hothang
10-06-2014, 10:37 PM
(TNO) Nhà cháy, gia chủ tìm đường thoát thân, còn lính cứu hỏa rẽ lửa xông vào...
Sự sống tính bằng giây
Giờ hành chính là khái niệm xa xỉ với lính cứu hỏa. Khi tiếng chuông báo cháy từ trung tâm chỉ huy cất lên, thì 7 giờ sáng cũng như lúc 23 giờ đêm, chỉ trong một phút, các chiến sĩ cứu hỏa phải chuẩn bị xong để lên đường làm nhiệm vụ.
“Lúc đó đã hơn 22 giờ, tôi đang chuẩn bị ngủ thì chuông báo cháy reo. Một tòa nhà 5 tầng ở đường Bùi Viện (quận 1. TP.HCM) bốc cháy. Trong phút chốc, quần, áo, mũ, giày và các thiết bị bảo hộ cần thiết đã ở trên người tôi và đồng đội. Sẵn sàng lên đường”, Nguyễn Gia Sáng (23 tuổi, Phòng cảnh sát PCCC quận 1) nói.
https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/1510811_776472942410493_665996328362513685_n.jpg?o h=3e390a07d5b7788cf1eb49124ae69242&oe=54D12D7F
Sáng nhớ lại: “Tòa nhà 5 tầng cháy lớn. Lửa phát ra từ lầu 1, nơi bán đồ điện gia dụng, trong đó có những bình ga và bình axetilen nên nguy cơ nổ lớn. Ngọn lửa bùng nhanh theo những khe thang máy. Nhiệt độ bên trong đám cháy không ngừng tăng lên. Ngay lúc đó, một người trong ban chỉ huy hét lớn 'Có 3 cụ già đang bị kẹt bên trong'. Không kịp nghĩ ngợi gì, tôi và 3 đồng đội men theo đường cầu thang hẹp, lao vào đám cháy. Đi tới đâu lửa bốc theo tới đó. Vừa đi vào vừa nghe tiếng nổ tanh tách từ các vật dụng trong nhà. Sau một hồi tìm kiếm khắp nơi, chúng tôi tìm được một cụ già đang sợ hãi nép dưới cầu thang. Tay cụ vịn vào vài vật dụng chưa cháy hết, lập cập, run rẩy. Tôi đưa cụ lên lầu tìm ban công để đồng đội đưa cụ xuống.
Sáng kể tiếp: "Cùng lúc đó, hai ông bà ở căn bên cạnh bị khóa cửa ngoài, lửa đã bén đến chân, thất thanh kêu cứu. Ngay lập tức, chúng tôi tìm cách phá cửa sổ, đưa thang xuống dưới, vì bà cụ bị khớp và nhiều chứng bệnh tuổi già, một tay tôi bế bà cụ, một tay vịn thang, từng bước leo lên. Sau khi đưa được bà cụ ra, chúng tôi nhanh chóng trở lại đám cháy, giải cứu ông cụ".
https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-ash2/v/t1.0-9/1379282_776473049077149_4169926961787587521_n.jpg? oh=a8b8106168a7f08f08b877c4e0d239ed&oe=54CF4F72
Sáng tâm sự: "Đứng trước ngọn lửa hung tợn, người chiến sĩ chữa cháy không còn đủ thời gian để toan tính nặng nhẹ, thiệt hơn".
Tiếp lời Sáng, đội trưởng Nguyễn Văn Nhôm (Cảnh sát PCCC quận 1, TP.HCM ) nói rằng hầu hết anh em trong đội, không ít thì nhiều, đều có những trải nghiệm như Sáng.
“Còn người bên trong là lực lượng còn xông vào. Dù cháy lớn, dù mức độ nguy hiểm cao, nhưng vì nhiệm vụ, vì lương tâm của người chiến sĩ cứu hỏa, chúng tôi không thể chùn chân sợ hãi. Khi làm việc, chúng tôi luôn nghĩ rằng, những người bị nạn là người thân của mình, phải tìm mọi cách để đưa họ ra khỏi nguy hiểm. Nếu thấy quá nguy hiểm, về mặt nguyên tắc, chúng tôi hoàn toàn có quyền từ chối không vào nhưng chúng tôi không bao giờ làm thế. Nhiều khi xong nhiệm vụ, người nhiều chỗ bị cháy xém, bỏng hơi, mặt đầy tro than, đồng đội phải xịt nước làm mát. Nhưng chúng tôi không coi đó là sự khổ sở, chỉ cần cứu được người là chúng tôi cảm thấy sung sướng, mãn nguyện”, anh Nhôm chia sẻ
Những cảm xúc rất con người
Ngày 16.9, vụ cháy xảy ra trên đường Nguyễn Trãi (quận 5, TP.HCM), đã cướp đi bảy sinh mạng. Vụ cháy đó, phòng cảnh sát PCCC quận 8 là đơn vị chủ lực chữa cháy.
“Trong đám cháy, chúng tôi tìm thấy xác của một bé gái đang mang chiếc ba lô học sinh trên vai. Hình ảnh con trẻ tử nạn khiến chúng tôi không khỏi buốt lòng”, thượng tá Trần Lương Anh, Phó trưởng phòng cảnh sát PCCC Công an quận 8, nói.
Hơn 40 năm trong nghề, thượng tá Trần Lương Anh đã tận mắt chứng kiến hàng trăm vụ cháy khủng khiếp, cướp đi biết bao sinh mạng người dân. Ông nhớ lại vụ cháy thảm khốc năm 2002, tại tòa nhà ITC: Tòa nhà 5 tầng, tổng cộng có 42 văn phòng. Một giờ trưa khi tòa nhà đang giờ tấp nập, 120 người trong lớp tổ chức tập huấn nghiệp vụ của một hãng bảo hiểm đang tập trung ở hội trường lầu 5, ngoài ra còn có rất nhiều người bán và mua tại các gian hàng thì tòa nhà cháy. Đám cháy lan nhanh khiến những người từ tầng hai trở lên không thể chạy xuống, lúc này tầng thượng là lối thoát duy nhất nhưng lại được gắn mái che kiên cố bằng tôn.
https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/1510811_776472942410493_665996328362513685_n.jpg?o h=3e390a07d5b7788cf1eb49124ae69242&oe=54D12D7F
Hàng trăm con người mắc kẹt, đua nhau phá cửa sổ toan lao xuống. Trong khi sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, nhiều người liều chết nhảy từ lầu 5 xuống. Nhưng, 6 người nhảy xuống thì 5 người đa chấn thương, chết tại chỗ. Một người đưa tới bệnh viện thì chết. Người ở trên vừa kêu khóc vừa cuống quýt, những ánh mắt cầu cứu tuyệt vọng cứ chăm chăm nhìn xuống phía những người lính cứu hỏa.
“Rối, lúc ấy tôi rối lắm nhưng vẫn cố gắng triển khai anh em chữa cháy. Nhìn ngọn lửa càng lúc càng hung hăng mà không làm gì được, nước mắt tôi chảy dài. Ước gì, có một chiếc trực thăng để những đôi mắt kia không nhòe đi vì tuyệt vọng", thượng tá Anh nói.
Tòa nhà ITC biến dạng sau hơn 5 tiếng cháy. Còn lại hiện trường chỉ là những mảnh vỡ và… nhiều xác người chết cháy. Gần sáu giờ đồng hồ sau đó, anh em chiến sĩ phải dùng tay để tìm kiếm xác người. Không một dụng cụ nào được phép sử dụng trong lúc tìm kiếm để tránh va chạm làm tổn thương tới thân thể người đã khuất.
Thượng tá Anh nhớ lại: "12 năm đã trôi qua, nhưng tôi không quên được tư thế tử nạn của một người nước ngoài. Giữa hoang tàn đổ nát của ngôi nhà sau đám cháy, chúng tôi tìm thấy xác của một người đàn ông cao to, hai tay ôm lấy bốn người khác. Tư thế co quắp. Có lẽ, khi biết chắc không thoát khỏi tay tử thần, giảng viên lớp nghiệp vụ của công ty bảo hiểm nhân thọ đã cố bảo vệ học trò của mình, nhưng vô vọng. Họ ôm lấy nhau, che chở cho nhau và cùng nhau… chết cháy. Nhìn thấy sự che chở, tình người khi đối mặt với cái chết, tôi thực sự xúc động. Phải mất rất nhều thời gian, chúng tôi mới lấy lại tinh thần và tách ông ấy ra được. Khi vừa tách ra thì xác bốn người còn lại cũng ngã ra theo… Không đủ sức cứu họ, tôi nhớ mãi đến tận bây giờ”.
Nụ cười khi cứu được người dân, nước mắt trước những người xấu số và đặc biệt nỗi đau đọng lại khi đồng đội hy sinh, là những cảm xúc rất con người mà mỗi một người lính cứu hỏa đều rưng rưng cảm nhận.
Thượng úy Mai Hoàng Việt, cảnh sát PCCC quận 6, TP.HCM, nhớ lại câu chuyện hy sinh của đồng đội: “Ngày 10.3.2007, trong lúc chữa cháy, Phạm Trường Huy leo lên mái nhà triển khai mũi Lăng (vòi xịt nước - PV) khống chế cháy lan. Vì trời tối, cộng với tình thế quá cấp bách, Huy giẫm phải tôn nhựa trên nóc nhà, rơi xuống đất. Lực lượng cứu hộ nhanh chóng đưa Huy tới bệnh viện. Nhưng do chấn thương nặng, 5 giờ 30 chiều hôm sau, đơn vị nhận được tin báo từ bệnh viện: Huy không qua khỏi. Cả đơn vị lặng lẽ không ai nói gì. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Chúng tôi, xác định rõ một điều, làm nghề PCCC, sinh nghề tử nghiệp là chuyện khó tránh..."
Nguồn thanhnien.com.vn
Sự sống tính bằng giây
Giờ hành chính là khái niệm xa xỉ với lính cứu hỏa. Khi tiếng chuông báo cháy từ trung tâm chỉ huy cất lên, thì 7 giờ sáng cũng như lúc 23 giờ đêm, chỉ trong một phút, các chiến sĩ cứu hỏa phải chuẩn bị xong để lên đường làm nhiệm vụ.
“Lúc đó đã hơn 22 giờ, tôi đang chuẩn bị ngủ thì chuông báo cháy reo. Một tòa nhà 5 tầng ở đường Bùi Viện (quận 1. TP.HCM) bốc cháy. Trong phút chốc, quần, áo, mũ, giày và các thiết bị bảo hộ cần thiết đã ở trên người tôi và đồng đội. Sẵn sàng lên đường”, Nguyễn Gia Sáng (23 tuổi, Phòng cảnh sát PCCC quận 1) nói.
https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/1510811_776472942410493_665996328362513685_n.jpg?o h=3e390a07d5b7788cf1eb49124ae69242&oe=54D12D7F
Sáng nhớ lại: “Tòa nhà 5 tầng cháy lớn. Lửa phát ra từ lầu 1, nơi bán đồ điện gia dụng, trong đó có những bình ga và bình axetilen nên nguy cơ nổ lớn. Ngọn lửa bùng nhanh theo những khe thang máy. Nhiệt độ bên trong đám cháy không ngừng tăng lên. Ngay lúc đó, một người trong ban chỉ huy hét lớn 'Có 3 cụ già đang bị kẹt bên trong'. Không kịp nghĩ ngợi gì, tôi và 3 đồng đội men theo đường cầu thang hẹp, lao vào đám cháy. Đi tới đâu lửa bốc theo tới đó. Vừa đi vào vừa nghe tiếng nổ tanh tách từ các vật dụng trong nhà. Sau một hồi tìm kiếm khắp nơi, chúng tôi tìm được một cụ già đang sợ hãi nép dưới cầu thang. Tay cụ vịn vào vài vật dụng chưa cháy hết, lập cập, run rẩy. Tôi đưa cụ lên lầu tìm ban công để đồng đội đưa cụ xuống.
Sáng kể tiếp: "Cùng lúc đó, hai ông bà ở căn bên cạnh bị khóa cửa ngoài, lửa đã bén đến chân, thất thanh kêu cứu. Ngay lập tức, chúng tôi tìm cách phá cửa sổ, đưa thang xuống dưới, vì bà cụ bị khớp và nhiều chứng bệnh tuổi già, một tay tôi bế bà cụ, một tay vịn thang, từng bước leo lên. Sau khi đưa được bà cụ ra, chúng tôi nhanh chóng trở lại đám cháy, giải cứu ông cụ".
https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-ash2/v/t1.0-9/1379282_776473049077149_4169926961787587521_n.jpg? oh=a8b8106168a7f08f08b877c4e0d239ed&oe=54CF4F72
Sáng tâm sự: "Đứng trước ngọn lửa hung tợn, người chiến sĩ chữa cháy không còn đủ thời gian để toan tính nặng nhẹ, thiệt hơn".
Tiếp lời Sáng, đội trưởng Nguyễn Văn Nhôm (Cảnh sát PCCC quận 1, TP.HCM ) nói rằng hầu hết anh em trong đội, không ít thì nhiều, đều có những trải nghiệm như Sáng.
“Còn người bên trong là lực lượng còn xông vào. Dù cháy lớn, dù mức độ nguy hiểm cao, nhưng vì nhiệm vụ, vì lương tâm của người chiến sĩ cứu hỏa, chúng tôi không thể chùn chân sợ hãi. Khi làm việc, chúng tôi luôn nghĩ rằng, những người bị nạn là người thân của mình, phải tìm mọi cách để đưa họ ra khỏi nguy hiểm. Nếu thấy quá nguy hiểm, về mặt nguyên tắc, chúng tôi hoàn toàn có quyền từ chối không vào nhưng chúng tôi không bao giờ làm thế. Nhiều khi xong nhiệm vụ, người nhiều chỗ bị cháy xém, bỏng hơi, mặt đầy tro than, đồng đội phải xịt nước làm mát. Nhưng chúng tôi không coi đó là sự khổ sở, chỉ cần cứu được người là chúng tôi cảm thấy sung sướng, mãn nguyện”, anh Nhôm chia sẻ
Những cảm xúc rất con người
Ngày 16.9, vụ cháy xảy ra trên đường Nguyễn Trãi (quận 5, TP.HCM), đã cướp đi bảy sinh mạng. Vụ cháy đó, phòng cảnh sát PCCC quận 8 là đơn vị chủ lực chữa cháy.
“Trong đám cháy, chúng tôi tìm thấy xác của một bé gái đang mang chiếc ba lô học sinh trên vai. Hình ảnh con trẻ tử nạn khiến chúng tôi không khỏi buốt lòng”, thượng tá Trần Lương Anh, Phó trưởng phòng cảnh sát PCCC Công an quận 8, nói.
Hơn 40 năm trong nghề, thượng tá Trần Lương Anh đã tận mắt chứng kiến hàng trăm vụ cháy khủng khiếp, cướp đi biết bao sinh mạng người dân. Ông nhớ lại vụ cháy thảm khốc năm 2002, tại tòa nhà ITC: Tòa nhà 5 tầng, tổng cộng có 42 văn phòng. Một giờ trưa khi tòa nhà đang giờ tấp nập, 120 người trong lớp tổ chức tập huấn nghiệp vụ của một hãng bảo hiểm đang tập trung ở hội trường lầu 5, ngoài ra còn có rất nhiều người bán và mua tại các gian hàng thì tòa nhà cháy. Đám cháy lan nhanh khiến những người từ tầng hai trở lên không thể chạy xuống, lúc này tầng thượng là lối thoát duy nhất nhưng lại được gắn mái che kiên cố bằng tôn.
https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/1510811_776472942410493_665996328362513685_n.jpg?o h=3e390a07d5b7788cf1eb49124ae69242&oe=54D12D7F
Hàng trăm con người mắc kẹt, đua nhau phá cửa sổ toan lao xuống. Trong khi sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, nhiều người liều chết nhảy từ lầu 5 xuống. Nhưng, 6 người nhảy xuống thì 5 người đa chấn thương, chết tại chỗ. Một người đưa tới bệnh viện thì chết. Người ở trên vừa kêu khóc vừa cuống quýt, những ánh mắt cầu cứu tuyệt vọng cứ chăm chăm nhìn xuống phía những người lính cứu hỏa.
“Rối, lúc ấy tôi rối lắm nhưng vẫn cố gắng triển khai anh em chữa cháy. Nhìn ngọn lửa càng lúc càng hung hăng mà không làm gì được, nước mắt tôi chảy dài. Ước gì, có một chiếc trực thăng để những đôi mắt kia không nhòe đi vì tuyệt vọng", thượng tá Anh nói.
Tòa nhà ITC biến dạng sau hơn 5 tiếng cháy. Còn lại hiện trường chỉ là những mảnh vỡ và… nhiều xác người chết cháy. Gần sáu giờ đồng hồ sau đó, anh em chiến sĩ phải dùng tay để tìm kiếm xác người. Không một dụng cụ nào được phép sử dụng trong lúc tìm kiếm để tránh va chạm làm tổn thương tới thân thể người đã khuất.
Thượng tá Anh nhớ lại: "12 năm đã trôi qua, nhưng tôi không quên được tư thế tử nạn của một người nước ngoài. Giữa hoang tàn đổ nát của ngôi nhà sau đám cháy, chúng tôi tìm thấy xác của một người đàn ông cao to, hai tay ôm lấy bốn người khác. Tư thế co quắp. Có lẽ, khi biết chắc không thoát khỏi tay tử thần, giảng viên lớp nghiệp vụ của công ty bảo hiểm nhân thọ đã cố bảo vệ học trò của mình, nhưng vô vọng. Họ ôm lấy nhau, che chở cho nhau và cùng nhau… chết cháy. Nhìn thấy sự che chở, tình người khi đối mặt với cái chết, tôi thực sự xúc động. Phải mất rất nhều thời gian, chúng tôi mới lấy lại tinh thần và tách ông ấy ra được. Khi vừa tách ra thì xác bốn người còn lại cũng ngã ra theo… Không đủ sức cứu họ, tôi nhớ mãi đến tận bây giờ”.
Nụ cười khi cứu được người dân, nước mắt trước những người xấu số và đặc biệt nỗi đau đọng lại khi đồng đội hy sinh, là những cảm xúc rất con người mà mỗi một người lính cứu hỏa đều rưng rưng cảm nhận.
Thượng úy Mai Hoàng Việt, cảnh sát PCCC quận 6, TP.HCM, nhớ lại câu chuyện hy sinh của đồng đội: “Ngày 10.3.2007, trong lúc chữa cháy, Phạm Trường Huy leo lên mái nhà triển khai mũi Lăng (vòi xịt nước - PV) khống chế cháy lan. Vì trời tối, cộng với tình thế quá cấp bách, Huy giẫm phải tôn nhựa trên nóc nhà, rơi xuống đất. Lực lượng cứu hộ nhanh chóng đưa Huy tới bệnh viện. Nhưng do chấn thương nặng, 5 giờ 30 chiều hôm sau, đơn vị nhận được tin báo từ bệnh viện: Huy không qua khỏi. Cả đơn vị lặng lẽ không ai nói gì. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Chúng tôi, xác định rõ một điều, làm nghề PCCC, sinh nghề tử nghiệp là chuyện khó tránh..."
Nguồn thanhnien.com.vn