PDA

View Full Version : Chương 19. Kỹ thuật PCCC - Khái niệm chung và nguyên nhân cháy nổ



pccckienlong
11-24-2014, 08:50 AM
Chương 19.Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy-Khái niệm chung và nguyên nhân cháy nổ.

Phần IV
KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY.

Chương 19
KHÁI NIỆM CHUNG VÀ NGUYÊN NHÂN CHÁY NỔ.
19.1. Tổ chức phòng cháy và chữa cháy ở nước ta
19.1.1. Sơ lược quá trình phòng cháy và chữa cháy.
Trước cách mạng Tháng 8 việc phòng cháy chưa được quan tâm, còn chữa cháy
mới được chú ý ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định…
Sau Cách mạng Tháng 8 và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vấn đề phòng
cháy và chữa cháy đã được Đảng và Chính phủ rất quan tâm, đã có các khẩu hiệu, áp
phích tuyên truyền lan rộng khắp nơi về phòng cháy và chữa cháy, đã tổ chức các lực
lượng PCCC.
Sau hoà bình, Chính phủ đã hết sức cố gắng trong công tác PCCC, đã giáo dục ý
thức PCCC trong nhân dân và đã có nhiều biện pháp nhằm tổ chức PCCC trong các cơ
quan, xí nghiệp, công trường.
Ngày 4-10-1961 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định về quản lý của Nhà nước đối
với công tác PCCC.
Pháp lệnh ban hành ngày 23-3-1963 đã quyết định cấp bậc sĩ quan và hạ sĩ quan lực
lượng PCCC chính quy.
Trên cơ sở đó thì lực lượng PCCC ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất
lượng, các trang thiết bị, các phương tiện, máy móc về PCCC ngày càng phát triển và
hiện đại hơn.
19.1.2. Hệ thống tổ chức PCCC
Bộ nội vụ tổ chức ra cục PCCC (Bộ Công an).
UBND các cấp phụ trách việc quản lý công tác PCCC ở địa phương.
Ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các sở, ty công an có phòng cảnh sát
PCCC và các đội công an khu vực.
Ở các thị xã, thị trấn, phường xã, thôn, cơ quan, xí nghiệp, công trường… thành lập
các đội phòng cháy, chữa cháy có tính nghĩa vụ của nhân dân, dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của huyện, thị…
Ở các thành phố, thị xã lớn ngoài các đội PCCC nghĩa vụ sẽ thành lập đội chữa
cháy chuyên nghiệp do kinh phí địa phương cấp.
Ở các xí nghiệp quan trọng ngoài các đội PCCC nghĩa vụ còn thành lập đội chữa
cháy chuyên nghiệp.
19.1.3. Nhiệm vụ và trách nhiệm đối với công tác PCCC

Điều 1 trong pháp lệnh:
Chương 19.Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy-Khái niệm chung và nguyên nhân cháy nổ.
ViệcPCCC là nghĩa vụ của mỗi công dân, mỗi công dân phải tích cực đề phòng
không để nạn cháy xảy ra, luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, triệt để tuân theo các quy
định về phòng cháy, chuẩn bị sẵn sàng để khi cần có thể chữa cháy kịp thời và hiệu quả.
Trong các cơ quan, xí nghiệp, kho tàng, công trường, nông trường việc PCCC là
nhiệm vụ của toàn thể cán bộ công nhân viên chức và trước hết là thủ trưởng đơn vị ấy.
Điều 9 trong pháp lệnh quy định: Người nào vi phạm các quy định về PCCC hoặc

gây ra tai nạn cháy thì tuỳ trách nhiệm nặng nhẹ mà bị thi hành kỷ luật hành chính, bị xử

phạt theo thể lệ quản lý trị an hoặc truy tố trước pháp luật.

19.2 Những vấn đề cơ bản về cháy nổ.

19.2.1. Định nghĩa.

Cháy là một phản ứng hoá học xảy ra nhanh, phát nhiệt mạnh và phát quang.

Trong điều kiện bình thường, hiện tượng xảy ra cháy nổ là do phản ứng hoá học

giữa các chất cháy (dầu, khí, than…) với các chất oxy hoá (không khí, oxy…)

Trong một số điều kiện thì không có oxy cũng xảy ra cháy nổ như hiđrô và một số

kim loại khác có thểcháy trong môi trường khí clo, đồng, trong hơi lưu huỳnh...

19.2.2. Lý thuyết của quá trình (oxy hoá khi cháy) bốc cháy.

Quá trình bốc cháy của các chất khí, chất lỏng và rắn xảy ra tương đối giống nhau

và gồm các giai đoạn.

Oxy hoá bốc cháy và chảy theo mức độ tích luỹ nhiệt lượng do kết quả của phản

ứng oxy hoá khí và hơi, tốc độ phản ứng tăng dần dẫn đến chảy và xuất hiện ngọn lửa.

NhiÖt ®é

tc



t'b





tb



td t0





Thêi gian




Hình 19_ 1 Sơ đồ biến đổi nhiệt độ trong chất cháy theo thời gian.
Giai đoạn đầu nhiệt độ tăng từ td đến t0 chậm. Khi đạt đến nhiệt độ bắt đầu ôxy hoá
to nhiệt độ sẽ tăng nhanh.
Tăng đến tb là nhiệt độ bốc cháy.
Tăng đến tb' ngọn lửa xuất hiện, tc là nhiệt độ chảy.

1. Nhiệt độ bốc cháy của 1 số chất.
- Gỗ: tb = 250 ÷ 3500C
- Than bùn tb = 225 ÷ 2800C
- Than đá tb = 400 ÷ 500
- Xăng tb = 240 ÷ 500
Chương 19.Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy-Khái niệm chung và nguyên nhân cháy nổ.
19.2.3. Điều kiện và hình thức cháy.
19.2.3.1. Điều kiện cháy
- Chất cháy: Các chất ở thể rắn, lỏng, khí đều là hợp chất hữu cơ gồm các thành
phần chính cácbon (C), hyđro (H), oxy (O).
- Chất oxy hoá: Gồm không khí, oxy nguyên chất, clo, flo, lưu huỳnh.
Các hợp chất: amon nitrat (NH4NO3), kali clorat (KClO3), axit nitric (HNO3).
- Mồi gây cháy: Có thể là ngọn lửa trần, tia lửa điện, hồ quang điện.
Ngoài ra còn có mồi gây cháy ẩn do các quá trình hoá học, sinh học, ma sát hoặc do
tiếp xúc với bề mặt nóng của thiết bị.
19.2.3.2 Hình thức cháy.
- Cháy hoàn toàn: Diễn ra khi có đủ lượng không khí, các sản phẩm tạo ra không có
khả năng tiếp tục cháy.
- Cháy không hoàn toàn: diễn ra khi thiếu không khí, các sản phẩm tạo ra có kỹ
năng tiếp tục cháy nổ như axêtôn, Anđêhít.
19.2.4. Sự bùng cháy, bắt cháy, bốc cháy và tự cháy.
19.2.4.1. Bùng cháy.
Nhiệt độ bùng cháy là nhiệt độ thấp nhất khi đó hơi của một chất tạo ra ở trên bề
mặt của nó hỗn hợp với không khí bị bùng cháy khi gần ngọn lửa.
Ví dụ: hơi rượu khi gần ngọn lửa…
19.2.4.2. Bắt cháy
Nhiệt độ cháy là nhiệt độ mà khi đó chất cháy bị bắt lửa và tiếp tục cháy khi đã bỏ
mồi lửa đi.
Chương 19.Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy-Khái niệm chung và nguyên nhân cháy nổ.
19.2.4.3. Bốc cháy:
Là sự cháy xuất hiện do sự đốt nóng hỗn hợp cháy khi không có tác dụng trực tiếp
của ngọn lửa.
19.2.4.4. Tự cháy
Là sự cháy xuất hiện khi không cần có nhiệt lượng từ bên ngoài, mà do nhiệt độ của
quá trình hoá học (oxy hoá), lý học (hấp thụ oxy), sinh học (sự hoạt động của tế bào vi
khuẩn diễn ra ngay trong chất đó).
Tự cháy trong hoá học: rơm rạ, mùn cưa và dầu mỡ động thực vật, vải, các loại than
bùn…
Các chất gây cháy: do tiếp xúc với nước như kim loại kiềm (natri, kali…)
Các chất hoá học tự cháy khi trộn với nhau, trong đó có các chất oxy hoá dưới dạng
khí lỏng rắn: haloit, axit nitrơríc, ba ri, clorat…
19.2.5.Đặc trưng cháy nguy hiểm của các chất.
19.2.5.1. Cháy các hỗn hợp hơi khí với không khí.
Nồng độ giới hạn cháy (nổ) dưới là nồng độ thấp nhất của hơi, khí trong không khí
có thể bốc cháy nổ.
Nồng độ giới hạn cháy (nổ) trên là nồng độ cao nhất của hơi khí trong không khí
vẫn có thể còn bốc cháy (nổ).
Giữa nồng độ giới hạn dưới và trên gọi là khoảng cháy (nổ).
Bảng 19_ 1 Nồng độ giới hạn bốc cháy của một số chất.
Nguy hiểm nhất là nhiệt độ bốc cháy của đa số các chất bằng 200÷2600C.
Trừ hyđro phot phoric (P2H4)
19.2.5.2. Cháy các chất lỏng
Bảng 19_ 2 Nhiệt độ bốc cháy giới hạn của một số chất.
Bảng 19_ 3 Nhiệt độ bốc cháy của các chất rắn.
Chương 19.Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy-Khái niệm chung và nguyên nhân cháy nổ.
19.2.5.4. Cháy, nổ bụi.
Bụi của các chất cháy và bụi trong khói lò rất nguy hiểm về cháy.
Bụi băng trên các thiết bị, công trình dẫn đến cháy âm ỉ và bốc cháy.
Bụi lơ lửng trong không khí dẫn đến nổ nguy hiểm. Nồng độ giới hạn dưới = (25 ÷
30)g/m3. Nồng độ giới hạn trên rất cao không thể có được trong thực tế.
19.2.6. Đặc trưng nguy hiểm về cháy nổ của ngành sản xuất.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam về PCCC chia làm 6 hạng: A, B, C, D, E, F.
- A, B gồm các ngành sản xuất liên quan đến việc chế biến, sử dụng vận chuyển,
tàng trữ các chất lỏng dễ cháy.
- C gôm các ngành gia công, sử dụng các chất rắn, lỏng, với nhiệt độ bùng cháy ≥
1200C.
- D, E: Gia công sử dụng các chất không cháy.
- F là các ngành sản xuất chỉ gây nổ.

19.3 Nguyên nhân gây cháy và biện pháp phòng cháy.
Trong sản xuất và trong sinh hoạt luôn có các chất cháy: oxy trong không khí và
mồi gây cháy.
19.3.1. Nguyên nhân
19.3.1.1. Do không thận trọng khi dùng lửa:
- Bố trí các quá trình sản xuất có lửa ở gần nơi có vật liệu (chất) cháy dưới khoảng
cách an toàn.
- Dùng lửa để kiểm tra sự rò rỉ hơi khí cháy, hoặc xem xét các chất lỏng cháy.
- Không theo dõi khi đun bếp (ga, củi, dầu) với ngọn lửa quá to.
- Hong sấy vật liệu, đồ dùng, quần áo trên bếp than, điện.
- Ném vứt tàn đóm vào nơi có vật liệu cháy.
- Đốt củi nương rẫy dẫn đến cháy rừng.
- Đốt pháo.
19.3.1.2. Sử dụng, dự trữ, bảo quản, nguyên, nhiên vật liệu không đúng.
- Các chất lỏng, khí dễ cháy không được chứa trong bình kín.
- Xếp các chất có khả năng gây cháy ở gần nhau hoặc lẫn lộn.
- Bố trí các bình chứa khí ở nơi có nhiệt độ cao.
- Vôi sống để ở nơi ẩm ướt.
19.3.1.3. Cháy xảy ra do điện.
Chương 19.Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy-Khái niệm chung và nguyên nhân cháy nổ.
Cháy do điện chiếm tỷ lệ khá cao trong sản xuất và sinh hoạt.
- Do dùng điện không đúng điện áp dẫn đến quá tải.
- Do các mối nối, ổ cắm, cầu dao tiếp xúc không tốt.
- Do lãng quên khi sử dụng các thiết bị điện (bếp điện, bàn là, dây đun nước…)
19.3.1.4. Cháy do ma sát va đập.
- Do cắt tiện, phay, bào, đục đẽo…
- Do ma sát va đập biến cơ năng thành nhiệt năng.

19.3.2.5. Cháy do tĩnh điện
- Do khi vận chuyển các chất bụi, khí trong đường ống.
19.3.1.6. Cháy do sét đánh
- Thường đánh vào các công trình, nhà cửa không có bảo vệ chống sét.
19.3.1.7. Cháy sinh ra do lưu giữ, bảo quản
- Các chất có khả năng tự cháy không đúng quy định
19.3.1.8. Do tàn lửa, đốm lửa từ các đám cháy lân cận
19.3.2. Các biện pháp phòng cháy
19.3.2.1. Ngăn ngừa không cho đám cháy xảy ra.
1. Biện pháp về tổ chức
Tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, công nhân viên chức và toàn dân nghiêm
chỉnh chấp hành pháp lệnh PCCC của Nhà nước và quy tắc an toàn về PCCC qua các
hình thức huấn luyện, các cuộc thi về PCCC.
2. Biện pháp kỹ thuật.
Khi thiết kế, xây dựng nhà cửa lắp đặt các quá trình công nghệ máy móc phải áp
dụng đúng các tiêu chuẩn, quy phạm về phòng cháy.
3. Biện pháp an toàn vận hành
Sử dụng, bảo quản thiết bị, máy móc nhà cửa, công trình, nguyên, nhiên vật liệu…
không để phát sinh cháy.
4. Các biện pháp nghiêm cấm.
Cấm dùng lửa, đánh diêm, hút thuốc ở nơi cấm lửa, hoặc chất dễ cháy.

19.3.2.2. Biện pháp hạn chế đám cháy lan rộng.
Biện pháp này chủ yếu thuộc về thiết kế, quy hoạch, kiến trúc… phân vùng xây
dựng, bố trí phân nhóm nhà cửa công trình đúng mức về cháy nổ.
Bố trí công trình có nguy cơ về cháy nổ ở cuối hướng gió, nơi thấp.

19.3.2.3. Biện pháp thoát người và cứu tài sản an toàn.
Bố trí đúng các lỗ cửa sổ, cửa, đường thoát người, làm cầu thang thoát người bên
ngoài, bố trí các trang thiết bị trong phòng sản xuất, đồ đạc, giường tủ trong nhà ở, sao
cho khi có sự cố xảy ra thoát được nhanh chóng cả người và tài sản.
Trên các hành lang, lối đi thoát người phải đủ ánh sáng.
Chương 19.Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy-Khái niệm chung và nguyên nhân cháy nổ.

19.3.2.4. Biện pháp tạo điều kiện dập tắt đám cháy có hiệu quả.
Có hệ thống báo cháy nhanh, chính xác, hệ thống báo cháy tự động bằng còi, ánh
sáng, kẻng, đèn màu… Có hệ thống thông tin liên lạc nhanh.
Tổ chức các lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng ứng phó.
Thường xuyên có đầy đủ các phương tiện, dụng cụ chữa cháy, các nguồn nước dự
trữ.
Đảm bảo đường xá đủ rộng để xe cứu hoả có thể đến gần đám cháy và gần nguồn
nước.