hothang
01-23-2014, 11:21 PM
Sau những ngày trời lạnh căm căm, năm nay, người dân Thủ đô vui vẻ trong việc tiễn ông Táo lên chầu trời trong thời tiết khô tạnh, nắng ráo. Tuy nhiên, cũng chính thời tiết này lại gây khó chịu khi các hộ gia đình thay nhau đốt vàng mã.
Do diện tích đất ở chât chội nên hầu hết mọi người dân đều mang vàng mã ra đường đốt. Lửa, khói và mã sau khi "hóa" xong cũng theo gió bay tứ tung. Nhiều hộ đốt số lượng lớn gây khó chịu, ngột ngạt cho người đi đường.
Chị Mai Hà (quận Hoàng Mai) đưa con đi mua sắm thì gặp sự cố từ việc đốt vàng mã này. Chị cho biết, bé Na nhà chị ngồi sau mẹ đang hát líu lo, đúng lúc chị đi ngang qua chỗ đốt vàng mã ngoài đường của một gia đình. Gió bất ngờ thổi bay tàn tro nên miệng, mũi bé Na hít phải khá nhiều. "Con bé ho sặc sụa mà mình cũng không dám trách người ta", chị Mai bức xúc.
Còn nhớ cách đây không lâu, một ngôi nhà trên đường Kim Mã, quận Ba Đình đã gặp nguy hiểm từ việc đốt vàng mã này. Đó là sự việc xảy ra vào chiều 3.7, bà Nguyễn Thị Hồng Yến sau khi hóa vàng ở trên tầng 4 đã bất cẩn khi bỏ xuống nhà trong khi lửa vẫn cháy. Ngọn gió to thổi lửa tạt sang các bao đựng tiền vàng và hàng mã xung quanh rồi bắt lửa và bốc cháy dữ dội.
Sau 10 phút, khi ngọn lửa đã bao trùm khắp khu vực này thì những gia đình hàng xóm mới hô hoán để gia đình bà Yến chạy lên dập lửa, đồng thời gọi điện báo cho lực lượng cảnh sát PCCC TP Hà Nội. 2 xe cứu hỏa đã kịp thời có mặt, nối hơn 200m vòi chữa cháy để khống chế đám cháy trên tầng cao chưa đầy 10 phút sau đó.
Trường hợp tương tự xảy ra ngày 26.8, lửa bùng phát từ căn nhà nằm giữa phố Hồng Hà và phố Vọng Hà (phường Hàm Tử Quan, Chương Dương, Hà Nội) sau đó lan rộng ra toàn khu dân cư. Do đa phần nhà dân ở đây xây dựng theo kết cấu gỗ nên lửa lan rất nhanh ra cả khu dân cư phía trong cũng như gần mặt đường Hồng Hà.
Nhiều người dân sống cạnh khu vực cháy cho biết, nguyên nhân vụ cháy là do gia đình ở căn nhà gỗ nói trên đốt nhiều vàng mã làm lửa bén vào sàn gỗ, nổ bình ga, gây hỏa hoạn. Sau đó ngọn lửa bùng phát dữ dội ra những ngôi nhà chung quanh. Hậu quả toàn bộ 20 nhà trong dãy nhà gỗ tập thể nằm giữa phố Hồng Hà và phố Vọng Hà bị lửa thiêu rụi. Dãy nhà phía trước phố Hồng Hà (từ nhà số 637 đến 667) cũng bị ngọn lửa lan vào, thiêu rụi nhiều đồ đạc. Cụ Hoàng Thị Răm (SN 1921, ở phòng 21C8) mắc kẹt bên trong hơn giờ đã tử vong.
Không chỉ dừng lại ở đó, sự việc cháy rừng thông trên núi Thiên Thai (phường An Tây, TP.Huế) ngày 1.8 cũng gióng lên hồi chuông báo động từ việc đốt vàng mã. Theo cơ quan chức năng, vụ cháy đã thiêu rụi khoảng 1ha rừng thông và nguyên nhân dẫn đến vụ cháy là do người dân thắp hương, đốt vàng mã ở các ngôi mộ tại khu vực này.
Đề phòng cảnh giác
Năm nào trước, trong và sau Tết Nguyên đán, việc đốt vàng mã cũng tăng cao. Không chỉ ở các hộ gia đình mà các cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp cũng tổ chức đốt vàng mã, nhang đèn. Sở Cảnh sát PCCC khuyến cáo, người dân tuyệt đối không đốt vàng mã ở những nơi pháp luật cấm như chợ, trung tâm thương mại, nơi có vật liệu dễ cháy. Tại các hộ gia đình, doanh nghiệp, người dân nên đặt bàn thờ tại nơi không có vật liệu dễ cháy, khi rời khỏi nhà phải tắt nhang đèn.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại vàng mã lớn như nhà, xe hơi... Những loại này khi đốt có nguy cơ gây cháy rất cao, người dân không nên sử dụng. Cũng theo cơ quan này khuyến cáo người dân cần hết sức chú ý khi đốt vàng mã: khi đốt nên đốt trong thùng kim loại để tránh tàn lửa bay, tuyệt đối tránh xa những nơi có nguy cơ bắt lửa và không để trẻ em trông coi việc đốt. Đốt xong phải dập tắt hoàn toàn tàn lửa.
https://scontent-a-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/s403x403/1557482_648559281868527_424209789_n.jpg
GS.TS Ngô Đức Thịnh (ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng dân gian) từng cho rằng: "Đốt vàng mã là một hành động trong nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng dựa trên quan niệm và phong tục tập quán có từ xưa. Khi quan niệm còn thì hành động còn do quan niệm trần sao âm vậy, tức là con người khi sống cần gì thì con người khi mất đi, linh hồn cũng như vậy, người ta mới đặt ra các nghi lễ dâng cúng rồi đốt đi. Tuy nhiên, người dân làm quá nhiều, gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường thì phải ngăn chặn. Nhưng không vì thế mà cấm cả xã hội, làm sao để người dân ý thức, hạn chế trong không gian tín ngưỡng là được".
Do diện tích đất ở chât chội nên hầu hết mọi người dân đều mang vàng mã ra đường đốt. Lửa, khói và mã sau khi "hóa" xong cũng theo gió bay tứ tung. Nhiều hộ đốt số lượng lớn gây khó chịu, ngột ngạt cho người đi đường.
Chị Mai Hà (quận Hoàng Mai) đưa con đi mua sắm thì gặp sự cố từ việc đốt vàng mã này. Chị cho biết, bé Na nhà chị ngồi sau mẹ đang hát líu lo, đúng lúc chị đi ngang qua chỗ đốt vàng mã ngoài đường của một gia đình. Gió bất ngờ thổi bay tàn tro nên miệng, mũi bé Na hít phải khá nhiều. "Con bé ho sặc sụa mà mình cũng không dám trách người ta", chị Mai bức xúc.
Còn nhớ cách đây không lâu, một ngôi nhà trên đường Kim Mã, quận Ba Đình đã gặp nguy hiểm từ việc đốt vàng mã này. Đó là sự việc xảy ra vào chiều 3.7, bà Nguyễn Thị Hồng Yến sau khi hóa vàng ở trên tầng 4 đã bất cẩn khi bỏ xuống nhà trong khi lửa vẫn cháy. Ngọn gió to thổi lửa tạt sang các bao đựng tiền vàng và hàng mã xung quanh rồi bắt lửa và bốc cháy dữ dội.
Sau 10 phút, khi ngọn lửa đã bao trùm khắp khu vực này thì những gia đình hàng xóm mới hô hoán để gia đình bà Yến chạy lên dập lửa, đồng thời gọi điện báo cho lực lượng cảnh sát PCCC TP Hà Nội. 2 xe cứu hỏa đã kịp thời có mặt, nối hơn 200m vòi chữa cháy để khống chế đám cháy trên tầng cao chưa đầy 10 phút sau đó.
Trường hợp tương tự xảy ra ngày 26.8, lửa bùng phát từ căn nhà nằm giữa phố Hồng Hà và phố Vọng Hà (phường Hàm Tử Quan, Chương Dương, Hà Nội) sau đó lan rộng ra toàn khu dân cư. Do đa phần nhà dân ở đây xây dựng theo kết cấu gỗ nên lửa lan rất nhanh ra cả khu dân cư phía trong cũng như gần mặt đường Hồng Hà.
Nhiều người dân sống cạnh khu vực cháy cho biết, nguyên nhân vụ cháy là do gia đình ở căn nhà gỗ nói trên đốt nhiều vàng mã làm lửa bén vào sàn gỗ, nổ bình ga, gây hỏa hoạn. Sau đó ngọn lửa bùng phát dữ dội ra những ngôi nhà chung quanh. Hậu quả toàn bộ 20 nhà trong dãy nhà gỗ tập thể nằm giữa phố Hồng Hà và phố Vọng Hà bị lửa thiêu rụi. Dãy nhà phía trước phố Hồng Hà (từ nhà số 637 đến 667) cũng bị ngọn lửa lan vào, thiêu rụi nhiều đồ đạc. Cụ Hoàng Thị Răm (SN 1921, ở phòng 21C8) mắc kẹt bên trong hơn giờ đã tử vong.
Không chỉ dừng lại ở đó, sự việc cháy rừng thông trên núi Thiên Thai (phường An Tây, TP.Huế) ngày 1.8 cũng gióng lên hồi chuông báo động từ việc đốt vàng mã. Theo cơ quan chức năng, vụ cháy đã thiêu rụi khoảng 1ha rừng thông và nguyên nhân dẫn đến vụ cháy là do người dân thắp hương, đốt vàng mã ở các ngôi mộ tại khu vực này.
Đề phòng cảnh giác
Năm nào trước, trong và sau Tết Nguyên đán, việc đốt vàng mã cũng tăng cao. Không chỉ ở các hộ gia đình mà các cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp cũng tổ chức đốt vàng mã, nhang đèn. Sở Cảnh sát PCCC khuyến cáo, người dân tuyệt đối không đốt vàng mã ở những nơi pháp luật cấm như chợ, trung tâm thương mại, nơi có vật liệu dễ cháy. Tại các hộ gia đình, doanh nghiệp, người dân nên đặt bàn thờ tại nơi không có vật liệu dễ cháy, khi rời khỏi nhà phải tắt nhang đèn.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại vàng mã lớn như nhà, xe hơi... Những loại này khi đốt có nguy cơ gây cháy rất cao, người dân không nên sử dụng. Cũng theo cơ quan này khuyến cáo người dân cần hết sức chú ý khi đốt vàng mã: khi đốt nên đốt trong thùng kim loại để tránh tàn lửa bay, tuyệt đối tránh xa những nơi có nguy cơ bắt lửa và không để trẻ em trông coi việc đốt. Đốt xong phải dập tắt hoàn toàn tàn lửa.
https://scontent-a-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/s403x403/1557482_648559281868527_424209789_n.jpg
GS.TS Ngô Đức Thịnh (ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng dân gian) từng cho rằng: "Đốt vàng mã là một hành động trong nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng dựa trên quan niệm và phong tục tập quán có từ xưa. Khi quan niệm còn thì hành động còn do quan niệm trần sao âm vậy, tức là con người khi sống cần gì thì con người khi mất đi, linh hồn cũng như vậy, người ta mới đặt ra các nghi lễ dâng cúng rồi đốt đi. Tuy nhiên, người dân làm quá nhiều, gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường thì phải ngăn chặn. Nhưng không vì thế mà cấm cả xã hội, làm sao để người dân ý thức, hạn chế trong không gian tín ngưỡng là được".