hothang
07-29-2014, 12:46 AM
Chúng tôi tìm đến phòng Cảnh sát PCCC Đống Đa, Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội để gặp người Cảnh sát PCCC đã dũng cảm tháo kíp nổ, vô hiệu hoá khối thuốc nổ trong vụ cướp tiệm vàng Hoàng Tín, số 124 phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Anh là Đại uý Nguyễn Minh Thành, Đội phó Đội Cứu nạn, cứu hộ. Khác với tưởng tượng của chúng tôi về một người lính rạn dày, Đại uý Nguyễn Minh Thành có vẻ ngoài trắng trẻo, thư sinh với nụ cười rạng rỡ, thân thiện. Phải thuyết phục rất lâu anh mới đồng ý để chúng tôi công khai danh tính với lý do “đó là công việc, là nhiệm vụ của người Cảnh sát PCCC và CNCH, không có gì đáng để nói cả!”.
Vào lính nghĩa vụ Công an từ cuối năm 1995, sau khoá huấn luyện 3 tháng, anh tình nguyện xin về phục vụ trong lực lượng Cảnh sát PCCC. Sau 17 năm gắn bó với nghiệp chữa cháy, cái nghề mà “không có lòng dũng cảm, không có sức khoẻ, không yêu nghề thì không tồn tại được!”, anh đã tham gia rất nhiều vụ chữa cháy, cứu nạn lớn như vụ chữa cháy cứu nạn tại toà nhà JSC34, đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, vụ cháy toà nhà điện lực EVN, quận Ba Đình, Hà Nội… cứu hàng trăm người dân thoát khỏi tay “Bà Hoả”, trải qua rất nhiều thử thách, hiểm nguy… nhưng ấn tượng nhất trong đời chữa cháy, cứu nạn của anh là vụ tháo kíp nổ của khối mìn tự tạo trong vụ cướp tiệm vàng Hoàng Tín trên đường Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Vì đây là một thử thách lớn với anh, là lần đầu tiên anh được áp dụng lý thuyết đã học về vật liệu nổ, về mìn vào thực tế. Đại uý Nguyễn Minh Thành kể, cuối giờ sáng 21.6, đơn vị nhận lệnh điều động từ Sở Cảnh sát PCCC TP Hà Nội, xuất 2 xe chữa cháy cứu chữa vụ nổ gas ở 124 Nguyễn Thái Học. Khi xe đến ngã ba đường Giảng Võ - Nguyễn Thái Học thì bị tắc đường do hàng trăm người dân hiếu kỳ từ nhiều nơi đổ về xem. Lúc này, Cảnh sát PCCC và CNCH là những người đầu tiên có mặt ở hiện trường. Anh cùng đồng đội nhanh chóng xuống xe mang bình chữa cháy, chạy bộ đến hiện trường để cứu chữa thì biết không phải cháy nổ gas. Lúc đó, đối tượng của vụ cướp đã kích hoạt cho nổ một trong hai khối mìn mà chúng mang theo. Sức công phá của khối thuốc nổ làm vỉa hè bị khoét sâu, biển hiệu của tiệm vàng Hoàng Tín bị xé toác, chiếc xe tải đỗ trước cửa xém đen, méo mó; những người bị thương đã được đưa đi cấp cứu, xung quanh hiện trường vương vãi nhiều mảnh vỡ… Được nhân viên bảo vệ thông báo, bên lề đường, trước cửa hiệu vàng Hoàng Tín còn một khối thuốc nổ khác được gói trong túi màu đen. Bằng mắt thường anh đã nhận biết được đây là khối mìn tự chế, trọng lượng tương đối lớn, ước khoảng trên 2 kg, với khối lượng như vậy thì khả năng sát thương của khối mìn là rất lớn. Trong khi đó xung quanh tập trung hàng trăm người dân hiếu kỳ. Thoáng trong đầu anh ý nghĩ “Nếu khối mìn phát nổ sẽ gây hậu quả khôn lường cho những người dân và đồng đội của anh!”. Không thể chần chừ được nữa, vì trong những tình huống hiểm nguy như vậy thì cơ hội chỉ được tính bằng giây. Lúc ấy, với trách nhiệm là chỉ huy chữa cháy, anh quyết định tháo kíp của khối mìn. Trên lý thuyết, khi thực hiện việc phá mìn thì phải phong toả hiện trường, sơ tán người dân, người thực hiện nhiệm vụ phá mìn phải có trang thiết bị, quần áo bảo hộ… nhưng trong hoàn cảnh này, không thể đòi hỏi gì hơn, khi lính chữa cháy không đủ để phong toả hiện trường và sơ tán người dân, và nếu thông báo có mìn, hàng trăm người sẽ hoảng loạn, giẫm đạp lên nhau mà chạy. Anh ra lệnh cho anh em lùi xa và điều động 2 xe chữa cháy chắn ngang trước cửa hiệu vàng để nếu khối thuốc phát nổ, hai xe chữa cháy sẽ là bức tường che chắn, bảo vệ cho người dân. So với khối mìn đã được kích nổ, khối mìn này được chế tạo tinh vi hơn nhiều, bộ phận kích nổ của mìn được đấu nối bằng 4 sợi dây điện, trong đó 2 sợi đã tuốt vỏ; một sợi gắn cố định vào cực âm của viên pin con thỏ, đầu dây kia rời ra cực dương của viên pin chừng 1 cm. Muốn vô hiệu hoá khối mìn thì phải tháo kíp nổ hoặc tháo nguồn điện. Đầu tiên anh chọn phương án tháo kíp nổ nhưng do hai kíp nổ được gắn chặt vào bên trong khối thuốc không thể giật ra được nên phải tháo nguồn điện. Anh cẩn thận tách rời dây điện khỏi cực dương của viên pin, nhẹ nhàng gỡ bỏ viên pin được gắn cố định. Khi vô hiệu hoá được khối mìn anh mới thở phào nhẹ nhõm, vì khi tiến hành làm việc này anh còn chưa nắm được cơ chế điều khiển, kích nổ của khối mìn, nếu khối mìn được điều khiển từ xa thì có thể bộ phận điều khiển nằm bên trong khối mìn, không thể biết được, và nếu đối tượng cho kích nổ thì “chắc chắn mình sẽ hi sinh”!
https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/t1.0-9/q77/s720x720/10177256_602370236548464_5588235468313740268_n.jpg
Đại uý Nguyễn Minh Thành đã gỡ kíp nổ trong hoàn cảnh như thế, với suy nghĩ, động cơ khi thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm của anh đã làm nhiều người phải khâm phục nhưng khi lý giải về hành động của mình anh cho rằng đó không phải là anh hùng, dũng cảm gì cả mà là nhiệm vụ của mình, chỉ có một mình mình có chút ít kiến thức về vật liệu nổ, còn anh em toàn rất trẻ lại là lính nghĩa vụ nên chưa quen với việc này. Anh tâm sự: “Trong hoàn cảnh bị hoạn nạn, có thể mất đi tính mạng, người dân chỉ biết trông chờ vào mình, nếu mình không cứu họ thì ai sẽ làm việc này! Mỗi lần cứu người thoát khỏi đám cháy, thấy họ hạnh phúc mình cũng hạnh phúc!”. Gần 20 năm làm lính chữa cháy, Đại uý Nguyễn Minh Thành chưa bao giờ hết yêu nghề và rất tự hào về nghề nghiệp của mình. Để chữa cháy, cứu người, những người lính chữa cháy phải chấp nhận những nguy hiểm trực chờ… Mỗi vụ cháy xảy ra, mỗi công trình sập đổ, hay những tai nạn, hiểm nguy trong cuộc sống thường nhật… mọi người tìm mọi cách để thoát ra nhưng những người lính chữa cháy và CNCH lại phải tìm mọi cách xông vào để cứu người, chữa cháy và cứu tài sản, biết rằng có thể hy sinh tính mạng do trần nhà có thể sập, đường dẫn gas nổ, điện giật, lửa cháy… Không những thế, những người lính còn phải trải qua 24/24 giờ trực “chờ cháy” vô cùng căng thẳng. Nhưng những người còn trụ lại với nghề chữa cháy như anh, cái máu nghề nghiệp đã ngấm vào người, hễ có cháy là xông vào cứu chữa, quên cả mệt nhọc. Có những ca trực, đại uý Nguyễn Minh Thành phải tham gia năm, sáu trận chữa cháy liền. Chữa xong một vụ cháy lại mặc nguyên quần áo ướt, tranh thủ chợp mắt, có báo động lại lên đường. Anh cũng không biết tại sao lúc ấy mình lại có sức khoẻ phi thường đến thế. Trong những vụ cứu nạn trên cao, có thể chạy bộ ba, bốn lượt lên mấy chục tầng nhà để cứu người, còn bình thường, không làm gì chỉ đi bộ đến tầng 10 đã mệt lả. Được rèn luyện qua thực tế chiến đấu nên những người lính chữa cháy như anh ngày càng dạn dĩ trước lửa, trước những tình huống khó khăn, nguy hiểm và đưa ra được những quyết định nhanh chóng và chính xác nhất. Khi chúng tôi hỏi về những mơ ước của anh, anh cười hiền: Mong sao người dân hiểu biết và có cách ứng phó mau lẹ với các tình huống cháy nổ, các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong cuộc sống thường nhật, hiểu biết về công tác PCCC và tích cực giúp đỡ các anh hoàn thành nhiệm vụ; mong muốn lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH và những người lính cứu nạn, cứu hộ như anh sẽ được đào tạo bài bản, được thực hành xử lý những tình huống chữa cháy, cứu nạn phức tạp để khi áp dụng trong thực tế không lúng túng, bị động và lính cứu nạn, cứu hộ có thêm các thiết bị thở, các thiết bị cứu nạn để thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế thiệt hại về tính mạng và tài sản cho người dân./.
Tác giả: Lê Vũ Minh Châu - C66
Vào lính nghĩa vụ Công an từ cuối năm 1995, sau khoá huấn luyện 3 tháng, anh tình nguyện xin về phục vụ trong lực lượng Cảnh sát PCCC. Sau 17 năm gắn bó với nghiệp chữa cháy, cái nghề mà “không có lòng dũng cảm, không có sức khoẻ, không yêu nghề thì không tồn tại được!”, anh đã tham gia rất nhiều vụ chữa cháy, cứu nạn lớn như vụ chữa cháy cứu nạn tại toà nhà JSC34, đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, vụ cháy toà nhà điện lực EVN, quận Ba Đình, Hà Nội… cứu hàng trăm người dân thoát khỏi tay “Bà Hoả”, trải qua rất nhiều thử thách, hiểm nguy… nhưng ấn tượng nhất trong đời chữa cháy, cứu nạn của anh là vụ tháo kíp nổ của khối mìn tự tạo trong vụ cướp tiệm vàng Hoàng Tín trên đường Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Vì đây là một thử thách lớn với anh, là lần đầu tiên anh được áp dụng lý thuyết đã học về vật liệu nổ, về mìn vào thực tế. Đại uý Nguyễn Minh Thành kể, cuối giờ sáng 21.6, đơn vị nhận lệnh điều động từ Sở Cảnh sát PCCC TP Hà Nội, xuất 2 xe chữa cháy cứu chữa vụ nổ gas ở 124 Nguyễn Thái Học. Khi xe đến ngã ba đường Giảng Võ - Nguyễn Thái Học thì bị tắc đường do hàng trăm người dân hiếu kỳ từ nhiều nơi đổ về xem. Lúc này, Cảnh sát PCCC và CNCH là những người đầu tiên có mặt ở hiện trường. Anh cùng đồng đội nhanh chóng xuống xe mang bình chữa cháy, chạy bộ đến hiện trường để cứu chữa thì biết không phải cháy nổ gas. Lúc đó, đối tượng của vụ cướp đã kích hoạt cho nổ một trong hai khối mìn mà chúng mang theo. Sức công phá của khối thuốc nổ làm vỉa hè bị khoét sâu, biển hiệu của tiệm vàng Hoàng Tín bị xé toác, chiếc xe tải đỗ trước cửa xém đen, méo mó; những người bị thương đã được đưa đi cấp cứu, xung quanh hiện trường vương vãi nhiều mảnh vỡ… Được nhân viên bảo vệ thông báo, bên lề đường, trước cửa hiệu vàng Hoàng Tín còn một khối thuốc nổ khác được gói trong túi màu đen. Bằng mắt thường anh đã nhận biết được đây là khối mìn tự chế, trọng lượng tương đối lớn, ước khoảng trên 2 kg, với khối lượng như vậy thì khả năng sát thương của khối mìn là rất lớn. Trong khi đó xung quanh tập trung hàng trăm người dân hiếu kỳ. Thoáng trong đầu anh ý nghĩ “Nếu khối mìn phát nổ sẽ gây hậu quả khôn lường cho những người dân và đồng đội của anh!”. Không thể chần chừ được nữa, vì trong những tình huống hiểm nguy như vậy thì cơ hội chỉ được tính bằng giây. Lúc ấy, với trách nhiệm là chỉ huy chữa cháy, anh quyết định tháo kíp của khối mìn. Trên lý thuyết, khi thực hiện việc phá mìn thì phải phong toả hiện trường, sơ tán người dân, người thực hiện nhiệm vụ phá mìn phải có trang thiết bị, quần áo bảo hộ… nhưng trong hoàn cảnh này, không thể đòi hỏi gì hơn, khi lính chữa cháy không đủ để phong toả hiện trường và sơ tán người dân, và nếu thông báo có mìn, hàng trăm người sẽ hoảng loạn, giẫm đạp lên nhau mà chạy. Anh ra lệnh cho anh em lùi xa và điều động 2 xe chữa cháy chắn ngang trước cửa hiệu vàng để nếu khối thuốc phát nổ, hai xe chữa cháy sẽ là bức tường che chắn, bảo vệ cho người dân. So với khối mìn đã được kích nổ, khối mìn này được chế tạo tinh vi hơn nhiều, bộ phận kích nổ của mìn được đấu nối bằng 4 sợi dây điện, trong đó 2 sợi đã tuốt vỏ; một sợi gắn cố định vào cực âm của viên pin con thỏ, đầu dây kia rời ra cực dương của viên pin chừng 1 cm. Muốn vô hiệu hoá khối mìn thì phải tháo kíp nổ hoặc tháo nguồn điện. Đầu tiên anh chọn phương án tháo kíp nổ nhưng do hai kíp nổ được gắn chặt vào bên trong khối thuốc không thể giật ra được nên phải tháo nguồn điện. Anh cẩn thận tách rời dây điện khỏi cực dương của viên pin, nhẹ nhàng gỡ bỏ viên pin được gắn cố định. Khi vô hiệu hoá được khối mìn anh mới thở phào nhẹ nhõm, vì khi tiến hành làm việc này anh còn chưa nắm được cơ chế điều khiển, kích nổ của khối mìn, nếu khối mìn được điều khiển từ xa thì có thể bộ phận điều khiển nằm bên trong khối mìn, không thể biết được, và nếu đối tượng cho kích nổ thì “chắc chắn mình sẽ hi sinh”!
https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/t1.0-9/q77/s720x720/10177256_602370236548464_5588235468313740268_n.jpg
Đại uý Nguyễn Minh Thành đã gỡ kíp nổ trong hoàn cảnh như thế, với suy nghĩ, động cơ khi thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm của anh đã làm nhiều người phải khâm phục nhưng khi lý giải về hành động của mình anh cho rằng đó không phải là anh hùng, dũng cảm gì cả mà là nhiệm vụ của mình, chỉ có một mình mình có chút ít kiến thức về vật liệu nổ, còn anh em toàn rất trẻ lại là lính nghĩa vụ nên chưa quen với việc này. Anh tâm sự: “Trong hoàn cảnh bị hoạn nạn, có thể mất đi tính mạng, người dân chỉ biết trông chờ vào mình, nếu mình không cứu họ thì ai sẽ làm việc này! Mỗi lần cứu người thoát khỏi đám cháy, thấy họ hạnh phúc mình cũng hạnh phúc!”. Gần 20 năm làm lính chữa cháy, Đại uý Nguyễn Minh Thành chưa bao giờ hết yêu nghề và rất tự hào về nghề nghiệp của mình. Để chữa cháy, cứu người, những người lính chữa cháy phải chấp nhận những nguy hiểm trực chờ… Mỗi vụ cháy xảy ra, mỗi công trình sập đổ, hay những tai nạn, hiểm nguy trong cuộc sống thường nhật… mọi người tìm mọi cách để thoát ra nhưng những người lính chữa cháy và CNCH lại phải tìm mọi cách xông vào để cứu người, chữa cháy và cứu tài sản, biết rằng có thể hy sinh tính mạng do trần nhà có thể sập, đường dẫn gas nổ, điện giật, lửa cháy… Không những thế, những người lính còn phải trải qua 24/24 giờ trực “chờ cháy” vô cùng căng thẳng. Nhưng những người còn trụ lại với nghề chữa cháy như anh, cái máu nghề nghiệp đã ngấm vào người, hễ có cháy là xông vào cứu chữa, quên cả mệt nhọc. Có những ca trực, đại uý Nguyễn Minh Thành phải tham gia năm, sáu trận chữa cháy liền. Chữa xong một vụ cháy lại mặc nguyên quần áo ướt, tranh thủ chợp mắt, có báo động lại lên đường. Anh cũng không biết tại sao lúc ấy mình lại có sức khoẻ phi thường đến thế. Trong những vụ cứu nạn trên cao, có thể chạy bộ ba, bốn lượt lên mấy chục tầng nhà để cứu người, còn bình thường, không làm gì chỉ đi bộ đến tầng 10 đã mệt lả. Được rèn luyện qua thực tế chiến đấu nên những người lính chữa cháy như anh ngày càng dạn dĩ trước lửa, trước những tình huống khó khăn, nguy hiểm và đưa ra được những quyết định nhanh chóng và chính xác nhất. Khi chúng tôi hỏi về những mơ ước của anh, anh cười hiền: Mong sao người dân hiểu biết và có cách ứng phó mau lẹ với các tình huống cháy nổ, các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong cuộc sống thường nhật, hiểu biết về công tác PCCC và tích cực giúp đỡ các anh hoàn thành nhiệm vụ; mong muốn lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH và những người lính cứu nạn, cứu hộ như anh sẽ được đào tạo bài bản, được thực hành xử lý những tình huống chữa cháy, cứu nạn phức tạp để khi áp dụng trong thực tế không lúng túng, bị động và lính cứu nạn, cứu hộ có thêm các thiết bị thở, các thiết bị cứu nạn để thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế thiệt hại về tính mạng và tài sản cho người dân./.
Tác giả: Lê Vũ Minh Châu - C66