Khanh114
08-29-2014, 12:20 AM
Lâu nay, nhiều người trìu mến gọi thượng sĩ Thái An Khang, cán bộ Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (PCCC) quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, là “anh thương binh 8X”. Khi gặp anh, có thể dễ dàng nhận thấy trên hai tay và khắp người lộ ra những vết sẹo chi chít - di chứng của một trong những lần chữa đám cháy lớn...
https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/10653790_758376897553431_2688604454666496325_n.jpg
Bị thương tích nặng khi dũng cảm chữa cháy anh Khang kể lại, hôm đó khoảng 10h sáng (Chủ nhật ngày 9/1/2005), trong lúc đang trực tại đơn vị thì anh nhận được lệnh báo động cháy tại một căn nhà trên đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp. Ngay lập tức, anh cùng đồng đội tức tốc lên xe đến địa điểm cháy là một ngôi nhà cấp 4 lúc đó lửa đang đang bùng cháy dữ dội. Mỗi người một việc, anh Khang và đồng đội của mình nhanh chóng triển khai thiết bị và đội hình để dập tắt đám cháy và tránh cháy sang nhà lân cận.
Trong lúc đang chữa cháy và chuẩn bị tiến vào bên trong ngôi nhà thì anh Khang và đồng đội nghe người dân nói có một em bé vẫn đang bị kẹt trong nhà. Dù ngọn lửa đã phần nào được khống chế nhưng do lúc này đám cháy đã bùng lên trước đó được một lúc nên nhiệt độ trong căn nhà rất cao, tường nhà có hiện tượng bong tróc, vỡ vụn. Do muốn đi sâu vào nhà để khống chế ngọn lửa nên anh Khang và một số anh em đã tiếp cận ngay phía trước căn nhà thì không may một mảng lớn ban công phía trước nhà bất ngờ đổ ập xuống đè lên người anh Khang và một đồng đội khác đang cầm vòi chữa cháy. Dòng nước từ vòi chữa cháy phun ngược lên đường dây điện trung thế khiến nguồn điện ngay lập tức phóng xuống giật tất cả cán bộ chiến sĩ đang chữa cháy bên dưới.
Khi vòi phun nước lên đã trúng vào đường điện trung thế, dòng điện đã lập tức phóng xuống người tôi - lúc đó tôi còn đang bị gạch đá gần như chôn vùi cả người, khiến tôi bất tỉnh tại chỗ. May mắn là các đồng đội thấy tôi đã lao tới dùng tay bới gạch đá ra cứu tôi, lúc ấy do gạch đá vẫn còn rất nóng nên có người đã bị phỏng cả 10 đầu ngón tay”, anh Khang vẫn còn nguyên nét bàng hoàng khi kể lại sự việc.
Ngoài anh Khang bị phỏng độ 2, độ 3 ở cổ, lưng, tay, chấn thương đầu và bị gãy xương đùi thì Trung tá Nguyễn Văn Tuyền, Đội trưởng Cảnh sát PC&CC quận Gò Vấp (nay là Đại tá, Trưởng phòng Cảnh sát PC&CC quận Gò Vấp), người trực tiếp chỉ huy chữa cháy bị dòng điện phóng giật gây thương nặng ở tay và mặt; Trung sĩ Trần Đặng Hạnh Phúc (giờ đã chuyển công tác về Trung tâm Huấn luyện nghiệp vụ PCCC ) bị gãy xương bả vai, cánh tay; và bốn chiến sĩ khác cũng bị thương nhẹ.
Riêng anh Khang đến nay sau 6 lần mổ để điều trị, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng phần nào do thương tật lên tới 30% (anh Khang được xếp thương binh loại A). Tuy vậy, giờ đây anh vẫn đang tiếp tục theo đuổi nghề chữa cháy tại Phòng Cảnh sát PC&CC quận Gò Vấp. “Sau khi được đưa vào Bệnh viện 175 cấp cứu, tôi phải nằm điều trị 7 tháng trời. Khi được về nhà, tôi lại tiếp tục tập đi, hồi phục sức khỏe mất thêm 3-4 tháng nữa mới quay trở lại cơ quan đi làm. Do vết thương gãy xương đùi từ đó đến nay vẫn bị viêm và hay bị đau tái phát nên thỉnh thoảng vài ba tháng tôi lại phải vào bệnh viện chữa trị.
Vượt qua những đau yếu, thương tật, giờ đây, thượng sĩ Thái An Khang đã trở thành một cán bộ tận tụy, một ông bố trẻ mẫu mực bên vợ và con gái 4 tuổi!
Theo FB Hội người thích Cảnh sát PCCC
https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/10653790_758376897553431_2688604454666496325_n.jpg
Bị thương tích nặng khi dũng cảm chữa cháy anh Khang kể lại, hôm đó khoảng 10h sáng (Chủ nhật ngày 9/1/2005), trong lúc đang trực tại đơn vị thì anh nhận được lệnh báo động cháy tại một căn nhà trên đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp. Ngay lập tức, anh cùng đồng đội tức tốc lên xe đến địa điểm cháy là một ngôi nhà cấp 4 lúc đó lửa đang đang bùng cháy dữ dội. Mỗi người một việc, anh Khang và đồng đội của mình nhanh chóng triển khai thiết bị và đội hình để dập tắt đám cháy và tránh cháy sang nhà lân cận.
Trong lúc đang chữa cháy và chuẩn bị tiến vào bên trong ngôi nhà thì anh Khang và đồng đội nghe người dân nói có một em bé vẫn đang bị kẹt trong nhà. Dù ngọn lửa đã phần nào được khống chế nhưng do lúc này đám cháy đã bùng lên trước đó được một lúc nên nhiệt độ trong căn nhà rất cao, tường nhà có hiện tượng bong tróc, vỡ vụn. Do muốn đi sâu vào nhà để khống chế ngọn lửa nên anh Khang và một số anh em đã tiếp cận ngay phía trước căn nhà thì không may một mảng lớn ban công phía trước nhà bất ngờ đổ ập xuống đè lên người anh Khang và một đồng đội khác đang cầm vòi chữa cháy. Dòng nước từ vòi chữa cháy phun ngược lên đường dây điện trung thế khiến nguồn điện ngay lập tức phóng xuống giật tất cả cán bộ chiến sĩ đang chữa cháy bên dưới.
Khi vòi phun nước lên đã trúng vào đường điện trung thế, dòng điện đã lập tức phóng xuống người tôi - lúc đó tôi còn đang bị gạch đá gần như chôn vùi cả người, khiến tôi bất tỉnh tại chỗ. May mắn là các đồng đội thấy tôi đã lao tới dùng tay bới gạch đá ra cứu tôi, lúc ấy do gạch đá vẫn còn rất nóng nên có người đã bị phỏng cả 10 đầu ngón tay”, anh Khang vẫn còn nguyên nét bàng hoàng khi kể lại sự việc.
Ngoài anh Khang bị phỏng độ 2, độ 3 ở cổ, lưng, tay, chấn thương đầu và bị gãy xương đùi thì Trung tá Nguyễn Văn Tuyền, Đội trưởng Cảnh sát PC&CC quận Gò Vấp (nay là Đại tá, Trưởng phòng Cảnh sát PC&CC quận Gò Vấp), người trực tiếp chỉ huy chữa cháy bị dòng điện phóng giật gây thương nặng ở tay và mặt; Trung sĩ Trần Đặng Hạnh Phúc (giờ đã chuyển công tác về Trung tâm Huấn luyện nghiệp vụ PCCC ) bị gãy xương bả vai, cánh tay; và bốn chiến sĩ khác cũng bị thương nhẹ.
Riêng anh Khang đến nay sau 6 lần mổ để điều trị, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng phần nào do thương tật lên tới 30% (anh Khang được xếp thương binh loại A). Tuy vậy, giờ đây anh vẫn đang tiếp tục theo đuổi nghề chữa cháy tại Phòng Cảnh sát PC&CC quận Gò Vấp. “Sau khi được đưa vào Bệnh viện 175 cấp cứu, tôi phải nằm điều trị 7 tháng trời. Khi được về nhà, tôi lại tiếp tục tập đi, hồi phục sức khỏe mất thêm 3-4 tháng nữa mới quay trở lại cơ quan đi làm. Do vết thương gãy xương đùi từ đó đến nay vẫn bị viêm và hay bị đau tái phát nên thỉnh thoảng vài ba tháng tôi lại phải vào bệnh viện chữa trị.
Vượt qua những đau yếu, thương tật, giờ đây, thượng sĩ Thái An Khang đã trở thành một cán bộ tận tụy, một ông bố trẻ mẫu mực bên vợ và con gái 4 tuổi!
Theo FB Hội người thích Cảnh sát PCCC