyetmai/2015_12_21/thanh-nien-ngao-da-1.jpg?maxwidth=600
Cứ “ngáo” là… trèo
Sáng sớm ngày 3-12, khu phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) đang chìm trong giấc ngủ đông ấm áp bỗng bị thức giấc bởi những tiếng gào thét liên tục phát ra từ trên một ngọn cây cao. Khi quan sát kỹ thì những tiếng gào thét đó là từ một người đàn ông khoảng hơn 30 tuổi mặc áo cộc tay, quần thu đông đang nhảy nhót trên ngọn cây bàng cao hơn 5m. Vừa nhảy, người này vừa kêu: “Bố mẹ ơi cứu con với”; “Người dân cả phố ơi thức dậy đi”... Người dân đã thông báo cho lực lượng công an đến thuyết phục nhưng thanh niên này bất hợp tác, tiếp tục hò hét, “nhảy múa” trên cây.
Khi lực Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ thuộc Phòng CSPCCC số 8 cùng xe thang đến hiện trường, phao an toàn được căng ra nhưng mỗi khi lực lượng cứu hộ trèo lên cây, người này lại dùng cành cây đánh, không cho ai tiếp cận. Lực lượng cứu hộ đã phải cho thang vào gần ngọn cây chỗ thanh niên “ngáo đá” đu, đồng thời tiếp cận từ các hướng khác nhau trên cây để khống chế. Đến khoảng 8h30’, lực lượng cứu hộ cùng công an mới bắt được thanh niên này trong khi anh ta vẫn chống cự quyết liệt.
Trước đó không lâu, khoảng 6h sáng 5-11, tại khu vực đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7 (TP.HCM) nhiều người đã giật mình hốt hoảng khi thấy một người đàn ông trong trạng thái “ngáo đá” đang ngồi “an tọa” trên tấm đan cửa sổ nhỏ của một nhà trẻ cao khoảng 20m so với mặt đất. Khi thấy lực lượng cứu hộ cứu nạn có mặt ở hiện trường, người đàn ông này liền chửi bới, la hét và ném những vật dụng từ trên tấm đan cửa sổ xuống đất.
Sau hơn 2 giờ thuyết phục “giải cứu” kẻ ngáo đá không được, khoảng 8h10’ cùng ngày, lực lượng cứu nạn cứu hộ đã dùng 2 xe thang tiếp cận được đối tượng “ngáo đá” rồi khống chế đưa về trụ sở công an. Theo điều tra, đối tượng này thuê khách sạn bên cạnh ngủ qua đêm, khi phê ma túy “đá” liền trèo lên tấm đan nhà bên cạnh để… quậy.
Một vụ việc khác cũng xảy ra cách đây chưa lâu, đó là khoảng 3h sáng 27-9, một nam thanh niên khoảng 25-26 tuổi trong tình trạng bị “ngáo đá”, cởi trần ngồi cheo leo trên cửa sổ nhỏ, thuộc tầng 21 chung cư Packexim, số 49, ngõ 15 An Dương Vương, phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội liên tục la ó và chửi bới. Ngoài ra, nam thanh niên này đã đập vỡ cửa kính và trèo lên ngồi ở cửa sổ, thò chân ra ngoài khoảng không của tòa nhà đồng thời dùng gạch ném xuống dân, gây nguy hiểm cho cư dân của chung cư.
Nhận được tin báo, CAP Phú Thượng đã tổ chức lực lượng xuống hiện trường, xác định nơi nam thanh niên đang gây rối thuộc phòng để rác tại tầng 21 của tòa nhà. Ngay sau đó, các lực lượng gồm CAQ Tây Hồ, Phòng Cảnh sát PCCC Bắc Thăng Long đã tập trung vận động, thuyết phục đối tượng. Lực lượng cứu hộ còn huy động cả xe thang, xe cứu thương đến hiện trường. Lúc này, các tổ công tác chia làm nhiều hướng, một mặt tổ chức trực ở cửa sổ tầng 20 để trấn an, thuyết phục ngăn không cho nam thanh niên nhảy xuống.
Mặt khác, đệm hơi được bơm căng đề phòng nam thanh niên nhảy từ tầng 21 xuống đất. Tại thời điểm này, nam thanh niên lúc thì nhoài người ra bên ngoài ô cửa sổ, lúc nằm vắt vẻo bên bậu cửa, khi lại trèo hẳn ra ngoài, buông thẳng 2 chân chực nhảy… Mất nhiều giờ vận động, thuyết phục nhưng nam thanh niên này vẫn “cố thủ” ngồi trên cửa sổ. Đến 10h35’, các lực lượng mới khống chế được nam thanh niên, đưa về trụ sở CAP để làm rõ sự việc.
Nghề thót tim
Theo Thượng tá Trương Đức Dũng, Phó trưởng Phòng Cứu nạn cứu hộ, Cảnh sát PCCC, cứu nạn cứu hộ TP Hà Nội, trong thời gian gần đây, đã xảy ra không ít trường hợp một bộ phận thanh thiếu niên sử dụng ma túy tổng hợp dạng “đá” đã dẫn tới việc mất kiểm soát về hành vi nên hay trèo lên những khu vực nguy hiểm như trên nóc nhà cao tầng, trên cây... Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng PCCC bao giờ cũng nhanh chóng cử lực lượng xuống để tiến hành “giải cứu”.
Tuy nhiên, khác với những trường hợp cứu hộ thông thường, những người bị “ngáo đá” thường bất hợp tác với lực lượng cứu nạn cứu hộ. Khi tiến hành “giải cứu” những người bị “ngáo đá” bao giờ lực lượng giải cứu cũng phải tìm mọi cách để tiếp cận một cách an toàn đề phòng trường hợp những người bị “ngáo đá” có phản ứng tiêu cực. Ngoài ra, lực lượng cứu hộ cứu nạn cũng phải tìm mọi cách để thuyết phục để tránh trường hợp người “ngáo đá” có hành vi vượt quá giới hạn để đảm bảo mạng sống cho họ.
Do ở trong trạng thái bị ảo giác, không làm chủ được hành vi, lúc nào cũng tưởng tượng có người đang đuổi bắt hoặc dọa giết mình nên hành động của những người bị “ngáo đá” rất bất thường. Do vậy khi giải cứu những người bị “ngáo đá”, lực lượng cứu hộ cứu nạn luôn xác định phải luôn đối mặt với những tình huống nguy hiểm, bất ngờ có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Đại úy Trương Tuấn Vinh, Đội phó Đội Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Phòng Cảnh sát PCCC số 3 vẫn còn nhớ như in câu chuyện về cuộc giải cứu nghẹt thở một thanh niên bị “ngáo đá”.
Hôm đó là buổi sáng ngày 21-7, người dân ở gần chùa Cót, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy hốt hoảng khi thấy một thanh niên đứng trên bảo tháp 11 tầng cao khoảng hơn 30m. Khi nhận được thông tin của CAP Yên Hòa, lực lượng cứu hộ cứu nạn do trực tiếp Đại úy Trương Tuấn Vinh chỉ huy đã có mặt tại hiện trường. Sau khi nhận định tình hình, Đại úy Vinh đã cho triển khai đệm dưới mặt đất và gọi về đơn vị xin thêm chi viện là xe cứu hộ và đệm nhảy. Do tòa tháp có 2 mặt tiếp giáp với vườn của ngôi chùa nên lực lượng cứu nạn chỉ có thể trải đệm nhảy của tòa tháp hướng vào phía trong sân chùa.
Sau khi nhận định tình hình, Đại úy Trương Tuấn Vinh cùng một đồng chí Tiểu đội trưởng đã trực tiếp leo lên tòa tháp để tiếp cận và thuyết phục đối tượng này. Để đối tượng không bị cảm giác lo sợ, các anh đã hóa trang chỉ mặc đồ bình thường và mang theo đồ phòng hộ chỉ là… một sợi dây thừng dài 5m. Do từ lưng chừng tháp, không có cầu thang bộ nên Đại úy Vinh và đồng đội buộc phải bám vào các xà ngang và các khe hở để leo lên tầng trên cùng. Càng lên cao, ngọn tháp càng bé lại. Khi trèo qua cửa tò vò để lên tiếp cận đối tượng lúc này vị trí để các anh neo người chỉ là một gờ áng chừng 30cm.
Cứ khi nào một người ra ngoài tiếp cận, thuyết phục đối tượng thì sẽ buộc sợi dây vào bụng còn người bên trong dùng nút buộc sợi dây để neo giữ người bên ngoài. Nhưng khó khăn chưa dừng lại ở đó bởi trong quá trình thuyết phục đối tượng phản ứng rất dữ dội bằng cách rút ngói, bẻ bê tông để ném vào lực lượng tiếp cận. Tuy nhiên Đại úy Vinh vẫn bình tĩnh để vận động đối tượng. Bằng những lời lẽ mềm mỏng, nhẹ nhàng, Đại úy Trương Tuấn Vinh đã khiến cho phản ứng của người thanh niên này dịu lại. Sau khoảng hơn 2 tiếng căng thẳng, đội cứu hộ đã thuyết phục được kẻ “ngáo đá” chủ động ngã xuống vị trí đã có đệm hơi an toàn.
Đối với Thiếu tá Nguyễn Minh Thành, Đội trưởng Đội Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Phòng Cảnh sát PCCC số 2 - Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Hà Nội, một kỷ niệm mà anh không thể quên đó là lần giải cứu một nam thanh niên có tên là Trần Công Huy (SN 1972), trú tại phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Khi nhận được thông tin của CAP Ngọc Hà về một thanh niên có biểu hiện “ngáo đá” đang đứng trên đường dây điện cách mặt đất 5m và có biểu hiện nhảy từ trên cao xuống, Thiếu tá Nguyễn Minh Thành đã cùng đồng đội đã lập tức tới hiện trường.
Tuy nhiên, khi triển khai đệm hơi dưới người này, thì nam thanh niên lại trèo lên mái nhà 2 tầng cạnh đó và tiếp tục trèo sang các ngôi nhà cao tầng khác, trong đó có cả những ngôi nhà cao 5, 6 tầng. Do những ngôi nhà này nằm sâu trong ngõ nhỏ, không thể triển khai được đệm hơi, Thiếu tá Nguyễn Minh Thành cùng các đồng đội buộc phải trèo qua các nóc nhà trong đêm tối để tiếp cận và thuyết phục đối tượng.
Do đối tượng do ảo giác, sợ bị đánh nên mỗi khi lực lượng cứu hộ cứu nạn đến gần đều dùng gạch đá ném và dọa sẽ nhảy xuống đất. Một mặt tìm cách vỗ về, thuyết phục đối tượng, mặt khác đội cứu nạn đã tìm cách liên hệ để gọi gia đình đối tượng đến trấn an. Sau khoảng 4 tiếng tiếp cận với những giây phút nguy hiểm, lượng cứu hộ đã khống chế thành công được đối tượng này.
Coi đó là nhiệm vụ
Công việc cứu nạn cứu hộ bản chất đã luôn tiềm ẩn những nguy hiểm nhưng quá trình giải cứu những đối tượng bị “ngáo đá” còn gian khổ và vất vả hơn rất nhiều bởi những đối tượng này không chỉ bất hợp tác mà thậm chí còn tấn công lại cả lực lượng giải cứu. Đã có trường hợp lực lượng cứu hộ cứu nạn trong quá trình giải cứu đối tượng bị “ngáo đá” trên nhà cao tầng, đối tượng này do hoảng loạn đã dùng mảnh kính vỡ tự cứa vào tay mình chảy máu. Khi khống chế, đối tượng không ngừng giãy giụa và gây khó khăn cho lực lượng cứu hộ.
Nhưng có một điều bất ngờ sau cuộc giải cứu, lực lượng cứu hộ mới biết đối tượng này đã bị nhiễm HIV, sau đó các anh đều phải đi tiến hành các biện pháp chống phơi nhiễm. Khi trò chuyện với chúng tôi, cả Đại úy Trương Tuấn Vinh và Thiếu tá Nguyễn Minh Thành, những người trực tiếp tham gia vào việc “giải cứu” những đối tượng bị “ngáo đá” đều có chung một suy nghĩ rằng dù việc giải cứu những đối tượng bị “ngáo đá” khá đặc biệt hơn so với bình thường nhưng trong suy nghĩ họ luôn coi đó là một nhiệm vụ và phải tìm mọi cách để hoàn thành.
Những chiến sỹ PCCC và cứu hộ cứu nạn chia sẻ rất chân thành rằng, mặc dù trong quá trình giải cứu, có những lúc người bị “ngáo đá” đã gây ra không ít những khó khăn, nguy hiểm nhưng chúng tôi vẫn luôn xác định rằng họ là những người đang ở vào trong tình thế có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Cho dù có lúc đó có thể họ không làm chủ, kiểm soát được hành vi của mình nhưng hơn tất cả họ vẫn là những con người đang cần phải được cứu giúp. Và vì như vậy bằng mọi cách chúng tôi vẫn phải cứu được họ.
Theo canhsatpccc.hanoi.gov.vn
http://canhsatpccc.hanoi.gov.vn/Uploaded/nguyentuyetmai/2015_12_21/thanh-nien-ngao-da-1.jpg?maxwidth=600
Cứ “ngáo” là… trèo
Sáng sớm ngày 3-12, khu phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) đang chìm trong giấc ngủ đông ấm áp bỗng bị thức giấc bởi những tiếng gào thét liên tục phát ra từ trên một ngọn cây cao. Khi quan sát kỹ thì những tiếng gào thét đó là từ một người đàn ông khoảng hơn 30 tuổi mặc áo cộc tay, quần thu đông đang nhảy nhót trên ngọn cây bàng cao hơn 5m. Vừa nhảy, người này vừa kêu: “Bố mẹ ơi cứu con với”; “Người dân cả phố ơi thức dậy đi”... Người dân đã thông báo cho lực lượng công an đến thuyết phục nhưng thanh niên này bất hợp tác, tiếp tục hò hét, “nhảy múa” trên cây.
Khi lực Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ thuộc Phòng CSPCCC số 8 cùng xe thang đến hiện trường, phao an toàn được căng ra nhưng mỗi khi lực lượng cứu hộ trèo lên cây, người này lại dùng cành cây đánh, không cho ai tiếp cận. Lực lượng cứu hộ đã phải cho thang vào gần ngọn cây chỗ thanh niên “ngáo đá” đu, đồng thời tiếp cận từ các hướng khác nhau trên cây để khống chế. Đến khoảng 8h30’, lực lượng cứu hộ cùng công an mới bắt được thanh niên này trong khi anh ta vẫn chống cự quyết liệt.
Trước đó không lâu, khoảng 6h sáng 5-11, tại khu vực đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7 (TP.HCM) nhiều người đã giật mình hốt hoảng khi thấy một người đàn ông trong trạng thái “ngáo đá” đang ngồi “an tọa” trên tấm đan cửa sổ nhỏ của một nhà trẻ cao khoảng 20m so với mặt đất. Khi thấy lực lượng cứu hộ cứu nạn có mặt ở hiện trường, người đàn ông này liền chửi bới, la hét và ném những vật dụng từ trên tấm đan cửa sổ xuống đất.
Sau hơn 2 giờ thuyết phục “giải cứu” kẻ ngáo đá không được, khoảng 8h10’ cùng ngày, lực lượng cứu nạn cứu hộ đã dùng 2 xe thang tiếp cận được đối tượng “ngáo đá” rồi khống chế đưa về trụ sở công an. Theo điều tra, đối tượng này thuê khách sạn bên cạnh ngủ qua đêm, khi phê ma túy “đá” liền trèo lên tấm đan nhà bên cạnh để… quậy.
Một vụ việc khác cũng xảy ra cách đây chưa lâu, đó là khoảng 3h sáng 27-9, một nam thanh niên khoảng 25-26 tuổi trong tình trạng bị “ngáo đá”, cởi trần ngồi cheo leo trên cửa sổ nhỏ, thuộc tầng 21 chung cư Packexim, số 49, ngõ 15 An Dương Vương, phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội liên tục la ó và chửi bới. Ngoài ra, nam thanh niên này đã đập vỡ cửa kính và trèo lên ngồi ở cửa sổ, thò chân ra ngoài khoảng không của tòa nhà đồng thời dùng gạch ném xuống dân, gây nguy hiểm cho cư dân của chung cư.
Nhận được tin báo, CAP Phú Thượng đã tổ chức lực lượng xuống hiện trường, xác định nơi nam thanh niên đang gây rối thuộc phòng để rác tại tầng 21 của tòa nhà. Ngay sau đó, các lực lượng gồm CAQ Tây Hồ, Phòng Cảnh sát PCCC Bắc Thăng Long đã tập trung vận động, thuyết phục đối tượng. Lực lượng cứu hộ còn huy động cả xe thang, xe cứu thương đến hiện trường. Lúc này, các tổ công tác chia làm nhiều hướng, một mặt tổ chức trực ở cửa sổ tầng 20 để trấn an, thuyết phục ngăn không cho nam thanh niên nhảy xuống.
Mặt khác, đệm hơi được bơm căng đề phòng nam thanh niên nhảy từ tầng 21 xuống đất. Tại thời điểm này, nam thanh niên lúc thì nhoài người ra bên ngoài ô cửa sổ, lúc nằm vắt vẻo bên bậu cửa, khi lại trèo hẳn ra ngoài, buông thẳng 2 chân chực nhảy… Mất nhiều giờ vận động, thuyết phục nhưng nam thanh niên này vẫn “cố thủ” ngồi trên cửa sổ. Đến 10h35’, các lực lượng mới khống chế được nam thanh niên, đưa về trụ sở CAP để làm rõ sự việc.
Nghề thót tim
Theo Thượng tá Trương Đức Dũng, Phó trưởng Phòng Cứu nạn cứu hộ, Cảnh sát PCCC, cứu nạn cứu hộ TP Hà Nội, trong thời gian gần đây, đã xảy ra không ít trường hợp một bộ phận thanh thiếu niên sử dụng ma túy tổng hợp dạng “đá” đã dẫn tới việc mất kiểm soát về hành vi nên hay trèo lên những khu vực nguy hiểm như trên nóc nhà cao tầng, trên cây... Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng PCCC bao giờ cũng nhanh chóng cử lực lượng xuống để tiến hành “giải cứu”.
Tuy nhiên, khác với những trường hợp cứu hộ thông thường, những người bị “ngáo đá” thường bất hợp tác với lực lượng cứu nạn cứu hộ. Khi tiến hành “giải cứu” những người bị “ngáo đá” bao giờ lực lượng giải cứu cũng phải tìm mọi cách để tiếp cận một cách an toàn đề phòng trường hợp những người bị “ngáo đá” có phản ứng tiêu cực. Ngoài ra, lực lượng cứu hộ cứu nạn cũng phải tìm mọi cách để thuyết phục để tránh trường hợp người “ngáo đá” có hành vi vượt quá giới hạn để đảm bảo mạng sống cho họ.
Do ở trong trạng thái bị ảo giác, không làm chủ được hành vi, lúc nào cũng tưởng tượng có người đang đuổi bắt hoặc dọa giết mình nên hành động của những người bị “ngáo đá” rất bất thường. Do vậy khi giải cứu những người bị “ngáo đá”, lực lượng cứu hộ cứu nạn luôn xác định phải luôn đối mặt với những tình huống nguy hiểm, bất ngờ có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Đại úy Trương Tuấn Vinh, Đội phó Đội Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Phòng Cảnh sát PCCC số 3 vẫn còn nhớ như in câu chuyện về cuộc giải cứu nghẹt thở một thanh niên bị “ngáo đá”.
Hôm đó là buổi sáng ngày 21-7, người dân ở gần chùa Cót, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy hốt hoảng khi thấy một thanh niên đứng trên bảo tháp 11 tầng cao khoảng hơn 30m. Khi nhận được thông tin của CAP Yên Hòa, lực lượng cứu hộ cứu nạn do trực tiếp Đại úy Trương Tuấn Vinh chỉ huy đã có mặt tại hiện trường. Sau khi nhận định tình hình, Đại úy Vinh đã cho triển khai đệm dưới mặt đất và gọi về đơn vị xin thêm chi viện là xe cứu hộ và đệm nhảy. Do tòa tháp có 2 mặt tiếp giáp với vườn của ngôi chùa nên lực lượng cứu nạn chỉ có thể trải đệm nhảy của tòa tháp hướng vào phía trong sân chùa.
Sau khi nhận định tình hình, Đại úy Trương Tuấn Vinh cùng một đồng chí Tiểu đội trưởng đã trực tiếp leo lên tòa tháp để tiếp cận và thuyết phục đối tượng này. Để đối tượng không bị cảm giác lo sợ, các anh đã hóa trang chỉ mặc đồ bình thường và mang theo đồ phòng hộ chỉ là… một sợi dây thừng dài 5m. Do từ lưng chừng tháp, không có cầu thang bộ nên Đại úy Vinh và đồng đội buộc phải bám vào các xà ngang và các khe hở để leo lên tầng trên cùng. Càng lên cao, ngọn tháp càng bé lại. Khi trèo qua cửa tò vò để lên tiếp cận đối tượng lúc này vị trí để các anh neo người chỉ là một gờ áng chừng 30cm.
Cứ khi nào một người ra ngoài tiếp cận, thuyết phục đối tượng thì sẽ buộc sợi dây vào bụng còn người bên trong dùng nút buộc sợi dây để neo giữ người bên ngoài. Nhưng khó khăn chưa dừng lại ở đó bởi trong quá trình thuyết phục đối tượng phản ứng rất dữ dội bằng cách rút ngói, bẻ bê tông để ném vào lực lượng tiếp cận. Tuy nhiên Đại úy Vinh vẫn bình tĩnh để vận động đối tượng. Bằng những lời lẽ mềm mỏng, nhẹ nhàng, Đại úy Trương Tuấn Vinh đã khiến cho phản ứng của người thanh niên này dịu lại. Sau khoảng hơn 2 tiếng căng thẳng, đội cứu hộ đã thuyết phục được kẻ “ngáo đá” chủ động ngã xuống vị trí đã có đệm hơi an toàn.
Đối với Thiếu tá Nguyễn Minh Thành, Đội trưởng Đội Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Phòng Cảnh sát PCCC số 2 - Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Hà Nội, một kỷ niệm mà anh không thể quên đó là lần giải cứu một nam thanh niên có tên là Trần Công Huy (SN 1972), trú tại phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Khi nhận được thông tin của CAP Ngọc Hà về một thanh niên có biểu hiện “ngáo đá” đang đứng trên đường dây điện cách mặt đất 5m và có biểu hiện nhảy từ trên cao xuống, Thiếu tá Nguyễn Minh Thành đã cùng đồng đội đã lập tức tới hiện trường.
Tuy nhiên, khi triển khai đệm hơi dưới người này, thì nam thanh niên lại trèo lên mái nhà 2 tầng cạnh đó và tiếp tục trèo sang các ngôi nhà cao tầng khác, trong đó có cả những ngôi nhà cao 5, 6 tầng. Do những ngôi nhà này nằm sâu trong ngõ nhỏ, không thể triển khai được đệm hơi, Thiếu tá Nguyễn Minh Thành cùng các đồng đội buộc phải trèo qua các nóc nhà trong đêm tối để tiếp cận và thuyết phục đối tượng.
Do đối tượng do ảo giác, sợ bị đánh nên mỗi khi lực lượng cứu hộ cứu nạn đến gần đều dùng gạch đá ném và dọa sẽ nhảy xuống đất. Một mặt tìm cách vỗ về, thuyết phục đối tượng, mặt khác đội cứu nạn đã tìm cách liên hệ để gọi gia đình đối tượng đến trấn an. Sau khoảng 4 tiếng tiếp cận với những giây phút nguy hiểm, lượng cứu hộ đã khống chế thành công được đối tượng này.
Coi đó là nhiệm vụ
Công việc cứu nạn cứu hộ bản chất đã luôn tiềm ẩn những nguy hiểm nhưng quá trình giải cứu những đối tượng bị “ngáo đá” còn gian khổ và vất vả hơn rất nhiều bởi những đối tượng này không chỉ bất hợp tác mà thậm chí còn tấn công lại cả lực lượng giải cứu. Đã có trường hợp lực lượng cứu hộ cứu nạn trong quá trình giải cứu đối tượng bị “ngáo đá” trên nhà cao tầng, đối tượng này do hoảng loạn đã dùng mảnh kính vỡ tự cứa vào tay mình chảy máu. Khi khống chế, đối tượng không ngừng giãy giụa và gây khó khăn cho lực lượng cứu hộ.
Nhưng có một điều bất ngờ sau cuộc giải cứu, lực lượng cứu hộ mới biết đối tượng này đã bị nhiễm HIV, sau đó các anh đều phải đi tiến hành các biện pháp chống phơi nhiễm. Khi trò chuyện với chúng tôi, cả Đại úy Trương Tuấn Vinh và Thiếu tá Nguyễn Minh Thành, những người trực tiếp tham gia vào việc “giải cứu” những đối tượng bị “ngáo đá” đều có chung một suy nghĩ rằng dù việc giải cứu những đối tượng bị “ngáo đá” khá đặc biệt hơn so với bình thường nhưng trong suy nghĩ họ luôn coi đó là một nhiệm vụ và phải tìm mọi cách để hoàn thành.
Những chiến sỹ PCCC và cứu hộ cứu nạn chia sẻ rất chân thành rằng, mặc dù trong quá trình giải cứu, có những lúc người bị “ngáo đá” đã gây ra không ít những khó khăn, nguy hiểm nhưng chúng tôi vẫn luôn xác định rằng họ là những người đang ở vào trong tình thế có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Cho dù có lúc đó có thể họ không làm chủ, kiểm soát được hành vi của mình nhưng hơn tất cả họ vẫn là những con người đang cần phải được cứu giúp. Và vì như vậy bằng mọi cách chúng tôi vẫn phải cứu được họ.
Theo canhsatpccc.hanoi.gov.vn