View Full Version : Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?
Anphat Fire
09-10-2015, 10:31 PM
Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.
http://cafebiz.vcmedia.vn/thumb/600_327/2015/hqdefault-1441766908267.jpg
Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái.
Dân số người gốc Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng gần 13,8 triệu người (khoảng hơn 0,19% dân số thế giới – số liệu năm 2013), tức là cứ khoảng 517 người thì có 1 người Do Thái. Thế nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy, có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0,19% dân số đảm nhiệm. Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch… đều là người Do Thái.
Vậy tại sao các thế hệ người Do Thái lại có được trí tuệ như vậy (chỉ số IQ trung bình của người Do Thái là 110 so với chỉ số trung bình 100 của thế giới)? Trong cuốn “Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu” có đưa ra lời giải thích cụ thể cho vấn đề này.
Vai trò của bà mẹ Do Thái
Bà mẹ Do Thái dạy con từ khi mang thai. Các bà mẹ thường nghe nhạc, chơi đàn, hát và… làm toán cho đến khi sinh con ra. Các thai phụ làm vậy vì tin rằng cách đó sẽ làm đứa bé sau này trở nên thông minh. Người mẹ chọn ăn hạnh nhân, chà là, uống dầu cá và ăn cá nhưng tránh ăn đầu cá vì tin rằng tất cả điều đó sẽ giúp cho con trở nên thông thái.
Từ lúc còn ẵm ngửa đứa bé, bà mẹ đã tạo cho con thói quen thích sách bằng cách dùng mẹo nhỏ vài giọt mật lên cuốn sách và cho bé liếm. Khi đó, trong nhận thức non nớt của đứa trẻ, sách là cái gì đó rất ngọt ngào, hấp dẫn.
Ủy ban công nghiệp thành phố New York (Mỹ) có cuộc điều tra nguồn nhân lực vào năm 1950 và nhận thấy có sự khác biệt lớn về việc đi làm công nhân giữa phụ nữ Ý với phụ nữ Do Thái. Phụ nữ Ý thường phải đi làm và còn bắt con nghỉ học để đi làm phụ cha mẹ, các bà mẹ Do Thái thì ngược lại. Dù kinh tế khó khăn, họ vẫn ở nhà để nuôi dạy con, dồn hết trách nhiệm kiếm sống cho chồng - người ban ngày đi làm nhưng tối về có nghĩa vụ học và dạy cho con học.
Nhờ sự chăm sóc, động viên của cha mẹ mà học sinh Do Thái nổi tiếng trong trường về thành tích học tập và tính chuyên cần, khác hẳn với học sinh nhiều dân tộc khác. Vào năm 1954, hệ thống trường công của thành phố New York thống kê được 28 học sinh có chỉ số IQ cực cao lên tới 170 điểm, thì trong đó 24 là học sinh Do Thái. Ngoài ra, những người này còn quan niệm điểm không quan trọng bằng cách học, mà đã học thì phải hỏi. Chính vì vậy, học sinh Do Thái được khuyến khích đặt thật nhiều câu hỏi cho giáo viên.
Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái…
Hệ thống giáo dục phổ thông
Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em gồm kinh doanh, toán học, khoa học. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.
Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.
Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái.
Xã hội Do Thái từ rất sớm đã coi trọng việc xóa mù chữ, sách và người có học thức
Dân tộc Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới - từ năm 64 đầu Công nguyên - mà nhà thờ quy định tất cả nam giới phải biết đọc viết và tính toán; sang thế kỷ thứ 2 thì bắt buộc mọi đàn ông phải có nghĩa vụ dạy con trai mình đọc, viết, tính toán. Như vậy họ đã thực hiện phổ cập giáo dục cho nam giới trước các dân tộc khác mười mấy thế kỷ.
Israel cũng là nước đứng đầu thế giới về dân số từ 14 tuổi đọc sách, đứng đầu về số đầu sách xuất bản theo đầu dân. Không một người Do Thái thành đạt nào lại không tranh thủ thời gian để đọc, để học, để làm giàu hiểu biết.
Như vậy, từ ngàn xưa người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Và đây nhân tố quan trọng giúp người Do Thái đạt được trí thông minh vượt bậc so với phần còn lại của thế giới.
Theo Cafebiz.vn
Anphat Fire
09-10-2015, 10:58 PM
Bí mật nào phía sau đỉnh núi thành công của người Do Thái?
Người Do Thái thừa nhận rằng: Tất cả mọi người đều thất bại tại một vài điểm nào đó trong cuộc đời của họ là sự thật không thể chối bỏ.
http://cafef.vcmedia.vn/thumb/600_327/Images/Uploaded/Share/fa14885761567dbffdc7fbe50ebc2816/2014/07/25/ava2.jpg
Mặc dù chỉ chiếm 0,02% dân số nhưng người Do Thái lại đại diện cho hơn 10% người trong danh sách Fobes 400 người giàu nhất thế giới, hơn 10% danh sánh CEO của 500 hãng lớn nhất thế giới theo bình chọn của Fortune và khoảng 30% người dành giải Nobel.
Nhắc đến người Do Thái là nhắc đến sự thành công, vậy họ đối mặt với sự thất bại như thế nào? Người Do Thái thừa nhận rằng: Tất cả mọi người đều thất bại tại một vài điểm nào đó trong cuộc đời của họ là sự thật không thể chối bỏ. Kinh Torah cũng cho rằng, không có con người nào được kỳ vọng trở nên hoàn hảo.
Thậm chí nhà lãnh đạo Moses của người Do Thái cũng bị cho là mắc sai lầm khi ông đánh vào tảng đá cùng đoàn người của mình để tìm ra nguồn nước thay vì nói chuyện với nó như lời Chúa yêu cầu ông thực hiện. Thông điệp ở đây là: Thất bại chỉ là một phần trong cuộc đời của con người và không có lý do gì để sợ hãi khi nó xảy ra. Điều thử thách đối với mỗi người là cách họ đáp trả lại thất bại: Nó có thể dẫn tới nhiều thất bại hơn hoặc đỉnh cao vĩ đại hơn của sự thành công.
Có 2 điểm cốt lõi trong quan điểm của người Do Thái về sự thất bại gồm: Tránh đổ lỗi và sửa chữa nó. Chính vì xem là một phần cuộc sống nên người Do Thái khuyến khích việc đối mặt với thất bại, không đổ lỗi cho mọi thứ hay người khác thay vì chính bản thân bạn. Bằng cách đổ lỗi chongười khác, bạn sẽ tiếp tục mắc phải những sai lầm tương tự và sau đó lại tự hỏi tại sao mình không bao giờ tiến bộ lên được.
Vậy người Do Thái sửa chữa sai lầm bằng cách nào? Họ có một quá trình 4 bước được thực hiện hàng ngày hoặc ít nhất là 2 lần một tuần có tên h’eshbon ha’nefesh giúp nhìn sâu vào nội tâm và nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:
Nhận ra lỗi lầm và chịu trách nhiệm về nó
Bước đầu tiên trong hành trình soi xét lại nội tâm là nhận ra và chịu trách nhiệm với lỗi lầm và từ đó nhận ra những tổn thất tiềm ẩn mà nó tạo ra đối với việc kinh doanh hay cuộc sống của chúng ta. Điều này có ý nghĩa sâu xa về mặt nhận thức.
Ví dụ, một sai lầm lặp lại phổ biến chính là sự trì hoãn. Đây chính là trở ngại lớn nhất đối với thành công thực sự. Không kể mức độ quan trọng của nhiệm vụ ra sao, nhiều người dường như không bao giờ tự họ đứng dậy để đủ thời gian hoàn thành công việc một cách hợp lý. Họ chần chừ, trì hoãn cho đến khi buộc phải đuổi theo thời gian và chịu áp lực thời hạn công việc. Chính điều này cũng làm gia tăng tình trạng căng thẳng và tức giận.
Nếu mọi người trung thực với bản thân mình, họ sẽ nhận ra rằng mình đang có vấn đề. Nhưng khắc phục vấn đề lại là điều khó. Để giải quyết được nó, bạn cần hiểu trọn vẹn những tổn thất do việc trì hoãn đang gây ra trên mọi cấp độ. Ngoài ra, hãy xem thói quen chần chừ là một kẻ thù đứng giữa bạn và thành công. Từ đó bạn sẽ có động lực chiến đấu với nó trong lần xuất hiện tiếp để gặp được thành công. Quá trình này có thể áp dụng tương tự đối với những thói quen khác như tức giận, thiếu tập trung hay bi quan.
Nhận ra điểm lỗi trong suy nghĩ
Một khi bạn nhận ra thất bại cũng như tác động tiêu cực của nó đến cuộc sống, bạn có thể tiến đến bước thứ 2 là nhận ra điểm lỗi trong tư duy đã gây ra lỗi lầm.
Hãy xem xét về sự kiêu ngạo. Chính điều này dẫn dắt bởi những ý nghĩ sai lầm từ việc bạn cho rằng mình có giá trị cao hơn những người khác. Từ đó, bạn sẽ có những hành động dẫn tới thất bại khi đánh giá thấp đối thủ. Bằng cách phân tích kỹ lưỡng quá trình suy nghĩ dẫn tới sự kiêu căng hay bất kỳ thói xấu nào gây ra thất bại, bạn có thể phát hiện ra đâu là điểm logic bị lỗi và bắt đầu sửa chữa nó.
Thừa nhận sai lầm của bản thân và người khác
Bước thứ 3 cũng quan trọng không kém chính là thừa nhận lỗi lầm của bản thân và những người khác. Đây là quan điểm ẩn chứa nhiều sự khôn ngoan phía sau.
Một huấn luyện viên nổi tiếng về thói quen sống từng cho biết, có một thực tế là những khách hàng của ông hiểu rằng ông sẽ gọi và kiểm tra họ, thúc đẩy họ thực hiện những nhiệm vụ một cách hiệu quả. Ý tưởng đặt ra ở đây là khi những người khác nhận thức được các vấn đề và lỗi lầm của bạn, họ có thể thúc đẩy bạn tránh mắc lại chúng. Vì vậy nếu bạn thừa nhận các vấn đề của mình với những người xung quanh, bạn sẽ thấy rằng khó tiếp tục mắc lại chúng.
Trở lại ví dụ về sự trì hoãn, một khi bạn thừa nhận vấn đề này với những đồng nghiệp của mình, bạn sẽ thấy khó để tiếp tục duy trì thói quen này. Bạn hiểu rằng mọi người biết đâu là lý do thực sự khiến mọi người chậm trễ trong dự án. Chính điều này sẽ thúc đẩy bạn không chần chừ nữa. Bạn cũng có thể áp dụng tương tự với các thói quen dẫn tới thất bại khác trong cuộc sống của mình.
Tự hứa rằng sẽ không chịu thua nữa
Bước thứ tư này chính là một giao ước nhằm giúp bạn kiên trì với việc không đi theo những con đường suy nghĩ sai lầm. Tuy nhiên dễ dàng để bạn hứa miệng với chính mình nhưng càng dễ hơn khi phá vỡ chúng. Vì vậy hãy viết ra một lời cam kết cá nhân với chính mình, với vợ hoặc chồng mình, với người bạn thân, huấn luyện viên của bạn hay thậm chí là với Chúa để thay đổi suy nghĩ và thói quen của bạn.
Theo Trí Thức Trẻ
Anphat Fire
09-10-2015, 11:00 PM
Bí quyết làm giàu của người Do Thái
Người Do Thái xem kiếm tiền là một trò chơi mà bản thân người chơi phải không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng để đưa ra được chiến lược giành chiến thắng.
http://cafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/fa14885761567dbffdc7fbe50ebc2816/2014/03/10/Bieu-tuong-nguoi-Do-Thai/bi-quyet-thanh-cong-cua-nguoi-do-thai-toi-dau-con-lua-chon-nao-khac.jpg
1. Trí tuệ là tài sản vô giá
Có một câu chuyện kể rằng: Cô bé Anna và mẹ trong một lần đi ra ngoài và trở về nhà phát hiện nhà bị cháy, cô bé đứng nhìn một hồi lâu mà không biết phải làm gì, mẹ cô bé đến bên hỏi: “Nếu thấy nhà bị cháy thì con sẽ làm điều gì trước tiên?”, cô bé hồn nhiên trả lời: “Con sẽ gom tiền, những đồ dùng có giá trị trước mẹ ạ”.
Mẹ cô bé từ tốn giải thích: “Những vật con mang đi không quan trọng bằng trí tuệ con có được. Nhà bị cháy chúng ta sẽ xây nhà mới, nhưng nếu con là người chẳng có chút trí tuệ nào, con chỉ là một người vô ích trong xã hội này. Cái quan trọng là con phải hiểu được trí tuệ quan trọng thế nào”. Cô bé bẽn lẽn nói với mẹ: “Dạ thưa mẹ, con hiểu rồi”.
Người Do Thái xem trí tuệ là thứ quý giá nhất của con người. Tài sản có thể mất, chỉ có tri thức và trí tuệ mãi mãi không biến mất được. Kiếm tiền bằng trí tuệ là con đường bền vững nhất, người ta hơn nhau là bởi cái đầu.
2. Làm chủ đồng tiền
Nhiều người chìm đắm trong việc kiếm tiền mà quên mất bổn phận người mẹ, người cha trong gia đình. Nhưng đối với người Do Thái thì không, chỉ có con người mới điều khiển được đồng tiền, nếu để nó điều khiển ta chỉ là kẻ tay sai, suốt đời làm nô lệ cho nó.
Mỗi đồng bạc được ví như một tên nô lệ làm việc chăm chỉ cho bạn. Những thế hệ con cháu của nô lệ cũng sẽ làm việc cho bạn, khiến tiền bạc của bạn không ngừng tăng lên, tài sản gia tăng theo năm tháng.
Người Do Thái không bao giờ để bản thân lệ thuộc vào tiền bạc, không cúi đầu phục tùng trước thái độ ngạo mạn của chúng. Nếu bạn không có khả năng kiểm soát tiền thì chính nó sẽ giết chết linh hồn của bạn.
3. Không coi trọng xuất xứ của tiền
Người Do Thái có quan điểm: “Tiền không tên, không tuổi, không màu sắc, không mùi vị, dù nó trải qua nhiều hoàn cảnh thì giá trị của nó vẫn không đổi”.
Sự thành công của một người Do Thái là tài sản và tiền bạc họ có được, chứ không phải địa vị chức tước, vị trí trong xã hội. Dưới mắt người bình thường, tiền là phương tiện trung gian, nhưng dưới mắt thương nhân Do Thái, tiền là mục tiêu cuối cùng thể hiện sự thành bại của một con người.
Người Do Thái không có thói quen chê bai công việc, cái họ quan tâm là kết quả công việc. Họ xem kiếm tiền là một trò chơi mà bản thân người chơi không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng để đưa ra được chiến lược giành chiến thắng. Tuy nhiên trò chơi này đòi hỏi rất nhiều trí tuệ, họ chơi với niềm tin nhờ trí tuệ sẽ thắng lợi.
http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/Share/fa14885761567dbffdc7fbe50ebc2816/2014/04/16/ox281277348251678440.jpg
4. Khai thác triệt để vốn tri thức sẵn có
Phương châm của người Do Thái là “Học đi đôi với hành”. Một người dù học rộng hiểu cao nhưng không vận dụng vào thực tiễn chỉ là “con lừa thồ sách”.
Người Do Thái luôn biến vận may thành cơ hội của mình, biến kiến thức thu nhặt được ở nhà trường thành những thành tựu trong cuộc sống. Cho nên ta có thể nói “kiếm tiền không giới hạn độ tuổi” là vậy.
Một em bé có thể phụ giúp mẹ kiếm tiền, một học sinh cũng sẽ vận dụng những kiến thức học được vào các công việc để kiếm tiền, một người trưởng thành vận dụng kiến thức sẵn có để kinh doanh. Tóm lại, người Do Thái đã khai thác triệt để tri thức vốn có để mang lại một kết quả, một tương lai tốt đẹp.
5. Đầu tư đúng sẽ mang lại lợi nhuận cao
Người Do Thái sử dụng quy tắc 22/78 nghĩa là 78% tài sản nằm trong 22% dân số. Ngày nay, người Do Thái vẫn lựa chọn hướng đầu tư bất động sản, trái phiếu, chứng khoán hoặc sản xuất các mặt hàng công nghệ cao như máy tính. Nói chung là bất kỳ ngành nghề nào tạo ra giá trị lợi nhuận cao đều được dân Do Thái chú trọng.
Người Do Thái quan niệm để tiền trong ngân hàng là tiền chết, giống như người có tài năng mà không phát huy thì chính họ đang hủy hoại bản thân mình. Vì thế, việc tìm trăm phương ngàn kế để thực hiện công cuộc làm giàu đã được người Do Thái áp dụng thành công.
6. Chỉ có học mới hoàn thiện được bản thân
Người Do Thái không nhìn con đường bạn đi, chỉ nhìn kết quả bạn làm. Đơn giản là xã hội có rất nhiều cơ hội cho mỗi người, cơ hội không đến với bạn thì hãy nhanh chân mà tìm nó, đó là lời khuyên “nhanh thì còn, chậm chân thì mất”.
Muốn tồn tại ở một xã hội văn minh và phát triển như ngày nay, nếu không đầu tư vào giáo dục, học hành thì chắc chắn ra đời bạn sẽ bị thua thiệt.
Nhờ giữ được tinh thần ham học của người xưa mà dân tộc Israel đã có những bước đột phá mạnh trong nền kinh tế. Họ luôn tìm tòi, sáng tạo, biến vận may thành cơ hội, lên những kế hoạch rõ ràng, mục tiêu cụ thể và dùng trí tuệ của mình để thực hiện..
Theo Hoclamgiau
Anphat Fire
09-10-2015, 11:08 PM
Bí quyết thành công của người Do Thái: 'Tôi đâu còn lựa chọn nào khác'
- Nghèo khổ, lang bạt, bị đối xử khinh thường, cuộc sống đầy rẫy bất ổn… nhưng cũng nhờ đó, người Do Thái học được bài học về sự sáng tạo, về lòng quả cảm, trí tưởng tượng phong phú và nỗ lực khẳng định vị thế dân tộc mình. Cho tới nay, khi những cống hiến của người Do Thái dần được công nhận, người ta mới nhìn họ với một con mắt khác.
- Ví dụ cửa hiệu cầm đồ và cho vay lãi là sáng tạo độc đáo của người Do Thái cổ về sau gọi là hệ thống ngân hàng. Lịch sử cũng một lần nữa chứng minh tài năng của người Do Thái trong kinh doanh, với những cái tên như vua dầu mỏ John Rockefeller, trùm tài chính George Soros, huyền thoại thời trangRalph Lauren…
- Nhìn lại lịch sử, những quốc gia với xuất phát điểm thấp nhưng biết cách “lựa chọn” thái độ trước thời cuộc đều đã thành công.
Tôi cứ nghĩ mãi về điều gì khơi nguồn cho sự tỏa sáng của người Do Thái trong hầu hết khía cạnh cuộc sống, cho tới khi đọc lại Eran Katz:“Có lần, tôi gặp một người mù. Ông ấy có một trí nhớ phi thường. Ông ấy thuộc lòng số điện thoại, những cuộc hẹn của mình từ hàng tháng trước hoặc sẽ có trong hàng tháng sau đó, mà không hề cần sổ ghi chép hay sắp xếp các cuộc hẹn. Khi tôi hỏi ông ấy làm thế nào mà nhớ được, ông ấy có vẻ hơi ngạc nhiên và câu trả lời của ông ấy đến giờ vẫn văng vẳng trong tâm trí tôi: ‘Tôi đâu còn lựa chọn nào khác chứ?’ ”.
Và tôi tự hỏi, liệu có phải lý do của người Do Thái cũng bắt nguồn từ việc họ từng là một dân tộc “đâu còn sự lựa chọn nào khác”?
Từ 2000 năm lưu vong
Điều 1 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 tại Pháp ghi: “Mọi người đều được sinh ra tự do và bình đẳng”. Thế nhưng đó là câu chuyện của 1948.
2000 năm trước, có một dân tộc mà nhiều người từ khi sinh ra đã là một đứa trẻ mất nước, đi tới đâu cũng bị xua đuổi, tàn sát, người dân bị cấm sở hữu bất cứ tài sản nào… Họ chính là dân tộc Do Thái. Ngay từ những giai đoạn đầu tiên, người Do Thái đã phải sống lưu vong, bị cướp bóc tài sản do những quan niệm trái ngược về tôn giáo. Vào thời đại di chuyển khá hạn chế, người Do Thái trở thành những người tị nạn đầu tiên. Ngày xưa cũng như bây giờ, dân di cư luôn bị đối xử với sự nghi ngờ.
Tới Thế chiến II, khi Adolf Hitler với thuyết “người Đức là một dân tộc thượng đẳng”, vì sợ sự vượt trội của người Do Thái đã bắt họ phải sống trong các trại tập trung với ý đồ để họ chết dần chết mòn. Kết quả, không dưới sáu triệu người bao gồm cả phụ nữ, trẻ em đã bị sát hại dã man.
Nghèo khổ, lang bạt, bị đối xử khinh thường, cuộc sống đầy rẫy bất ổn… nhưng cũng nhờ đó, người Do Thái học được bài học về sự sáng tạo, về lòng quả cảm, trí tưởng tượng phong phú và nỗ lực khẳng định vị thế dân tộc mình. Cho tới nay, khi những cống hiến của người Do Thái dần được công nhận, người ta mới nhìn họ với một con mắt khác.
[Một giả thuyết thú vị], phải chăng quá trình chọn lọc tự nhiên quá dài và khắc nghiệt đã khiến chỉ những cá nhân xuất sắc nhất mới có thể tồn tại để tạo nên một dân tộc tinh hoa như vậy?
Kinh Talmud, tri thức và tiền
Đã có không ít nghiên cứu về công thức thành công của người Do Thái: Từ việc mang thai của người mẹ, việc đào tạo thanh niên trong quân đội, việc chính phủ cởi mở trước ý tưởng sáng tạo cho tới truyền thống của một dân tộc thông thái... Nhưng khởi điểm căn bản, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của Kinh Talmud. Kinh Talmud là một văn bản trung tâm của giáo sĩ Do Thái giáo gồm 63 bài luận với độ dài hơn 6.200 trang thể hiện những ý kiến của hàng ngàn giáo sĩ Do Thái trong nhiều chủ đề như pháp luật, đạo đức, triết học, phong tục, lịch sử, thần học, truyền thuyết và nhiều chủ đề khác.
http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/Share/fa14885761567dbffdc7fbe50ebc2816/2014/03/10/Kinh-Talmud.JPG
Kinh Talmud
Kinh Talmud viết: “Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu được”. Với phương châm đó, người Do Thái đặc biệt coi trọng giáo dục, dù khó khăn đến đâu cũng tìm cách cho con học hành. Nhìn toàn cục, đạo Do Thái coi trọng học vấn và phân tích. Họ không chấp nhận những giá trị bề ngoài, mà luôn đi sâu tìm hiểu “tại sao”, “như thế nào”. Với lịch sử, bộ óc thế kỷ Albert Einstein, nhà tâm lý học Sigmund Freud, cha đẻ Chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx…hay thậm chí chúa Jesus, tất cả đã chứng minh đóng góp tri thức vĩ đại của người Do Thái với nhân loại.
Một điểm đặc biệt của Kinh Tadmud, khác với những tôn giáo khác như Phật giáo, Thiên chúa giáo là ở chỗ coi trọng giá trị của tiền bạc. Với người Do Thái: “Vàng ở xứ này rất quý”. Rõ ràng, không có tiền thì làm sao có thể tồn tại ở những quốc gia nơi người Do Thái sống nhờ ở đợ, chịu mọi chèn ép, khó khăn? Cũng chính trong hoàn cảnh đó, họ đã sáng tạo ra nhiều ý tưởng kinh doanh rất khôn ngoan.
Ví dụ cửa hiệu cầm đồ và cho vay lãi là sáng tạo độc đáo của người Do Thái cổ về sau gọi là hệ thống ngân hàng. Lịch sử cũng một lần nữa chứng minh tài năng của người Do Thái trong kinh doanh, với những cái tên như vua dầu mỏ John Rockefeller, trùm tài chính George Soros, huyền thoại thời trang Ralph Lauren…
Tới hồi kết nở hoa
Nhìn lại lịch sử, những quốc gia với xuất phát điểm thấp nhưng biết cách “lựa chọn” thái độ trước thời cuộc đều đã thành công. Hoa Kỳ, sau cuộc nội chiến vươn lên trở thành một cường quốc quyền lực. Nhật Bản, dù hứng chịu không ít bom nguyên tử, động đất, sóng thần vẫn là nơi mặt trời luôn mọc. Singapore, từ một mảnh đất bé xíu thuộc về Malaysia, ô nhiễm, pha tạp, trở thành một đất nước xanh và năng động bậc nhất không chỉ tại châu Á.
Và tất nhiên, không thể không nhắc tới Israel, quê hương của những người con Do Thái, nơi đã viết nên câu chuyện rằng bất kể quá khứ của một dân tộc ra sao, với sự sáng tạo, cầu tiến của mình, họ đều có thể viết nên tương lai mới.
Hoa đã nở trên những cao nguyên cằn khô tại “quốc gia khởi nghiệp”, nơi mà toàn bộ diện tích bao phủ bởi sỏi đá, chỉ gần 1% là nước. Israel- quốc gia nhỏ bé chỉ gồm hơn 7 triệu dân, mỗi ngày trôi qua là một ngày đối diện với hàng trăm thế lực thù địch xung quanh, vẫn vươn mình phát triển trên hầu hết các lĩnh vực, nông nghiệp, kinh tế, khoa học... Như một tất yếu, người dân Israel rất giàu, GDP đầu người năm 2013 vào khoảng 34.900 USD(*)- xếp thứ 40 thế giới.
Hitler (nếu còn sống) hẳn sẽ buồn vì sức sống của người Do Thái sau chừng ấy thử thách, quả không thể nào dập tắt!
Theo The World Factbook
Powered by vBulletin™ Version 4.0.8 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.