Khanh114
10-12-2014, 09:04 AM
TP.Hồ Chí Minh đang bước vào cao điểm mùa mưa, nhiều tuyến đường liên tiếp bị ngập trên diện rộng tiềm ẩn nhiều nguy cơ chập, cháy do vi phạm quy định trong sử dụng điện
Theo Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (PC&CC) TP.Hồ Chí Minh, trong 9 tháng qua, thành phố đã xảy ra 221 vụ cháy khiến 15 người chết và 10 bị thương (tăng 9 người chết và giảm 9 người bị thương so với cùng kỳ); thiệt hại về tài sản gần 44 tỷ đồng (có 28 vụ chưa ước tính được mức thiệt hại). Cảnh sát PC&CC TP.Hồ Chí Minh đã điều tra, làm rõ nguyên nhân chập điện do vi phạm quy định trong sử dụng điện.
Trong đó, vụ cháy tại căn nhà số 416 đường Nguyễn Trãi (phường 8, quận 5) vào ngày 16/9, được xem là vụ cháy có số lượng người chết nghiêm trọng nhất. Vụ cháy đã cướp đi sinh mạng của 7 thành viên trong gia đình. Nguyên nhân được xác định là do cháy xe máy để gần bảng điện nên gây chập cháy điện, sau đó cháy lan sang các vật dụng dễ bắt lửa trong nhà. Hoặc như vụ cháy lớn tại công ty sản xuất nguyên liệu giày dép Minh Nguyên Phát (Hóc Môn) vào ngày 12/9 vừa qua đã khiến hàng trăm mét vuông nhà xưởng, nhiều nguyên vật liệu, máy móc bị thiêu rụi. Nguyên nhân cháy được xác định là do chập điện từ máy ép nhựa sau đó gây cháy lan ra xung quanh.
Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP.Hồ Chí Minh, cho biết hiện TP Hồ Chí Minh đang bước vào thời điểm mùa mưa bão, triều cường, lốc xoáy diễn biến khó lường nên nguy cơ chập điện đường rất cao. Bên cạnh đó, sự cố về điện trong sinh hoạt, sản xuất cũng diễn ra khá nhiều.
“Các vụ cháy xảy ra thời gian qua, nguyên nhân cháy chủ yếu là do chập điện và vi phạm các quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy”, ông Bửu cho biết.
https://scontent-b-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/s526x296/10411853_780136575377463_2301151605649480161_n.jpg ?oh=b2f5a5f5ca69f411b0d5f78f9bb06bb8&oe=54AB3828
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.Hồ Chí Minh, mặc dù thành phố đang nỗ lực để giải quyết 47/58 điểm ngập trên địa bàn với nguồn kinh phí dự kiến lên đến 57.000 tỷ đồng, nhưng nhiều khu vực vẫn ngập úng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ do chập điện tại các khu dân cư.
Theo ông Lê Tấn Bửu, vừa qua, Cảnh sát PC&CC TP đã tham mưu cho lãnh đạo thành phố tăng cường các biện pháp tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến với người dân, nhất là ở khu dân cư có nguy cơ cháy cao và các hộ dân vừa ăn ở sinh hoạt có kết hợp kinh doanh.
“Đối với từng trường hợp, chúng tôi đã có những hướng dẫn cụ thể. Chẳng hạn đối với hộ dân, chúng tôi khuyến cáo cần phải tự trang bị một số phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay; quản lý nguồn điện chặt chẽ, nhất là việc câu mắc điện, sử dụng các thiết bị điện, lựa chọn các thiết bị truyền tải điện phù hợp; đề phòng nghẽn mạch, rò rỉ điện bằng cách sử dụng cầu dao điện có thiết bị bảo vệ tự đóng ngắt... Việc sử dụng bình gas cho nấu nướng trong nhà cần chú ý đóng ngắt sau khi sử dụng. Những chỗ thờ cúng cũng hết sức chú ý nguồn điện, nguồn nhiệt… Khi người dân có ý thức PCCC thì việc chăm lo, quan tâm các điền kiện bảo đảm an toàn cháy nổ cho gia đình mình sẽ được nâng nên, các nguy cơ về cháy nổ do chập điện cũng được hạn chế”, Đại tá Bửu cho biết.
Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn cháy nổ trong mùa mưa bão và ngập úng tại khu dân cư, Cảnh sát PC&CC TP.Hồ Chí Minh cũng phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện tốt công tác PCCC tại chỗ. Đối với các cơ sở sản xuất, Cảnh sát PC&CC cũng thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở doanh nghiệp tuân thủ an toàn về điện. Ngoài ra, Sở cũng phối hợp với ngành điện lực thành phố nâng cấp, cải tạo các đường dây điện tại những khu vực có nguy cơ cháy cao về điện để hạn chế tối đa các vụ cháy có thể xảy ra do cháy chập điện trong mùa mưa bão.
Theo Cảnh sát PC&CC TP.HCM
Theo Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (PC&CC) TP.Hồ Chí Minh, trong 9 tháng qua, thành phố đã xảy ra 221 vụ cháy khiến 15 người chết và 10 bị thương (tăng 9 người chết và giảm 9 người bị thương so với cùng kỳ); thiệt hại về tài sản gần 44 tỷ đồng (có 28 vụ chưa ước tính được mức thiệt hại). Cảnh sát PC&CC TP.Hồ Chí Minh đã điều tra, làm rõ nguyên nhân chập điện do vi phạm quy định trong sử dụng điện.
Trong đó, vụ cháy tại căn nhà số 416 đường Nguyễn Trãi (phường 8, quận 5) vào ngày 16/9, được xem là vụ cháy có số lượng người chết nghiêm trọng nhất. Vụ cháy đã cướp đi sinh mạng của 7 thành viên trong gia đình. Nguyên nhân được xác định là do cháy xe máy để gần bảng điện nên gây chập cháy điện, sau đó cháy lan sang các vật dụng dễ bắt lửa trong nhà. Hoặc như vụ cháy lớn tại công ty sản xuất nguyên liệu giày dép Minh Nguyên Phát (Hóc Môn) vào ngày 12/9 vừa qua đã khiến hàng trăm mét vuông nhà xưởng, nhiều nguyên vật liệu, máy móc bị thiêu rụi. Nguyên nhân cháy được xác định là do chập điện từ máy ép nhựa sau đó gây cháy lan ra xung quanh.
Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP.Hồ Chí Minh, cho biết hiện TP Hồ Chí Minh đang bước vào thời điểm mùa mưa bão, triều cường, lốc xoáy diễn biến khó lường nên nguy cơ chập điện đường rất cao. Bên cạnh đó, sự cố về điện trong sinh hoạt, sản xuất cũng diễn ra khá nhiều.
“Các vụ cháy xảy ra thời gian qua, nguyên nhân cháy chủ yếu là do chập điện và vi phạm các quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy”, ông Bửu cho biết.
https://scontent-b-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/s526x296/10411853_780136575377463_2301151605649480161_n.jpg ?oh=b2f5a5f5ca69f411b0d5f78f9bb06bb8&oe=54AB3828
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.Hồ Chí Minh, mặc dù thành phố đang nỗ lực để giải quyết 47/58 điểm ngập trên địa bàn với nguồn kinh phí dự kiến lên đến 57.000 tỷ đồng, nhưng nhiều khu vực vẫn ngập úng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ do chập điện tại các khu dân cư.
Theo ông Lê Tấn Bửu, vừa qua, Cảnh sát PC&CC TP đã tham mưu cho lãnh đạo thành phố tăng cường các biện pháp tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến với người dân, nhất là ở khu dân cư có nguy cơ cháy cao và các hộ dân vừa ăn ở sinh hoạt có kết hợp kinh doanh.
“Đối với từng trường hợp, chúng tôi đã có những hướng dẫn cụ thể. Chẳng hạn đối với hộ dân, chúng tôi khuyến cáo cần phải tự trang bị một số phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay; quản lý nguồn điện chặt chẽ, nhất là việc câu mắc điện, sử dụng các thiết bị điện, lựa chọn các thiết bị truyền tải điện phù hợp; đề phòng nghẽn mạch, rò rỉ điện bằng cách sử dụng cầu dao điện có thiết bị bảo vệ tự đóng ngắt... Việc sử dụng bình gas cho nấu nướng trong nhà cần chú ý đóng ngắt sau khi sử dụng. Những chỗ thờ cúng cũng hết sức chú ý nguồn điện, nguồn nhiệt… Khi người dân có ý thức PCCC thì việc chăm lo, quan tâm các điền kiện bảo đảm an toàn cháy nổ cho gia đình mình sẽ được nâng nên, các nguy cơ về cháy nổ do chập điện cũng được hạn chế”, Đại tá Bửu cho biết.
Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn cháy nổ trong mùa mưa bão và ngập úng tại khu dân cư, Cảnh sát PC&CC TP.Hồ Chí Minh cũng phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện tốt công tác PCCC tại chỗ. Đối với các cơ sở sản xuất, Cảnh sát PC&CC cũng thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở doanh nghiệp tuân thủ an toàn về điện. Ngoài ra, Sở cũng phối hợp với ngành điện lực thành phố nâng cấp, cải tạo các đường dây điện tại những khu vực có nguy cơ cháy cao về điện để hạn chế tối đa các vụ cháy có thể xảy ra do cháy chập điện trong mùa mưa bão.
Theo Cảnh sát PC&CC TP.HCM