PDA

View Full Version : Vì sao vụ nổ ở Sài Gòn lại kinh hoàng đến vậy?



hothang
10-19-2014, 10:33 AM
(TNO) Vụ nổ tại xưởng sản xuất phân bón của Công ty TNHH-SX-DV-TM Đặng Huỳnh (số 66/2 Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12, TP.HCM) khiến 1 người chết, 2 người mất tích, 4 người bị thương, 7 căn nhà bị sập, nhiều căn nhà bị hư hỏng. Vì sao vụ nổ lại gây nên thảm họa kinh hoàng đến như vậy?


http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201410/Vu_Bang/No.jpg

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201410/NgocThanh/1/no6.jpg


Hiện trường vụ nổ


Đứng ở gốc độ chuyên môn, nhiều giáo viên hóa học phân tích rằng, trong phân bón, cụ thể là phân đạm có chứa gốc hóa học nitrat. Đây có thể là nguyên nhân gây ra vụ nổ.

Ông Nguyễn Văn Bình (giáo viên môn hóa, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6, TP.HCM), cho biết: “Theo tôi, trong phân đạm có gốc nitrat (có thể là kali nitrat), đây có thể là nguyên nhân gây nổ”.

Cũng theo ông Bình, người ta có thể dùng kali nitrat để chế ra các loại thuốc súng (thuốc nổ đen là hỗn hợp nitrat kali (KNO3), bột than củi giã mịn. Một số loại thuốc nổ đen có thêm lưu huỳnh (dùng cho các vũ khí mạnh), bột nhôm (phát sáng cho pháo, tăng năng lượng cháy cho bom), hồng hoàng (muối thủy ngân, kích nổ). Thuốc nổ đen đã pha trộn có công thức KNO3:S:C theo tỷ lệ 75:10:15).

Ông Bình cho rằng, có thể gốc nitrat trong phân bón, trong quá trình sản xuất hoặc đặt ở nhiệt độ cao, những nơi có tia lửa điện đều có nguy cơ phát nổ.

“Nhưng thực tế quy trình sản xuất như thế nào thì cũng khó nói, điều đó còn phải chờ kết luận chính thức ở phía điều tra. Tôi chỉ phân tích ở góc độ những tác nhân có thể gây ra vụ nổ theo đặc tính hóa học”, ông Bình cho biết thêm.

Ông Trương Công Luận (giáo viên môn hóa, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, quận Tân Bình, TP.HCM), cho biết: “Hiện chưa thể biết vụ nổ là do chất hóa học hay nguyên nhân khác. Nhưng nếu nguyên nhân mà từ hóa chất thì các hóa chất đó nằm trong phân đạm”.

Một giáo viên hóa học của Trường THCS-THPT Hồng Hà (quận Gò Vấp, TP.HCM), cho biết: “Trong phân đạm, nhất là trong quá trình sản xuất hoặc mới cho ra mẻ, có thể đặt ở nhiệt độ cao, hoặc có ma sát gây ra nhiệt độ cao đều có thể gây ra nổ”.

Tại hiện trường sau khi vụ nổ xảy ra, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã phải sử dụng mặt nạ chống độc để tiếp cận và tìm kiếm người mất tích bởi mùi hóa chất nồng nặc. Liệu những hóa chất này phát tán trong không khí có ảnh hưởng đến người dân xung quanh khi tiếp xúc, hoặc hít phải các hóa chất đã phát nổ, bốc cháy gây ra? Một giáo viên môn hóa, Trường THCS-THPT Hồng Hà cho biết: “Nó thể gây ngạt, nếu nặng có thể gây tử vong”.

Riêng ông Bình thì cho rằng, trong phân bón có chứa NH4CL, khi nó phân hủy sẽ tạo ra amoniac.

“Đây là chất không màu, có mùi rất khó chịu. Một người ngửi amoniac lâu sẽ gây khó thở và có thể dẫn đến tử vong”, ông Bình nói.

Lý giải về chấn động kinh hoàng mà vụ nổ gây ra khiến nhiều nhà dân xung quanh cũng như trong bán kính 100-200 mét cũng bị hư hỏng, vỡ cửa kiếng, tróc nóc, theo thạc sĩ Lương Công Thắng (Tổ trưởng bộ môn Hóa, Trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú) thì hiện tượng trên là chuyện dễ hiểu. Bởi khi xưởng phân bón phát nổ sẽ sinh ra hiện tượng chấn động (giống như hiện tượng động đất), dẫn tới cửa kiếng bị vỡ hay trần nhà bị tróc.

Riêng về mức độ tàn phá, sát thương của vụ nổ (khiến nhiều căn nhà xung quanh bị sập), thạc sĩ Thắng đánh giá: mức độ tàn phá từ chất nổ là lớn. Tức lượng phân bón hoặc hóa chất để tạo nên vụ nổ là khá lớn, nếu so sánh thì tương đương một lượng thuốc nổ TNT khoảng gần 1 kg.

“Trong việc phá đá, người ta muốn phá trong bán kính khoảng 5 mét thì cần dùng khoảng nửa ký thuốc nổ (TNT). Nếu bán kính sát thương đến 10 mét, thì lượng TNT phải tương đương khoảng 1 kg”, thạc sĩ Thắng lấy ví dụ minh họa.