PDA

View Full Version : Phòng chống cháy nổ cho chung cư cao tầng



decomoto
12-20-2015, 10:07 AM
Bỏ ra vài tỷ đồng để sở hữu một căn chung cư hiện đại, nhưng người dân vẫn không khỏi lo lắng về nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Quy định phòng cháy bị xem nhẹ

Có mặt tại chung cư HH4A Linh Đàm (Hà Nội) sáng 17/9, một ngày sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn, phóng viên ghi nhận hệ thống thang máy của tòa nhà vẫn ngừng hoạt động, cư dân phải đi bộ hàng chục tầng. Các tầng trên cao cũng chưa có điện do hệ thống điện chưa được khắc phục. Ban quản lý tòa nhà thông báo sự cố sẽ được xử lý trong ngày 17/9.

Trao đổi với phóng viên, một cư dân tại tầng 4 cho biết, khi xảy ra cháy trưa 16/9, hầu hết các hộ dân đều không biết do hệ thống chuông báo cháy bị hỏng. Bảo vệ phải chạy lên từng hộ dân để thông báo sơ tán xuống tầng 1. “Đặc biệt là không hiểu sao đám cháy từ hộp kỹ thuật ở tầng 33 mà khói lan cả xuống các tầng dưới. Khi chạy vào cầu thang thoát hiểm thì khói cũng mù mịt”, cư dân này cho biết.



http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2015/09/18/09/20150918095752-5.jpg


Sáng 17/9, thang máy tại chung cư HH4A Linh Đàm vẫn chưa hoạt động do hệ thống điện vẫn hỏng.

Qua tìm hiểu của phóng viên, chung cư này có hai cầu thang thoát hiểm nhưng bên trong tối và hẹp. Hơn nữa, nhiều cửa vào thang thoát hiểm lại mở nên khiến khói dễ dàng bay vào và lan khắp các tầng. Ngoài ra, các hộ dân cũng thắc mắc, khi xảy ra cháy, điện tại các tầng không bị ngắt. “Điều này rất nguy hiểm, chúng tôi không biết cầu dao điện của mỗi tầng ở đâu”, một cư dân cho hay.

Ông Trung, đại diện ban quản lý tòa nhà cho biết, do tòa nhà mới được bàn giao từ tháng 7, cư dân chưa về ở hết, các hạng mục kĩ thuật vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện nên đã xảy ra sự cố cháy. Ban quản lý tòa nhà đã lên kế hoạch tuyên truyền kiến thức phòng chống cháy nổ và diễn tập cho người dân vào ngày 19 và 20/9 nhưng chưa kịp thực hiện thì đã... xảy ra cháy thật.

Tình trạng các khu chung cư coi nhẹ quy định phòng cháy chữa cháy dẫn đến hậu quả nặng nề không phải là hiếm. Tại nhiều chung cư, các bình chữa cháy không có hoặc không sử dụng được, các cầu thang thoát hiểm thiếu biển chỉ dẫn...

Điều đáng nói là những hiểu biết của người dân về ứng phó với cháy còn rất hạn chế. Trong vụ cháy tại HH4A Linh Đàm nói trên, có trường hợp người dân chạy vào thang máy để xuống tầng 1, sai nguyên tắc cơ bản khi có cháy xảy ra là phải đi thang bộ.

Theo ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, khu đô thị Tây Nam Linh Đàm có quy mô rất lớn, 12 tòa nhà cao từ 35 đến 45 tầng, mỗi tầng có 12 - 15 căn hộ, trong khi chỉ có 2 thang bộ thoát hiểm. Đó là chưa kể đến việc thang thoát hiểm thiết kế không đảm bảo an toàn thì sẽ còn nguy hiểm hơn nữa khi xảy ra cháy.

Thờ ơ với bảo hiểm cháy nổ

Từ vụ cháy tại chung cư Linh Đàm, nhìn lại mới thấy hiện có rất ít chung cư mua bảo hiểm cháy nổ. Theo Nghị định 130/2006/NĐ - CP thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy, cũng như Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội đều nêu rõ, nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên phải tham gia mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Chi phí mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại phần sở hữu chung được phân bổ tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.

Theo đại diện Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội, đối với nhà cao tầng, toàn bộ hệ thống báo cháy, chữa cháy, hệ thống thoát nạn phải đạt yêu cầu chất lượng chứ không chỉ dựa vào thang cứu hộ. Hiện nay, trong điều kiện bình thường thang cứu hộ của Hà Nội mới lên tới tầng thứ 18, của thế giới lên được tầng 22.
Các chung cư chưa mua bảo hiểm do đơn vị quản lý và người dân sợ tốn kém và chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng khi các sự cố cháy nổ xảy ra. Anh Nguyễn Thành Long người dân sống tại Khu đô thị Mỹ Đình 1 (Nam Từ Liêm) cho rằng, trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ thuộc về chủ đầu tư vì tiền bảo hiểm này đã được tính trong giá bán nhà. Hơn nữa, người dân đã phải nộp phí bảo trì nên chủ đầu tư có thể trích một phần để mua bảo hiểm cho các căn hộ.

Tuy nhiên, về phía các đơn vị quản lý tòa nhà lại tỏ ra khá thờ ơ. Khi được hỏi về bảo hiểm cháy nổ, không ít đơn vị quản lý nhà chung cư cho rằng, các tòa nhà đã được mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho phần xây dựng chung (phần khung của tòa nhà) nên phần diện tích trong khu nhà người dân phải tự mua.

Nghị định 52/2012/NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy quy định rõ, cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mà không mua theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.


Theo Báo Tin tức