pccckienlong
11-13-2014, 08:49 AM
Nguy cơ cháy nổ do hóa chất là thực trạng đáng báo động tại TP.HCM. Các cơ quan chức năng cho biết đang có “khoảng trống” trong quản lý hóa chất do sự chồng chéo, không quy định rõ trách nhiệm.
Chợ Kim Biên có nhiều cửa hàng bán hóa chất tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.
Cháy nổ tăng đột biến Vụ nổ kinh hoàng tại Công ty TNHH SX TM Đặng Huỳnh tại khu phố 5, phường Thới An, quận 12 xảy ra ngày 17-10-2014 làm ba người thiệt mạng, năm người bị thương, lần nữa gióng lên hồi chuông báo động đối với các vụ cháy nổ do hóa chất gây ra trên địa bàn TP.HCM. Theo báo cáo của Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP.HCM, từ năm 2010 đến nay trên địa bàn TP đã xảy ra 7 vụ cháy nổ do hóa chất gây ra, làm chết 8 người, bị thương 7 người, thiệt hại tài sản hơn 40 tỉ đồng (chưa tính tài sản thiệt hại trong vụ Công ty Đặng Huỳnh vừa xảy ra). Riêng từ đầu năm 2014 đến nay đã xảy ra 4 vụ, làm chết 7 người, bị thương 6 người. Đây là sự gia tăng đột biến rất đáng báo động. Cũng theo báo cáo, trên toàn TP.HCM hiện có 96 cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp. Các cơ sở này được thiết kế, lắp đặt hệ thống PCCC theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn. Ngoài ra, có đến 249 cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất nằm bên ngoài các công ty, cơ sở độc lập, các cụm công nghiệp nhỏ. Toàn TP có đến 20.000 cơ sở sản xuất kinh doanh dạng hộ nhỏ lẻ nằm xen cài trong các khu dân cư, trong đó có 139 cơ sở kinh doanh, mua bán hóa chất. Các cơ sở này theo quy định thì không bị lập hồ sơ quản lý, theo dõi. Một trong những điểm nóng kinh doanh hóa chất là Chợ Kim Biên (phường 13, quận 5), có đến 51 cơ sở kinh doanh hóa chất, kho chứa hóa chất các loại tại đây luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Ghi nhận thực tế của phóng viên tại chợ Kim Biên và các tuyến đường xung quanh như Vạn Tượng, Phan Văn Khỏe, Hải Thượng Lãn Ông, Phùng Hưng, Gò Công có rất nhiều cửa hàng bán hóa chất nằm san sát và không có lối thoát hiểm. Dọc hai bên chợ, nhiều DN thuê mặt bằng bán hóa chất ngay dưới gầm chung cư đông người qua lại, hàng trăm can chất lỏng lớn nhỏ xếp tràn ra vỉa hè. Khi khách yêu cầu, nhân viên các cửa hàng sẵn sàng tiến hành sang chiết hóa chất ngay tại chỗ. Một số người dân sinh sống tại khu chợ Kim Biên cho biết, hóa chất bán tại đây phần lớn có nguy cơ cháy nổ cao. Trường hợp xảy ra hỏa hoạn, chắc chắn hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng do phản ứng cháy dây chuyền bởi các cửa hàng nằm quá gần nhau. Đáng ngại là, hàng trăm người đang sinh sống tại những căn hộ phía trên các tòa nhà chung cư rất khó để tìm đường thoát thân do lối đi lên xuống khu vực này gần như đã bị các cửa hàng chiếm dụng hết. “Khoảng trống” quản lý Nói về trách nhiệm quản lý việc buôn bán hóa chất, Ban quản lý chợ Kim Biên cho biết đã yêu cầu tiểu thương kê khai đầy đủ thông tin về tên hàng, chủng loại, nhãn mác, liều lượng sử dụng, hạn dùng, thành phần và nghiêm cấm mọi hình thức sang chiết tại nơi kinh doanh. Tuy nhiên, trách nhiệm của ban quản lý chợ chỉ kiểm tra về mặt hành chính, không thể kiểm soát tình trạng hàng kém chất lượng, phát hiện sai phạm trong kinh doanh hóa chất. Bên cạnh đó, để lập lại trật tự và dễ quản lý đối với mặt hàng hóa chất, Phòng Kinh tế UBND quận 5 hiện cũng không cấp phép cho các hộ kinh doanh hóa chất mới. Tuy nhiên, việc tạm ngưng cấp phép của UBND quận 5 cũng không cản được các công ty, cá nhân thành lập công ty và xin Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép. Trên giấy phép được cấp, chỉ ghi chung chung là kinh doanh hóa chất, không quy định hạn mức được và không được kinh doanh mặt hàng gì nên rất khó cho các cơ quan quản lý. Về phía Sở Công Thương TPHCM thì cho rằng việc quản lý các loại hóa chất, đặc biệt là những loại hóa chất dễ gây cháy nổ trên địa bàn TP hiện gặp nhiều khó khăn do sự chồng chéo giữa nhiều cơ quan khác nhau. Ví dụ các loại hóa chất phục vụ khám, chữa bệnh hiện do ngành y tế quản lý; hóa chất phục vụ khoa học, điều tra, vật liệu nổ lại do ngành công an chịu trách nhiệm; hóa chất sản xuất phân bón vô cơ do ngành Công Thương quản lý nhưng sản xuất phân bón hữu cơ lại do ngành nông nghiệp quản lý… Việc phân biệt quá chi tiết các loại hóa chất vô hình chung đã tạo nên “khoảng trống” quản lý, không ai chịu trách nhiệm. Đại diện Chi Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho rằng, lực lượng này vẫn thường xuyên kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm trong hoạt động kinh doanh hóa chất, tuy nhiên các sai phạm chủ yếu xảy ra ở khâu kinh doanh hóa chất công nghiệp, riêng hóa chất sử dụng trong thực phẩm bị xử lý hầu như rất ít. Các vi phạm mà cơ quan Quản lý thị trường xử lý đa số là bán hàng không có chứng từ hóa đơn, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, đối với chất lượng thật giả của hóa chất thì không xử lý được vụ nào. Trong cuộc họp bàn với lãnh đạo các sở, ngành về tình hình cháy nổ trên địa bàn TP liên quan đến việc mua bán, sử dụng hóa chất cuối tháng 10 vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cũng đã yêu cầu Cảnh sát PCCC, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp lập danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất dễ cháy nổ; rà soát nguồn gốc những hóa chất, nguyên liệu, nơi mua bán, mục đích sử dụng; tiếp tục siết chặt quản lý những cơ sở sản xuất có sử dụng hóa chất trong danh mục quản lý của ngành mình. Về lâu dài, các sở, ngành liên quan phối hợp UBND các quận, huyện lên phương án di dời, giải tỏa các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư.
Chợ Kim Biên có nhiều cửa hàng bán hóa chất tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.
Cháy nổ tăng đột biến Vụ nổ kinh hoàng tại Công ty TNHH SX TM Đặng Huỳnh tại khu phố 5, phường Thới An, quận 12 xảy ra ngày 17-10-2014 làm ba người thiệt mạng, năm người bị thương, lần nữa gióng lên hồi chuông báo động đối với các vụ cháy nổ do hóa chất gây ra trên địa bàn TP.HCM. Theo báo cáo của Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP.HCM, từ năm 2010 đến nay trên địa bàn TP đã xảy ra 7 vụ cháy nổ do hóa chất gây ra, làm chết 8 người, bị thương 7 người, thiệt hại tài sản hơn 40 tỉ đồng (chưa tính tài sản thiệt hại trong vụ Công ty Đặng Huỳnh vừa xảy ra). Riêng từ đầu năm 2014 đến nay đã xảy ra 4 vụ, làm chết 7 người, bị thương 6 người. Đây là sự gia tăng đột biến rất đáng báo động. Cũng theo báo cáo, trên toàn TP.HCM hiện có 96 cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp. Các cơ sở này được thiết kế, lắp đặt hệ thống PCCC theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn. Ngoài ra, có đến 249 cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất nằm bên ngoài các công ty, cơ sở độc lập, các cụm công nghiệp nhỏ. Toàn TP có đến 20.000 cơ sở sản xuất kinh doanh dạng hộ nhỏ lẻ nằm xen cài trong các khu dân cư, trong đó có 139 cơ sở kinh doanh, mua bán hóa chất. Các cơ sở này theo quy định thì không bị lập hồ sơ quản lý, theo dõi. Một trong những điểm nóng kinh doanh hóa chất là Chợ Kim Biên (phường 13, quận 5), có đến 51 cơ sở kinh doanh hóa chất, kho chứa hóa chất các loại tại đây luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Ghi nhận thực tế của phóng viên tại chợ Kim Biên và các tuyến đường xung quanh như Vạn Tượng, Phan Văn Khỏe, Hải Thượng Lãn Ông, Phùng Hưng, Gò Công có rất nhiều cửa hàng bán hóa chất nằm san sát và không có lối thoát hiểm. Dọc hai bên chợ, nhiều DN thuê mặt bằng bán hóa chất ngay dưới gầm chung cư đông người qua lại, hàng trăm can chất lỏng lớn nhỏ xếp tràn ra vỉa hè. Khi khách yêu cầu, nhân viên các cửa hàng sẵn sàng tiến hành sang chiết hóa chất ngay tại chỗ. Một số người dân sinh sống tại khu chợ Kim Biên cho biết, hóa chất bán tại đây phần lớn có nguy cơ cháy nổ cao. Trường hợp xảy ra hỏa hoạn, chắc chắn hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng do phản ứng cháy dây chuyền bởi các cửa hàng nằm quá gần nhau. Đáng ngại là, hàng trăm người đang sinh sống tại những căn hộ phía trên các tòa nhà chung cư rất khó để tìm đường thoát thân do lối đi lên xuống khu vực này gần như đã bị các cửa hàng chiếm dụng hết. “Khoảng trống” quản lý Nói về trách nhiệm quản lý việc buôn bán hóa chất, Ban quản lý chợ Kim Biên cho biết đã yêu cầu tiểu thương kê khai đầy đủ thông tin về tên hàng, chủng loại, nhãn mác, liều lượng sử dụng, hạn dùng, thành phần và nghiêm cấm mọi hình thức sang chiết tại nơi kinh doanh. Tuy nhiên, trách nhiệm của ban quản lý chợ chỉ kiểm tra về mặt hành chính, không thể kiểm soát tình trạng hàng kém chất lượng, phát hiện sai phạm trong kinh doanh hóa chất. Bên cạnh đó, để lập lại trật tự và dễ quản lý đối với mặt hàng hóa chất, Phòng Kinh tế UBND quận 5 hiện cũng không cấp phép cho các hộ kinh doanh hóa chất mới. Tuy nhiên, việc tạm ngưng cấp phép của UBND quận 5 cũng không cản được các công ty, cá nhân thành lập công ty và xin Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép. Trên giấy phép được cấp, chỉ ghi chung chung là kinh doanh hóa chất, không quy định hạn mức được và không được kinh doanh mặt hàng gì nên rất khó cho các cơ quan quản lý. Về phía Sở Công Thương TPHCM thì cho rằng việc quản lý các loại hóa chất, đặc biệt là những loại hóa chất dễ gây cháy nổ trên địa bàn TP hiện gặp nhiều khó khăn do sự chồng chéo giữa nhiều cơ quan khác nhau. Ví dụ các loại hóa chất phục vụ khám, chữa bệnh hiện do ngành y tế quản lý; hóa chất phục vụ khoa học, điều tra, vật liệu nổ lại do ngành công an chịu trách nhiệm; hóa chất sản xuất phân bón vô cơ do ngành Công Thương quản lý nhưng sản xuất phân bón hữu cơ lại do ngành nông nghiệp quản lý… Việc phân biệt quá chi tiết các loại hóa chất vô hình chung đã tạo nên “khoảng trống” quản lý, không ai chịu trách nhiệm. Đại diện Chi Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho rằng, lực lượng này vẫn thường xuyên kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm trong hoạt động kinh doanh hóa chất, tuy nhiên các sai phạm chủ yếu xảy ra ở khâu kinh doanh hóa chất công nghiệp, riêng hóa chất sử dụng trong thực phẩm bị xử lý hầu như rất ít. Các vi phạm mà cơ quan Quản lý thị trường xử lý đa số là bán hàng không có chứng từ hóa đơn, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, đối với chất lượng thật giả của hóa chất thì không xử lý được vụ nào. Trong cuộc họp bàn với lãnh đạo các sở, ngành về tình hình cháy nổ trên địa bàn TP liên quan đến việc mua bán, sử dụng hóa chất cuối tháng 10 vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cũng đã yêu cầu Cảnh sát PCCC, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp lập danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất dễ cháy nổ; rà soát nguồn gốc những hóa chất, nguyên liệu, nơi mua bán, mục đích sử dụng; tiếp tục siết chặt quản lý những cơ sở sản xuất có sử dụng hóa chất trong danh mục quản lý của ngành mình. Về lâu dài, các sở, ngành liên quan phối hợp UBND các quận, huyện lên phương án di dời, giải tỏa các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư.