hothang
10-08-2014, 03:38 PM
Không thể phủ nhận việc gia tăng các cơ sở vui chơi giải trí karaoke, quán bar - vũ trường trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của một bộ phận người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều cơ sở giải trí dạng này đang buông lỏng công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), nỗi lo về "bà hỏa" viếng thăm luôn rình rập.
Quán karaoke - bar: Số lượng tăng nhanh, ý thức chấp hành kém
So với thời gian trước, số lượng các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí karaoke, bar - vũ trường trên địa bàn thành phố, nhất là trong khu vực nội thành gia tăng đáng kể. Nếu như trước đây, chỉ vài tuyến phố tập trung đông các cơ sở karaoke, quán bar - vũ trường như: đường Bưởi, Đội Cấn, Tràng Thi, Lò Đúc…thì nay, chỉ cần dạo quanh các tuyến phố như: Đào Tấn, Nguyễn Ngọc Vũ, Nguyễn Khang, Trần Duy Hưng, Trần Quang Khải, Phùng Hưng… dễ dàng bắt gặp vô số các quán karaoke, bar. Vào buổi tối các ngày cuối tuần, dịp lễ - Tết, tại những nơi này luôn tập trung đông khách tìm đến để giải trí, xả stress.
Để thu hút đông khách tìm đến cũng như giảm thiểu sự ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân cư xung quanh, bên cạnh việc trang trí vô số hệ thống đèn laser, loa có công suất lớn bên trong các cơ sở quán bar - vũ trường, chủ kinh doanh luôn "chế" thêm hệ thống cách âm bằng chất liệu dễ bén lửa nhằm hạn chế đến mức thấp nhất âm thanh phát ra bên ngoài. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra hỏa hoạn, cháy nổ. Có mặt tại quán bar C.V ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vào tối ngày cuối tuần, chúng tôi chứng kiến hình ảnh đông dân chơi đang quay cuồng theo tiếng nhạc chát chúa. Do diện tích quán hẹp, trong khi khách đến đông, nên nhân viên phục vụ quán đã kê bàn rượu ken kín cả lối đi lại. Nhìn cảnh này, chúng tôi thấy lo ngại trước nguy cơ mất an toàn khi "bà hỏa" ghé thăm. Nhất là khi lối ra vào của quán bar này chỉ vừa đủ cho 2-3 người.
https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/10690338_778375255553595_9022507743157279105_n.jpg ?oh=ce880ef736e95023fa8affaec51ef728&oe=54AE6656&__gda__=1421455242_da1978d40fc748ac69bc1a10d66e4a0 7
Không riêng gì các quán bar - vũ trường, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn thành phố hiện đã phớt lờ các quy định, cho gắn tấm biển quảng cáo dịch vụ của mình che chắn toàn bộ mặt tiền của quán, gây khó khăn cho công tác cứu hộ, cứu nạn khi hỏa hoạn xảy ra. Đấy còn chưa kể đến việc số biển quảng cáo, hệ thống đèn trang trí trong các phòng dạng này khi xuất hiện sự cố chập điện, ngọn lửa bùng lên, hậu quả đau lòng xảy ra là điều khó tránh khỏi. Vụ hỏa hoạn xảy ra tại quán karaoke Nhật Thực, đường Giảng Võ (Hà Nội) vào chiều 3/5, khiến 5 người tử vong là một ví dụ điển hình. Nguyên nhân ban đầu của vụ hỏa hoạn được xác định là do lửa bắt nguồn từ dây dẫn điện của đèn chùm chiếu sáng…
Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn Hà Nội có tổng số 1.007 cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí. Trong đó, 988 cơ sở đang hoạt động, 19 cơ sở ngừng hoạt động. Cũng theo đánh giá của Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội cho thấy, bên cạnh các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí karaoke, bar - vũ trường, câu lạc bộ đã xây dựng được hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC, lập phương án chữa cháy theo quy định, nhiều doanh nghiệp, người đứng đầu cơ sở kinh doanh vẫn chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác PCCC.
Cần phải kiên quyết thu hồi giấy phép cơ sở vi phạm
Đến giờ, khi nhắc đến vụ hỏa hoạn xảy ra tại quán bar Luxury ở Yên Phụ, quận Tây Hồ (Hà Nội) vào tối 23/9 vừa qua, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng và lo ngại trước hậu quả do "bà hỏa" gây ra. Vụ hỏa hoạn đã khiến nhiều người bị thương phải nhập viện. Thiệt hại về tài sản theo các cơ quan chức năng ước tính khoảng 10 tỷ đồng. Vụ hỏa hoạn trên là một trong những minh chứng về mối nguy cơ tiềm tàng tại các cơ sở vui chơi giải trí. Theo thống kê của Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội cho thấy, chỉ tính riêng trong tháng 9/2014, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 10 vụ cháy, 45 sự cố. Thiệt hại tài sản trị giá trên 200 triệu đồng. Qua phân tích, nguyên nhân gây cháy chủ yếu là do chập điện, sơ suất khi sử dụng lửa…
Trao đổi với PV Báo CAND, Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội cho biết, đơn vị vừa hoàn tất công tác kiểm tra an toàn PCCC đối với các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố. Theo đó, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, phúc tra 992 lượt, lập 992 biên bản, đưa ra 2.811 kiến nghị; xử lý vi phạm hành chính 290 lượt với tổng số tiền phạt là trên 328 triệu đồng. Qua kiểm tra, phát hiện có 117/988 cơ sở (chiếm 11,8%) chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC hoặc biên bản kiểm tra xác nhận điều kiện PCCC; 92/988 cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, biên bản các ngành nghề khác; 126/988 cơ sở chưa có giấy phép hoạt động của các ban, ngành khác và đáng chú ý có tới 787/988 cơ sở (chiếm 79,7%) không đảm bảo các điều kiện về PCCC (trong đó 731/787 cơ sở có thể khắc phục, 56/787 cơ sở không thể khắc phục).
Theo đánh giá của Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội, có những vi phạm nêu trên là do người đứng đầu các cơ sở và nhân viên không nhận thức rõ sự nguy hiểm của cháy, nổ nên không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn PCCC; nhiều đơn vị thuê mở kinh doanh thời gian ngắn, sau đó lại chuyển địa điểm nên việc hướng dẫn, kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các cơ sở này thường chỉ tập trung kinh doanh, tận dụng tối đa diện tích mặt bằng được thuê, sử dụng các hệ thống PCCC sẵn có của công trình cũ và hầu như không đầu tư kinh phí cho công tác PCCC như trang bị, sửa chữa các hệ thống, phương tiện PCCC, tập huấn nghiệp vụ PCCC và thực tập phương án chữa cháy. Đáng chú ý, nhiều trường hợp, người đứng đầu cơ sở cố tình không chấp hành, đưa công trình cơ sở vui chơi giải trí karaoke, bar - vũ trường… vào hoạt động khi chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC; khi được kiểm tra, hướng dẫn thì không thể khắc phục được các tồn tại thiếu sót so với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC do công trình đã hoàn thiện, không thay đổi được kiến trúc, bố trí mặt bằng… Một số cơ sở đã trang bị hệ thống PCCC (hệ thống báo cháy tự động, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà…), tuy nhiên qua quá trình sử dụng, do trang trí nội thất làm mất khả năng hoạt động của các thiết bị PCCC, các hệ thống được trang bị đã xuống cấp không được bảo dưỡng sửa chữa, thay thế bổ sung nên khi có sự cố cháy, nổ xảy ra không phát huy được tác dụng của hệ thống PCCC đã trang bị.
Trước những tồn tại nêu trên, rõ ràng việc Phòng Cảnh sát PC&CC phụ trách các quận, huyện, thị xã lập danh sách, tham mưu với UBND các cấp cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đảm bảo các điều kiện về PCCC và không thể khắc phục là việc cần phải sớm triển khai. Có như vậy, mới tránh xảy ra tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng".
Nguồn cand.com.vn
Quán karaoke - bar: Số lượng tăng nhanh, ý thức chấp hành kém
So với thời gian trước, số lượng các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí karaoke, bar - vũ trường trên địa bàn thành phố, nhất là trong khu vực nội thành gia tăng đáng kể. Nếu như trước đây, chỉ vài tuyến phố tập trung đông các cơ sở karaoke, quán bar - vũ trường như: đường Bưởi, Đội Cấn, Tràng Thi, Lò Đúc…thì nay, chỉ cần dạo quanh các tuyến phố như: Đào Tấn, Nguyễn Ngọc Vũ, Nguyễn Khang, Trần Duy Hưng, Trần Quang Khải, Phùng Hưng… dễ dàng bắt gặp vô số các quán karaoke, bar. Vào buổi tối các ngày cuối tuần, dịp lễ - Tết, tại những nơi này luôn tập trung đông khách tìm đến để giải trí, xả stress.
Để thu hút đông khách tìm đến cũng như giảm thiểu sự ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân cư xung quanh, bên cạnh việc trang trí vô số hệ thống đèn laser, loa có công suất lớn bên trong các cơ sở quán bar - vũ trường, chủ kinh doanh luôn "chế" thêm hệ thống cách âm bằng chất liệu dễ bén lửa nhằm hạn chế đến mức thấp nhất âm thanh phát ra bên ngoài. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra hỏa hoạn, cháy nổ. Có mặt tại quán bar C.V ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vào tối ngày cuối tuần, chúng tôi chứng kiến hình ảnh đông dân chơi đang quay cuồng theo tiếng nhạc chát chúa. Do diện tích quán hẹp, trong khi khách đến đông, nên nhân viên phục vụ quán đã kê bàn rượu ken kín cả lối đi lại. Nhìn cảnh này, chúng tôi thấy lo ngại trước nguy cơ mất an toàn khi "bà hỏa" ghé thăm. Nhất là khi lối ra vào của quán bar này chỉ vừa đủ cho 2-3 người.
https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/10690338_778375255553595_9022507743157279105_n.jpg ?oh=ce880ef736e95023fa8affaec51ef728&oe=54AE6656&__gda__=1421455242_da1978d40fc748ac69bc1a10d66e4a0 7
Không riêng gì các quán bar - vũ trường, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn thành phố hiện đã phớt lờ các quy định, cho gắn tấm biển quảng cáo dịch vụ của mình che chắn toàn bộ mặt tiền của quán, gây khó khăn cho công tác cứu hộ, cứu nạn khi hỏa hoạn xảy ra. Đấy còn chưa kể đến việc số biển quảng cáo, hệ thống đèn trang trí trong các phòng dạng này khi xuất hiện sự cố chập điện, ngọn lửa bùng lên, hậu quả đau lòng xảy ra là điều khó tránh khỏi. Vụ hỏa hoạn xảy ra tại quán karaoke Nhật Thực, đường Giảng Võ (Hà Nội) vào chiều 3/5, khiến 5 người tử vong là một ví dụ điển hình. Nguyên nhân ban đầu của vụ hỏa hoạn được xác định là do lửa bắt nguồn từ dây dẫn điện của đèn chùm chiếu sáng…
Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn Hà Nội có tổng số 1.007 cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí. Trong đó, 988 cơ sở đang hoạt động, 19 cơ sở ngừng hoạt động. Cũng theo đánh giá của Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội cho thấy, bên cạnh các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí karaoke, bar - vũ trường, câu lạc bộ đã xây dựng được hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC, lập phương án chữa cháy theo quy định, nhiều doanh nghiệp, người đứng đầu cơ sở kinh doanh vẫn chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác PCCC.
Cần phải kiên quyết thu hồi giấy phép cơ sở vi phạm
Đến giờ, khi nhắc đến vụ hỏa hoạn xảy ra tại quán bar Luxury ở Yên Phụ, quận Tây Hồ (Hà Nội) vào tối 23/9 vừa qua, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng và lo ngại trước hậu quả do "bà hỏa" gây ra. Vụ hỏa hoạn đã khiến nhiều người bị thương phải nhập viện. Thiệt hại về tài sản theo các cơ quan chức năng ước tính khoảng 10 tỷ đồng. Vụ hỏa hoạn trên là một trong những minh chứng về mối nguy cơ tiềm tàng tại các cơ sở vui chơi giải trí. Theo thống kê của Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội cho thấy, chỉ tính riêng trong tháng 9/2014, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 10 vụ cháy, 45 sự cố. Thiệt hại tài sản trị giá trên 200 triệu đồng. Qua phân tích, nguyên nhân gây cháy chủ yếu là do chập điện, sơ suất khi sử dụng lửa…
Trao đổi với PV Báo CAND, Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội cho biết, đơn vị vừa hoàn tất công tác kiểm tra an toàn PCCC đối với các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố. Theo đó, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, phúc tra 992 lượt, lập 992 biên bản, đưa ra 2.811 kiến nghị; xử lý vi phạm hành chính 290 lượt với tổng số tiền phạt là trên 328 triệu đồng. Qua kiểm tra, phát hiện có 117/988 cơ sở (chiếm 11,8%) chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC hoặc biên bản kiểm tra xác nhận điều kiện PCCC; 92/988 cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, biên bản các ngành nghề khác; 126/988 cơ sở chưa có giấy phép hoạt động của các ban, ngành khác và đáng chú ý có tới 787/988 cơ sở (chiếm 79,7%) không đảm bảo các điều kiện về PCCC (trong đó 731/787 cơ sở có thể khắc phục, 56/787 cơ sở không thể khắc phục).
Theo đánh giá của Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội, có những vi phạm nêu trên là do người đứng đầu các cơ sở và nhân viên không nhận thức rõ sự nguy hiểm của cháy, nổ nên không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn PCCC; nhiều đơn vị thuê mở kinh doanh thời gian ngắn, sau đó lại chuyển địa điểm nên việc hướng dẫn, kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các cơ sở này thường chỉ tập trung kinh doanh, tận dụng tối đa diện tích mặt bằng được thuê, sử dụng các hệ thống PCCC sẵn có của công trình cũ và hầu như không đầu tư kinh phí cho công tác PCCC như trang bị, sửa chữa các hệ thống, phương tiện PCCC, tập huấn nghiệp vụ PCCC và thực tập phương án chữa cháy. Đáng chú ý, nhiều trường hợp, người đứng đầu cơ sở cố tình không chấp hành, đưa công trình cơ sở vui chơi giải trí karaoke, bar - vũ trường… vào hoạt động khi chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC; khi được kiểm tra, hướng dẫn thì không thể khắc phục được các tồn tại thiếu sót so với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC do công trình đã hoàn thiện, không thay đổi được kiến trúc, bố trí mặt bằng… Một số cơ sở đã trang bị hệ thống PCCC (hệ thống báo cháy tự động, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà…), tuy nhiên qua quá trình sử dụng, do trang trí nội thất làm mất khả năng hoạt động của các thiết bị PCCC, các hệ thống được trang bị đã xuống cấp không được bảo dưỡng sửa chữa, thay thế bổ sung nên khi có sự cố cháy, nổ xảy ra không phát huy được tác dụng của hệ thống PCCC đã trang bị.
Trước những tồn tại nêu trên, rõ ràng việc Phòng Cảnh sát PC&CC phụ trách các quận, huyện, thị xã lập danh sách, tham mưu với UBND các cấp cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đảm bảo các điều kiện về PCCC và không thể khắc phục là việc cần phải sớm triển khai. Có như vậy, mới tránh xảy ra tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng".
Nguồn cand.com.vn