hoangsao
12-21-2015, 10:23 AM
Là dự án trọng điểm quốc gia với công suất khoảng 200.000 thùng dầu mỗi ngày, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn được kỳ vọng có thể hoàn thành , đưa vào khai thác và sử dụng kịp tiến độ nhằm cung cấp năng lượng, thúc đẩy kinh tế khu vực Bắc - Trung bộ.
Thế nhưng thực tế, dự án này đang có khả năng chậm tiến độ khi trạm điện SS-M01 - 1 trong 15 trạm điện lớn phục vụ dự án đang bị chậm đóng điện đã 7 tuần nay do không đáp ứng điều kiện an toàn PCCC. Điều này không chỉ gây ra thiệt hại về tiền của mà còn mang lại rủi ro cao về tính mạng con người một khi có hoả hoạn xảy ra.
Trạm điện SS-M01 - 1 trong 15 trạm điện lớn thuộc dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đáng lẽ phải được đóng điện từ cách đây 7 tuần. Nhưng đến giờ phút này, chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thiện lắp đặt an toàn PCCC cho trạm, dẫn đến chưa thể tiến hành nghiệm thu và đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ. Đáng nói là bản thiết kế chung năm 2010 đã có thiết kế PCCC dành riêng cho trạm điện, nhưng chủ đầu tư lại không thực hiện theo thiết kế này.
Ông Nobutoshi Yaji, Giám đốc điều hành dự án - Đội dự án, Công ty THHH lọc hóa dầu Nghi Sơn nói, tại thời điểm năm 2010, tôi chưa tiếp quản dự án nên không biết thiết kế này.
Chỉ đến khi cần nghiệm thu PCCC để đưa vào đóng điện, chủ đầu tư mới trình thiết kế lên Cục cảnh sát PCCC và CNCH, và vỡ lẽ, thiết kế mới của chủ đầu tư không đảm bảo an toàn PCCC.
Để đảm bảo an toàn cho công trình, đồng thời tạo thuận lợi cho nhà đầu tư đáp ứng tiến độ thi công, Cục cảnh sát PCCC và CNCH đã hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng phương án PCCC tạm, trong đó nhấn mạnh yêu cầu về xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, xây dựng hệ thống báo cháy, và đặc biệt là bổ sung hệ thống chữa cháy bằng khí dùng cho các trạm điện.
Với những dự án trọng điểm quốc gia, rất khó để nhà đầu tư có thể xây dựng phương án an toàn PCCC chi tiết ngay từ đầu. Do vậy cục cảnh sát PCCC và CNCH đã linh động bằng cách phê chuẩn phương án tổng thể ban đầu, nhưng cũng đòi hỏi, chủ đầu tư phải tự giác xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn PCCC chi tiết cho từng giai đoạn nhỏ, và đảm bảo công trình phải được nghiệm thu an toàn PCCC trước khi đưa vào sử dụng.
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục cảnh sát PCCC và CNCH cho biết, trong quá trình tổ chức triển khai dự án, chủ đầu tư và tổng thầu có thể cho phép vừa thiết kế, vừa thi công. Nhưng phải đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC. Khi công trình được đưa vào khai thác sử dụng thì phải được kiểm tra nghiệm thu về PCCC.
Bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó vụ trưởng Vụ vận chuyển năng lượng và chế biến dầu khí - Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương nói, chúng tôi thấy công tác phối hợp giữa cảnh sát PCCC và CNCH với các chủ đầu tư, các tổng thầu của các dự án hiện nay được thực hiện rất tốt. Ví dụ như tại dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất thì đã được đi vào vận hành từ 2011, và cả sau đấy trong quá trình vận hành thì cái phối hợp giữa lực lượng PCCC và nhà máy cũng rất tốt.
Việc xây dựng, kiểm tra, nghiệm thu PCCC tại mỗi phần việc của các dự án như vậy không chỉ có ý nghĩa chiến lược đảm bảo tiến độ, mà còn giúp hạn chế rủi ro về người và tài sản có thể xảy ra trong suốt quá trình thi công và vận hành về sau.
Cũng cần phải nói thêm, hiện có đến 28.000 công nhân viên đang làm việc trên công trường nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn với công suất sau khi hoàn thiện lên đến 200.000 thùng dầu mỗi ngày - cung cấp năng lượng cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội khu vực Bắc - Trung Bộ.
Theo ANTV
Thế nhưng thực tế, dự án này đang có khả năng chậm tiến độ khi trạm điện SS-M01 - 1 trong 15 trạm điện lớn phục vụ dự án đang bị chậm đóng điện đã 7 tuần nay do không đáp ứng điều kiện an toàn PCCC. Điều này không chỉ gây ra thiệt hại về tiền của mà còn mang lại rủi ro cao về tính mạng con người một khi có hoả hoạn xảy ra.
Trạm điện SS-M01 - 1 trong 15 trạm điện lớn thuộc dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đáng lẽ phải được đóng điện từ cách đây 7 tuần. Nhưng đến giờ phút này, chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thiện lắp đặt an toàn PCCC cho trạm, dẫn đến chưa thể tiến hành nghiệm thu và đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ. Đáng nói là bản thiết kế chung năm 2010 đã có thiết kế PCCC dành riêng cho trạm điện, nhưng chủ đầu tư lại không thực hiện theo thiết kế này.
Ông Nobutoshi Yaji, Giám đốc điều hành dự án - Đội dự án, Công ty THHH lọc hóa dầu Nghi Sơn nói, tại thời điểm năm 2010, tôi chưa tiếp quản dự án nên không biết thiết kế này.
Chỉ đến khi cần nghiệm thu PCCC để đưa vào đóng điện, chủ đầu tư mới trình thiết kế lên Cục cảnh sát PCCC và CNCH, và vỡ lẽ, thiết kế mới của chủ đầu tư không đảm bảo an toàn PCCC.
Để đảm bảo an toàn cho công trình, đồng thời tạo thuận lợi cho nhà đầu tư đáp ứng tiến độ thi công, Cục cảnh sát PCCC và CNCH đã hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng phương án PCCC tạm, trong đó nhấn mạnh yêu cầu về xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, xây dựng hệ thống báo cháy, và đặc biệt là bổ sung hệ thống chữa cháy bằng khí dùng cho các trạm điện.
Với những dự án trọng điểm quốc gia, rất khó để nhà đầu tư có thể xây dựng phương án an toàn PCCC chi tiết ngay từ đầu. Do vậy cục cảnh sát PCCC và CNCH đã linh động bằng cách phê chuẩn phương án tổng thể ban đầu, nhưng cũng đòi hỏi, chủ đầu tư phải tự giác xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn PCCC chi tiết cho từng giai đoạn nhỏ, và đảm bảo công trình phải được nghiệm thu an toàn PCCC trước khi đưa vào sử dụng.
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục cảnh sát PCCC và CNCH cho biết, trong quá trình tổ chức triển khai dự án, chủ đầu tư và tổng thầu có thể cho phép vừa thiết kế, vừa thi công. Nhưng phải đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC. Khi công trình được đưa vào khai thác sử dụng thì phải được kiểm tra nghiệm thu về PCCC.
Bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó vụ trưởng Vụ vận chuyển năng lượng và chế biến dầu khí - Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương nói, chúng tôi thấy công tác phối hợp giữa cảnh sát PCCC và CNCH với các chủ đầu tư, các tổng thầu của các dự án hiện nay được thực hiện rất tốt. Ví dụ như tại dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất thì đã được đi vào vận hành từ 2011, và cả sau đấy trong quá trình vận hành thì cái phối hợp giữa lực lượng PCCC và nhà máy cũng rất tốt.
Việc xây dựng, kiểm tra, nghiệm thu PCCC tại mỗi phần việc của các dự án như vậy không chỉ có ý nghĩa chiến lược đảm bảo tiến độ, mà còn giúp hạn chế rủi ro về người và tài sản có thể xảy ra trong suốt quá trình thi công và vận hành về sau.
Cũng cần phải nói thêm, hiện có đến 28.000 công nhân viên đang làm việc trên công trường nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn với công suất sau khi hoàn thiện lên đến 200.000 thùng dầu mỗi ngày - cung cấp năng lượng cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội khu vực Bắc - Trung Bộ.
Theo ANTV