PDA

View Full Version : Hội nghị tập huấn nghiệp vụ năm 2014 của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH



Khanh114
06-06-2014, 04:33 PM
Nhằm giúp lãnh đạo chỉ huy nắm được chủ trương, nhiệm vụ và các mặt công tác trọng tâm năm 2014 của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Ngày 11.3.2014, tại Hải Phòng, Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ năm 2014 của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Dự lớp Hội nghị tập huấn có đại diện Lãnh đạo các Sở PCCC; trưởng phòng Tham mưu, tổng hợp; trưởng phòng hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy; trưởng phòng hướng dẫn về công tác chữa cháy; trưởng phòng hướng dẫn về công tác cứu nạn, cứu hộ; trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH các tỉnh, thành phố; đội trưởng Đội Tham mưu; đội trưởng Đội chữa cháy ở Trung tâm…


http://pccc.canhsat.vn/images/stories/pccc/tieu_diem/nam2014/thang3/anhtltaphuan/IMG_9688[1].JPG

Nội dung Hội nghị tập huấn tập trung vào các vấn đề sau:

1. Tình hình cháy nổ và CNCH năm 2013:

- Năm 2013, cả nước xảy ra 2.624 vụ cháy, trong đó có 2.394 vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân, phương tiện giao thông và 230 vụ cháy rừng, làm chết 60 người, bị thương 199 người, gây thiệt hại về tài sản ước tính trị giá 1.656, 148 tỷ đồng và 903,74 ha rừng. Trong đó có 25 vụ cháy lớn, gây thiệt hại tài sản ước tính trị giá 1.414 tỷ đồng.

- Xảy ra 35 vụ nổ làm chết 48 người, bị thương 105 người.

- Trong năm 2013, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã thực hiện 525 vụ CNCH, trong đó có 327 vụ CNCH trong đám cháy; 29 vụ CNCH dưới nước; 06 vụ cứu nạn giao thông; 163 vụ CNCH các tai nạn, sự cố khác; tỏ chức cứu được 418 người và hướng dẫn thoát nạn cho hàng ngàn người; tìm được 79 xác nạn nhân, bàn giao cho lực lượng chức năng xử lý.

- So với năm 2012, số vụ cháy tăng 569 vụ, tăng 27,7%, thiệt hại về người chết giảm 18 người, giảm 23%; người bị thương tăng 32 người, tăng 19,2%; thiệt hại về tài sản tăng 424,952 tỷ đồng, tăng 34,5%. Số vụ cháy lớn giảm 6 vụ, giảm tới 19,4%; thiệt hại do cháy lớn tăng 513 tỷ đồng, tăng 56,9%. Số vụ cháy rừng tăng 75 vụ, thiệt hại do cháy rừng gây ra tăng 251,7ha rừng. Số vụ nổ tăng 6 vụ, thiệt hịa về người chết tăng 37 người, người bị thương tăng 55 người. Số vụ CNCH tăng 110 vụ, tăng 26,5%.

- Nguyên nhân gây cháy chủ yếu do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện, 1.068 vụ, chiếm 44,6%; sơ suất trong sử dụng lửa, xăng dầu và khí đốt 395 vụ, chiếm 16,5%; sự số kỹ thuật 84 vụ, chiếm 3,5%, do đốt 94 vụ, chiếm 3,9%; vi phạm quy trình, quy định an toàn 29 vụ, chiếm 1,2%; nguyên nhân khác 21 vụ, chiếm 0,9%; còn lại 703 vụ chưa rõ nguyên nhân, chiếm 29,4%.

- Cháy lớn tuy chỉ chiếm 1,04% nhưng thiệt hại chiếm tới 85,4% tổng thiệt hại do cháy gây ra. Tuy nhiên, việc kiềm chế và giữ tỷ lệ số vụ cháy lớn chỉ chiếm từ 1 đến 2% tổng số vụ là một cố gắng lớn của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.

2. Công tác trọng tâm năm 2014 của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH:

- Tập trung xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về PCCC và CNCH; tham mưu cho Chính phủ, Bộ Côngan, UBND tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị 1634/CT-TTg, Quyết định số 1110/QĐ-TTg và Quyết định số 44/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung kiện toàn tổ chức của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH thống nhất từ Trung ương đến đến phương, thành lập các Sở Cảnh sát PCCC tại các địa phương trọng điểm về kinh tế và An ninh trật tự theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường xây dựng mạng lưới và trang bị phương tiện cho các đội PCCC chuyên nghiệp…

- Tổ chức thi vòng loại nội dung nghiệp vụ chữa cháy và CNCH cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH cả nước trong chương trình Đại hội khỏe Vì an ninh Tổ quốc.

- Tăng cường các mặt công tác nghiệp vụ, tham mưu cho Bộ Công an triển khai thực hiện có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Cụ thể, phối hợp với cơ quan chức năng lồng ghép kiến thức và huấn luyện kỹ năng về PCCC vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa phù hợp với các cấp học; rà soát, lập danh sách các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC và điều kiện thoát nạn được đưa vào sử dụng trước năm 2001 (khi luật PCCC được ban hành), đặc biệt là với các chợ, nhà cao tầng, công trình công cộng, cơ sở sản xuất hàng hóa dễ cháy nổ… để nghiên cứu đề ra các giải pháp an toàn PCCC; kiện toàn lực lượng PCC tại chỗ, đặc biệt là với lực lượng chuyên trách ở các khu công nghiệp; tham mưu cho lãnh đạo các cấp chỉ đạo việc thành lập đội dân phòng ở cấp xã theo quy định của Luật PCCC, nghiên cứu, đề xuất Hội đồng nhân dân về mức hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng, đội phó đội dân phòng, hằng năm có ngân sách dành riêng cho hoạt động PCCC và CNCH nói chung và cho lực lượng dân phòng nói riêng; tăng cường công tác xử lý vi phạm; đẩy mạnh đấu tranh ngăn chặn cháy lớn; chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PCCC và chất lượng cán bộ kiểm tra, thẩm duyệt… đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới.

3. Nội dung Luật sửa đổi một số điều của Luật PCCC:

- Ngày 22.11.2013, Quốc hội đã tổ chức phiên họp biểu quyết thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ dung một số điều của Luật PCCC với 100% Đại biểu có ý kiến đồng ý. Ngày 04.12.2013, Chủ tịch nước ký Lệnh số 15/2013/L-CTN về việc công bố ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC số 40/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 22.11.2013.

- Tóm tắt nội dung: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC chủ yếu tập trung quy định về một số vấn đề: Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC: “Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về PCCC vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học”; xã hội hóa công tác PCCC; quy định về ban hành và bắt buộc áp dụng các Tiêu chuẩn Quốc gia về PCCC; các tiêu chuẩn, quy chuẩn có quy định liên quan đến PCCC phải xin ý kiến của Bộ Công an; áp dụng Tiêu chuẩn, quy chuẩn nước ngoài phải được sự đồng ý của Bộ Công an; về chế độ chính sách đối với người tham gia chữa cháy và lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng; PCCC khu công nghiệp, khu chế xuất và một số công trình đặc thù về PCCC; bổ sung quy định khung về lực lượng PCCC tự nguyện; kinh doanh dịch vụ PCCC…

4. Triển khai đấu tranh ngăn chặn cháy lớn:

- Nguyên nhân dẫn đến cháy lớn, thiệt hại nghiêm trọng:

+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC chưa đồng bộ, đầy đủ và chặt chẽ, chưa quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với công tác PCCC; chế tài xửa lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCCC chưa nghiêm, còn mang tính hình thức chưa đủ tính răn đe, giáo dục.

+ Mạng lưới cảnh sát PCCC còn mỏng, thiếu cả về lực lượng và phương tiện, đặc biệt là lái xe chữa cháy.

+ Người đứng đầu chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC, không thực hiện đầy đủ các quy định về PCCC; tự ý thay đổi công năng sử dụng của công trình, vi phạm quy định về khoảng cách an toàn PCCC; không thực hiện chế độ tự kiểm tra an toàn PCCC nên không phát hiện và khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót dẫn đến cháy; không bố trí lực lượng, phương tiện tuần tra canh gác… Tại các chợ, trung tâm thương mại chưa tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh đảm bảo an toàn trong sử dụng lửa, điện... nhiều hộ tự ý làm mái che, mái vẩy lấn chiếm khoảng không giao thông… nên khi cháy xảy r axe chữa cháy hoạt động rất khó khăn…; không xây dựng và thực tập phương án chữa cháy theo quy định…

- Một số công tác trọng tâm đấu tranh ngăn chặn cháy lớn:

+ Tăng cường tham mưu cho các cấp, các ngành thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về PCCC theo quy định của pháp luật, chỉ đạo người đứng đầu chính quyền cơ sở, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị, xã hội tăng cường nâng cao trách nhiệm trong việc triển khai có hiệu quả các biện pháp PCCC…

+ Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền kiến thức, pháp luật về PCCC cho mọi tầng lớp nhân dân; nâng cao ý thức trách nhiện của người đứng đầu cơ sở trong việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp đấu tranh ngăn chặn cháy lớn, nhất là đối với các cơ sở sản xuất các mặt hàng có nguy hiểm cháy nổ cao, nhà kho, nhà khung thép mái tôn có quy mô sản xuất lớn…

+ Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, phân loại cơ sở, lập danh sách các cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy lớn để tập trung triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ, hiện quả, an toàn về PCCC tại các địa bàn, cơ sở trọng điểm về cháy nổ…

+ Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, nhát là đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra an toàn PCCC; xử lý nghiêm các vi phạm an toàn PCCC… Tăng cường thường trực sẵn sàng chữa cháy về lực lượng và phương tiện, sẵn sàng tham gia xử lý có hiệu quả khi có cháy, nổ xảy ra. Trong năm 2013, nhờ thực hiện tốt chế độ thường trực sẵn sàng chữa cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã kịp thời điều động 7.239 lượt xe chữa cháy các loại và các phương tiện khác, trực tiếp tham gia cứu chữa 1.539/2.394 vụ, chiếm 64,3%...

+ Tăng cường hướng dẫn các cơ sở có nhiều nguy hiểm cháy nổ xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, cơ quan chủ quan thường xuyên tổ chức tự kiểm tra, báo động chữa cháy tại cơ sở, nhất là vào thời điểm ban đêm và ngoài giờ hành chính…

Ngoài ra Hội nghị còn tập huấn về một số vấn đề trong thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc; một số nội dung về kiểm tra nghiệp vụ cán bộ kiểm tra PCCC năm 2014 và nhiệm vụ trọng tâm triển khai thực hiện Quyết định số 1110/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở PCCC và CNCH đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030./.


Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH