vanmac1102
09-19-2014, 09:40 AM
Thời gian qua, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn gây thiệt hại lớn về người và tài sản, tạo ra tâm lý bất an trong xã hội. Vậy, nguyên nhân của thực trạng này có phải là do công tác quản lý của cơ quan chức năng hay do ý thức phòng cháy của người dân còn nhiều bất cập?
Phần lớn các vụ cháy do chập điện
Mới đây nhất là vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 2 giờ 30 phút sáng ngày 16-9 tại số nhà 416 đường Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5 làm bảy người chết và một người bị thương nặng. Nguyên nhân ban đầu có thể là do chập điện.
Trước đó, ngày 12-9, tại Công ty TNHH Minh Nguyên Phát (địa chỉ số 183/1D, đường Hương lộ 65, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, Hóc Môn), chuyên ép nhựa phế liệu cũng xảy ra vụ cháy gây thiệt hại lớn về tài sản. Theo điều tra của cơ quan chức năng, nguyên nhân cháy là do chập điện từ máy ép nhựa gây cháy lan chung quanh.
Việc thiếu ý thức cũng làm xảy ra cháy lớn tại bãi phế liệu tại địa chỉ hẻm E15/58 ấp 5, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh. Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do công nhân hút thuốc lá ngoài đường hẻm, khi tàn thuốc lá rơi xuống đường gặp gió to đã bay vào khu vực để phế liệu gây cháy.
Thống kê của Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) thành phố cho thấy, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra hơn 180 vụ cháy, ước tính thiệt hại khoảng hơn tám tỷ đồng, trong đó còn hơn 10 vụ chưa ước tính được giá trị tài sản bị thiệt hại. Các địa bàn xảy ra cháy nhiều nhất là quận 11, Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức, huyện Bình Chánh... Đối tượng xảy ra cháy nhiều nhất là nhà dân với 90 trong số 184 vụ (tỷ lệ 48,91%). Nguyên nhân xảy ra cháy nhiều nhất cũng là do sự cố và vi phạm quy định trong sử dụng điện.
Ý thức của người dân chưa cao
Theo Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh, thời gian qua, đơn vị vẫn thường xuyên tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ, đầu tư trang bị thiết bị chữa cháy, cũng như kiểm tra, xử lý các vi phạm... liên quan đến cháy nổ.
Tuy nhiên, ẩn họa về các nguyên nhân cháy vẫn chưa được xử lý triệt để. Trong số hơn 25 nghìn cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc diện phải quản lý về PCCC trên địa bàn thì có hơn 6.300 cơ sở thuộc diện nguy hiểm về cháy nổ, đáng ngại nhất vẫn là các cây xăng nằm xen cài trong các khu vực đông dân cư. Trên địa bàn thành phố hiện vẫn còn nhiều khu dân cư có nguy cơ cháy cao nằm rải rác ở khắp các quận, huyện. Tại các khu dân cư này, đường hẻm đều rất nhỏ, thường chỉ rộng dưới 1,2 mét, nhà cửa chủ yếu là nhà cấp bốn, làm bằng các vật liệu dễ cháy, nếu xảy ra hỏa hoạn thì lửa dễ bùng lớn và lây lan nhanh. Đường hẹp, khi xảy ra cháy thì lực lượng chữa cháy rất khó tiếp cận. Nguyên nhân quan trọng hơn cả là ý thức phòng cháy của người dân. Qua khảo sát cho thấy, nhiều người dân còn rất chủ quan trong việc sử dụng các thiết bị điện, bình ga... trong gia đình, cơ sở sản xuất.
Theo Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, thông qua việc sửa chữa, thay thế thiết bị điện cho người dân cho thấy một thực trạng đáng báo động: Có rất nhiều hộ gia đình đang sử dụng hệ thống dây dẫn, ổ điện một cách rất tạm bợ, đây thật sự là một ẩn họa gây ra cháy nổ.
Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này vẫn đang cùng với các quận, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tự trang bị thiết bị chữa cháy trong nhà; tạo nguồn quỹ để tặng thiết bị chữa cháy cho những hộ dân khó khăn. Đặc biệt, phải thường xuyên, liên tục nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng cháy. Để đạt hiệu quả cao, các cơ quan chức năng cần phải kiên trì và thực hiện các giải pháp tuyên truyền phù hợp và khoa học...
"Để phòng tránh chạm, chập điện sinh hoạt, các cá nhân, hộ gia đình cần thực hiện: Phải lắp đặt thiết bị bảo vệ phù hợp đường dây chính trong nhà, từng gian phòng và từng thiết bị điện công suất lớn. Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện chất lượng tốt, phù hợp các thiết bị sử dụng điện. Cần thay dây mới khi đường dây đã cũ, vỏ cách điện bị biến mầu hoặc bong tróc. Lắp đặt đường dây điện cần có ống bảo vệ. Thiết bị, dụng cụ sử dụng điện trong nhà phải có chất lượng tốt, phù hợp công suất đường dây cấp điện; phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh; phải sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng. Ngắt các thiết bị điện, dụng cụ điện sinh nhiệt ra khỏi nguồn điện khi không sử dụng. Không được treo móc hàng hóa, vật dụng lên đường dây, thiết bị điện; không để các chất dễ cháy gần đường dây và các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện".
Dẫn nguồn: http://www.nhandan.com.vn/tphcm/tin-chung/item/24345702-van-chuyen-y-thuc-phong-chay-chua-chay.html
Phần lớn các vụ cháy do chập điện
Mới đây nhất là vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 2 giờ 30 phút sáng ngày 16-9 tại số nhà 416 đường Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5 làm bảy người chết và một người bị thương nặng. Nguyên nhân ban đầu có thể là do chập điện.
Trước đó, ngày 12-9, tại Công ty TNHH Minh Nguyên Phát (địa chỉ số 183/1D, đường Hương lộ 65, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, Hóc Môn), chuyên ép nhựa phế liệu cũng xảy ra vụ cháy gây thiệt hại lớn về tài sản. Theo điều tra của cơ quan chức năng, nguyên nhân cháy là do chập điện từ máy ép nhựa gây cháy lan chung quanh.
Việc thiếu ý thức cũng làm xảy ra cháy lớn tại bãi phế liệu tại địa chỉ hẻm E15/58 ấp 5, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh. Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do công nhân hút thuốc lá ngoài đường hẻm, khi tàn thuốc lá rơi xuống đường gặp gió to đã bay vào khu vực để phế liệu gây cháy.
Thống kê của Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) thành phố cho thấy, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra hơn 180 vụ cháy, ước tính thiệt hại khoảng hơn tám tỷ đồng, trong đó còn hơn 10 vụ chưa ước tính được giá trị tài sản bị thiệt hại. Các địa bàn xảy ra cháy nhiều nhất là quận 11, Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức, huyện Bình Chánh... Đối tượng xảy ra cháy nhiều nhất là nhà dân với 90 trong số 184 vụ (tỷ lệ 48,91%). Nguyên nhân xảy ra cháy nhiều nhất cũng là do sự cố và vi phạm quy định trong sử dụng điện.
Ý thức của người dân chưa cao
Theo Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh, thời gian qua, đơn vị vẫn thường xuyên tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ, đầu tư trang bị thiết bị chữa cháy, cũng như kiểm tra, xử lý các vi phạm... liên quan đến cháy nổ.
Tuy nhiên, ẩn họa về các nguyên nhân cháy vẫn chưa được xử lý triệt để. Trong số hơn 25 nghìn cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc diện phải quản lý về PCCC trên địa bàn thì có hơn 6.300 cơ sở thuộc diện nguy hiểm về cháy nổ, đáng ngại nhất vẫn là các cây xăng nằm xen cài trong các khu vực đông dân cư. Trên địa bàn thành phố hiện vẫn còn nhiều khu dân cư có nguy cơ cháy cao nằm rải rác ở khắp các quận, huyện. Tại các khu dân cư này, đường hẻm đều rất nhỏ, thường chỉ rộng dưới 1,2 mét, nhà cửa chủ yếu là nhà cấp bốn, làm bằng các vật liệu dễ cháy, nếu xảy ra hỏa hoạn thì lửa dễ bùng lớn và lây lan nhanh. Đường hẹp, khi xảy ra cháy thì lực lượng chữa cháy rất khó tiếp cận. Nguyên nhân quan trọng hơn cả là ý thức phòng cháy của người dân. Qua khảo sát cho thấy, nhiều người dân còn rất chủ quan trong việc sử dụng các thiết bị điện, bình ga... trong gia đình, cơ sở sản xuất.
Theo Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, thông qua việc sửa chữa, thay thế thiết bị điện cho người dân cho thấy một thực trạng đáng báo động: Có rất nhiều hộ gia đình đang sử dụng hệ thống dây dẫn, ổ điện một cách rất tạm bợ, đây thật sự là một ẩn họa gây ra cháy nổ.
Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này vẫn đang cùng với các quận, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tự trang bị thiết bị chữa cháy trong nhà; tạo nguồn quỹ để tặng thiết bị chữa cháy cho những hộ dân khó khăn. Đặc biệt, phải thường xuyên, liên tục nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng cháy. Để đạt hiệu quả cao, các cơ quan chức năng cần phải kiên trì và thực hiện các giải pháp tuyên truyền phù hợp và khoa học...
"Để phòng tránh chạm, chập điện sinh hoạt, các cá nhân, hộ gia đình cần thực hiện: Phải lắp đặt thiết bị bảo vệ phù hợp đường dây chính trong nhà, từng gian phòng và từng thiết bị điện công suất lớn. Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện chất lượng tốt, phù hợp các thiết bị sử dụng điện. Cần thay dây mới khi đường dây đã cũ, vỏ cách điện bị biến mầu hoặc bong tróc. Lắp đặt đường dây điện cần có ống bảo vệ. Thiết bị, dụng cụ sử dụng điện trong nhà phải có chất lượng tốt, phù hợp công suất đường dây cấp điện; phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh; phải sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng. Ngắt các thiết bị điện, dụng cụ điện sinh nhiệt ra khỏi nguồn điện khi không sử dụng. Không được treo móc hàng hóa, vật dụng lên đường dây, thiết bị điện; không để các chất dễ cháy gần đường dây và các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện".
Dẫn nguồn: http://www.nhandan.com.vn/tphcm/tin-chung/item/24345702-van-chuyen-y-thuc-phong-chay-chua-chay.html