pccckienlong
10-10-2014, 07:52 AM
Trong tình thế đối mặt với cái chết, người thợ mỏ ở lò than Đồng Vông (Quảng Ninh) đã băng qua đám cháy thoát sang vỉa khác. Hiện sức khỏe anh cũng nguy kịch, trong khi 6 đồng nghiệp khác đã tử vong.
Một ngày sau đám cháy tại lò than Đồng Vông, công nhân Nguyễn Văn Quyền (37 tuổi) người duy nhất sống sót đang được cấp cứu tại khoa Hồi sức, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển. Chị Đoàn Thị Hường nắm chặt tay chồng, run rẩy trước tai họa đột ngột ập xuống.
Cuối giờ chiều 16/1, cột khói vẫn bốc lên nghi ngút tại khu vực trước cửa lò. Ảnh: Bá Đô.
Gần 4h sáng 16/1, chị Hường nhận được tin báo chồng trong tình trạng nguy kịch đã vội bỏ 3 đứa con thơ ở nhà, chạy đến bên chồng. Lúc nhập viện, anh Quyền vẫn còn tỉnh táo đã kể lại toàn bộ vụ tai nạn.
Theo chị Hường, nhóm anh Quyền làm ca ba, bắt đầu từ 23h đến khoảng 4h sáng hôm sau. Như mọi ngày, anh cùng 6 đồng nghiệp vác cọc xuống hầm. Lúc đó nhiệt độ trong hầm hơi nóng hơn mọi ngày nhưng không ai để ý. Càng đi xuống càng nóng, khói và khó thở.
Anh Lực - lò trưởng đi đầu, anh Quyền nối tiếp, mấy người khác theo sau trong đó có Tiệp. Thang xuống dưới hầm thẳng đứng, sâu 200m. Đến khi phát hiện đám cháy thì anh Quyền vứt cọc bỏ chạy, được một đoạn gặp Tiệp cũng đang chạy.
Tiệp rủ anh Quyền leo lên cầu thang nhưng anh gàn vì leo cầu thang mệt sức, vài người đang mắc kẹt, đó lại là nơi hút khí độc càng nguy hiểm. Thế là hai người bàn nhau chạy xiên sang vỉa khác để thoát. Hầm tối om, khói mù mịt, ban đầu Tiệp chạy trước, gần ra đến cửa thì kiệt sức, không thở được rồi ngã ở rãnh nước. Anh Quyền cũng kiệt sức, ôm cây cột nhìn đám lửa trước mặt. Tuy nhiên, đây là đường sống duy nhất của anh bởi nếu vượt qua đám cháy sẽ sang được vỉa khác.
"Trong tình thế đối diện với cái chết, anh ấy bảo rằng đã nghĩ đến vợ và 3 đứa con nên liều mình băng qua đám lửa thoát ra ngoài. Khoảng hơn 1h sáng anh được đưa đi cấp cứu. Buổi sáng vẫn còn nói tỉnh táo nhưng đầu giờ chiều sức khỏe trở nguy, phải thở máy", chị Hường nghẹn giọng.
Anh Quyền làm thợ mỏ 12 năm nay, hiện là công nhân bậc 5/6, thu nhập từ 7 dến 8 triệu đồng mỗi tháng, còn vợ anh đi chợ kiếm thêm thu nhập. Vợ chồng anh có 3 người con. Bé lớn học lớp 4, bé nhỏ nhất mới 1 tuổi. “Làm thợ mỏ mất sức lại nguy hiểm, độc hại nên năm ngoái chồng tôi đã đi học lái xe. Do chưa tìm được việc khác nên anh ấy vẫn làm công nhân mỏ. Chẳng ngờ năm hết Tết đến rồi lại xảy ra tai họa này”, chị Hường lại nắm chặt tay chồng, rơi nước mắt.
Anh Quyền đang được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển. Ảnh: Phan Dương.
Bác sĩ Hoàng Thăng Vân, Phó khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Thủy Điển (Uông Bí) cho biết, anh Quyền bị tổn thương đường hô hấp do hít khí lửa kèm khói bụi than và đang có biểu hiện nặng thêm. Bệnh viện đã bố trí kíp trực thay nhau theo dõi. Hiện vẫn chưa có gì khả quan về sức khỏe của nạn nhân này.
Cũng trong chiều 16/1, các gia đình có người đã tổ chức tang lễ cho người xấu số. Khung cảnh ảm đạm bao trùm nhà anh Nguyễn Bá Thuấn (24 tuổi, thôn Tân Yên, Hồng Thái, Đông Triều) khi bố mẹ già, người vợ trẻ ôm đứa con mới 14 tháng tuổi khóc ngất bên linh cữu người đàn ông.
Ông Nguyễn Văn Ngự (cậu ruột nạn nhân) cho biết, Thuấn học xong cấp 3 rồi đi học trung cấp mỏ và làm công nhân tại Công ty than Đồng Vông 3 năm nay. Vợ Thuấn chỉ làm nông. Thuấn phải lo cho hai anh chị bị tật. Giờ cậu mất đi, nỗi đau chồng chất nỗi đau, vợ trẻ khó mà gánh vác.
Hàng nghìn bao cát được tập kết chắn cửa lò, sau đó, khí ni-tơ sẽ được bơm vào để khống chế ngọn lửa. Ảnh: Bá Đô.
Cuối giờ chiều nay, sau hơn 10 giờ lò than Đồng Vông (Công ty than Uông Bí) phát cháy, cột khói trắng vẫn bốc nghi ngútcả chục mét tại đầu đường ống dẫn khí. Nhiều công nhân cứu hộ mặt mày nhem nhuốc, thất thầntúc trực tại hiện trường với la liệt những thiết bị, máy thở, bình ôxy, mạt nạ chống độc. Hàng chục công nhân khác cấp tập cho cát vào bao tải để chuyển lên bịt kín cửa lò. Nhiều vật dụng để bơm khí nitơ cũng được tập kết trước cửa lò.
Có mặt tại hiện trường, tham gia công tác cứu hộ, thiếu tá Vũ Đạt, Phòng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cột khói bốc lên nghi ngút phần lớn là hơi nước nên khả năng xảy ra vụ nổ là không thể.
Với kinh nghiệm nhiều năm chữa cháy ở các mỏ than, Thiếu tá Đạt phân tích, về nguyên lý trong lò than có khí mêtan và những chất gây cháy, lượng khí mêtan nếu đủ lớn sẽ gây ra vụ nổ trước rồi mới gây cháy. Tuy nhiên, trường hợp này đám cháy xảy ra trước thì rất khó có khả năng xảy ra vụ nổ.
“Phương án duy nhất để khống chế đám cháy lúc này là dùng những bao cát, bịt kín cửa lò, sau đó bơm khí nitơ vào trong. Việc này sẽ mất nhiều thời gian vì chưa thể định lượng cần bao nhiêu khí mới khống chế được”, ông Đạt cho hay.
Đồng nghiệp đau buồn trước cái chết của 6 công nhân trong vụ cháy đêm 15/1. Ảnh: Bá Đô.
Cùng nhận định này, ông Nguyễn Thành Công - Chánh văn phòng công ty than Uông Bí - cho biết vụ nổ khó thể xảy ra. Hiện nhiên liệu cháy trong lò rất lớn, nếu không bơm khí nitơ vào thì đám cháy chưa biết bao giờ mới tắt.
Ông Công cho hay, vụ cháy xảy ra vào lúc giao ca hai và ca ba, hầu hết công nhân đang trong quá trình đưa máy móc vào để khai thác. "Những công nhân tử vong đều trẻ, nhuyệt huyết, đây là mất mát lớn nhất từ trước đến nay của công ty chúng tôi”, ông Công nói và cho biết các ban ngành đoàn thể cùng công ty đã hỗ trợ mỗi người thiệt mạng hơn 30 triệu đồng, người bị thương 5 triệu đồng. Đơn vị đã cử từng cán bộ tới từng gia đình hỗ trợ làm thủ tục an táng.
Một ngày sau đám cháy tại lò than Đồng Vông, công nhân Nguyễn Văn Quyền (37 tuổi) người duy nhất sống sót đang được cấp cứu tại khoa Hồi sức, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển. Chị Đoàn Thị Hường nắm chặt tay chồng, run rẩy trước tai họa đột ngột ập xuống.
Cuối giờ chiều 16/1, cột khói vẫn bốc lên nghi ngút tại khu vực trước cửa lò. Ảnh: Bá Đô.
Gần 4h sáng 16/1, chị Hường nhận được tin báo chồng trong tình trạng nguy kịch đã vội bỏ 3 đứa con thơ ở nhà, chạy đến bên chồng. Lúc nhập viện, anh Quyền vẫn còn tỉnh táo đã kể lại toàn bộ vụ tai nạn.
Theo chị Hường, nhóm anh Quyền làm ca ba, bắt đầu từ 23h đến khoảng 4h sáng hôm sau. Như mọi ngày, anh cùng 6 đồng nghiệp vác cọc xuống hầm. Lúc đó nhiệt độ trong hầm hơi nóng hơn mọi ngày nhưng không ai để ý. Càng đi xuống càng nóng, khói và khó thở.
Anh Lực - lò trưởng đi đầu, anh Quyền nối tiếp, mấy người khác theo sau trong đó có Tiệp. Thang xuống dưới hầm thẳng đứng, sâu 200m. Đến khi phát hiện đám cháy thì anh Quyền vứt cọc bỏ chạy, được một đoạn gặp Tiệp cũng đang chạy.
Tiệp rủ anh Quyền leo lên cầu thang nhưng anh gàn vì leo cầu thang mệt sức, vài người đang mắc kẹt, đó lại là nơi hút khí độc càng nguy hiểm. Thế là hai người bàn nhau chạy xiên sang vỉa khác để thoát. Hầm tối om, khói mù mịt, ban đầu Tiệp chạy trước, gần ra đến cửa thì kiệt sức, không thở được rồi ngã ở rãnh nước. Anh Quyền cũng kiệt sức, ôm cây cột nhìn đám lửa trước mặt. Tuy nhiên, đây là đường sống duy nhất của anh bởi nếu vượt qua đám cháy sẽ sang được vỉa khác.
"Trong tình thế đối diện với cái chết, anh ấy bảo rằng đã nghĩ đến vợ và 3 đứa con nên liều mình băng qua đám lửa thoát ra ngoài. Khoảng hơn 1h sáng anh được đưa đi cấp cứu. Buổi sáng vẫn còn nói tỉnh táo nhưng đầu giờ chiều sức khỏe trở nguy, phải thở máy", chị Hường nghẹn giọng.
Anh Quyền làm thợ mỏ 12 năm nay, hiện là công nhân bậc 5/6, thu nhập từ 7 dến 8 triệu đồng mỗi tháng, còn vợ anh đi chợ kiếm thêm thu nhập. Vợ chồng anh có 3 người con. Bé lớn học lớp 4, bé nhỏ nhất mới 1 tuổi. “Làm thợ mỏ mất sức lại nguy hiểm, độc hại nên năm ngoái chồng tôi đã đi học lái xe. Do chưa tìm được việc khác nên anh ấy vẫn làm công nhân mỏ. Chẳng ngờ năm hết Tết đến rồi lại xảy ra tai họa này”, chị Hường lại nắm chặt tay chồng, rơi nước mắt.
Anh Quyền đang được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển. Ảnh: Phan Dương.
Bác sĩ Hoàng Thăng Vân, Phó khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Thủy Điển (Uông Bí) cho biết, anh Quyền bị tổn thương đường hô hấp do hít khí lửa kèm khói bụi than và đang có biểu hiện nặng thêm. Bệnh viện đã bố trí kíp trực thay nhau theo dõi. Hiện vẫn chưa có gì khả quan về sức khỏe của nạn nhân này.
Cũng trong chiều 16/1, các gia đình có người đã tổ chức tang lễ cho người xấu số. Khung cảnh ảm đạm bao trùm nhà anh Nguyễn Bá Thuấn (24 tuổi, thôn Tân Yên, Hồng Thái, Đông Triều) khi bố mẹ già, người vợ trẻ ôm đứa con mới 14 tháng tuổi khóc ngất bên linh cữu người đàn ông.
Ông Nguyễn Văn Ngự (cậu ruột nạn nhân) cho biết, Thuấn học xong cấp 3 rồi đi học trung cấp mỏ và làm công nhân tại Công ty than Đồng Vông 3 năm nay. Vợ Thuấn chỉ làm nông. Thuấn phải lo cho hai anh chị bị tật. Giờ cậu mất đi, nỗi đau chồng chất nỗi đau, vợ trẻ khó mà gánh vác.
Hàng nghìn bao cát được tập kết chắn cửa lò, sau đó, khí ni-tơ sẽ được bơm vào để khống chế ngọn lửa. Ảnh: Bá Đô.
Cuối giờ chiều nay, sau hơn 10 giờ lò than Đồng Vông (Công ty than Uông Bí) phát cháy, cột khói trắng vẫn bốc nghi ngútcả chục mét tại đầu đường ống dẫn khí. Nhiều công nhân cứu hộ mặt mày nhem nhuốc, thất thầntúc trực tại hiện trường với la liệt những thiết bị, máy thở, bình ôxy, mạt nạ chống độc. Hàng chục công nhân khác cấp tập cho cát vào bao tải để chuyển lên bịt kín cửa lò. Nhiều vật dụng để bơm khí nitơ cũng được tập kết trước cửa lò.
Có mặt tại hiện trường, tham gia công tác cứu hộ, thiếu tá Vũ Đạt, Phòng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cột khói bốc lên nghi ngút phần lớn là hơi nước nên khả năng xảy ra vụ nổ là không thể.
Với kinh nghiệm nhiều năm chữa cháy ở các mỏ than, Thiếu tá Đạt phân tích, về nguyên lý trong lò than có khí mêtan và những chất gây cháy, lượng khí mêtan nếu đủ lớn sẽ gây ra vụ nổ trước rồi mới gây cháy. Tuy nhiên, trường hợp này đám cháy xảy ra trước thì rất khó có khả năng xảy ra vụ nổ.
“Phương án duy nhất để khống chế đám cháy lúc này là dùng những bao cát, bịt kín cửa lò, sau đó bơm khí nitơ vào trong. Việc này sẽ mất nhiều thời gian vì chưa thể định lượng cần bao nhiêu khí mới khống chế được”, ông Đạt cho hay.
Đồng nghiệp đau buồn trước cái chết của 6 công nhân trong vụ cháy đêm 15/1. Ảnh: Bá Đô.
Cùng nhận định này, ông Nguyễn Thành Công - Chánh văn phòng công ty than Uông Bí - cho biết vụ nổ khó thể xảy ra. Hiện nhiên liệu cháy trong lò rất lớn, nếu không bơm khí nitơ vào thì đám cháy chưa biết bao giờ mới tắt.
Ông Công cho hay, vụ cháy xảy ra vào lúc giao ca hai và ca ba, hầu hết công nhân đang trong quá trình đưa máy móc vào để khai thác. "Những công nhân tử vong đều trẻ, nhuyệt huyết, đây là mất mát lớn nhất từ trước đến nay của công ty chúng tôi”, ông Công nói và cho biết các ban ngành đoàn thể cùng công ty đã hỗ trợ mỗi người thiệt mạng hơn 30 triệu đồng, người bị thương 5 triệu đồng. Đơn vị đã cử từng cán bộ tới từng gia đình hỗ trợ làm thủ tục an táng.