Khanh114
12-31-2013, 07:54 PM
1. Một số vụ chữa cháy điển hình lực lượng CSPCCC
a) Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1986
* Chữa cháy trận địa tên lửa và pháo phòng không tại Đồng Giao, Ninh Bình ngày 8/6/1965 của đội PCCC Hoa Lư, Ty Công an Ninh Bình
Ngày 8/6/1965, máy bay Mỹ đánh phá trận địa tên lửa và pháo phòng không tại Đồng Giao, Ninh Bình. Đơn vị PCCC Ninh Bình đã xuất 01 xe và 10 cán bộ chiến sỹ do đồng chí Mai Huy Bổng chỉ huy dùng sức mạnh của lăng A cắt đứt luồng nhiên liệu tên lửa đang bị cháy để chuyển tên lửa ra ngoài. Phương pháp chữa cháy này đã mở ra chiến thuật chữa cháy tên lửa và đã được nhiều đơn vị PCCC áp dụng có hiệu quả. Với chiến công đó, Đơn vị PCCC Hoa Lư, Ty Công an Ninh Bình được tặng Huân chương Chiến công Hạng nhất và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 01/01/1967.
* Chữa cháy tàu Alecxandra của Liên Xô chở hàng viện trợ ở cảng Hải Phòng
Tàu Alecxandra có trọng tải 12.000 tấn, mang quốc tịch Liên Xô cũ, neo đậu ở cảng Hải Phòng vào cuối tháng 7/1965. Chiều 5/8/1960, tàu Alecxandra chở khoảng 2.000 tấn phân đạm NO3NH4 bị bốc cháy tạo thành một cột khói màu da cam cao khoảng 50m. Sau đó, cột khói tỏa rộng trên bầu trời thành phố Hải Phòng và khu vực cảng. Ngay khi biết tin, Đội PCCC Sở Công an Hải Phòng đã điều động toàn bộ cán bộ chiến sỹ và phương tiện chữa cháy đến địa điểm tàu Alecxandra đang neo đậu. Tham gia cứu chữa còn có tàu cứu hộ của Liên Xô và bản thân tàu Alecxandra cũng tự cứu chữa bằng những thiết bị PCCC của mình. Nhờ tập trung lực lượng và phương tiện cứu chữa, 02giờ sau đám cháy được dập tắt. Trong trận chiến đấu này, hai đồng chí là Nguyễn Đình Thành và Đỗ Quang Thịnh, cán bộ chiến sỹ Phòng Cảnh sát PCCC Sở Công an Hải Phòng đã dũng cảm hy sinh.
* Chữa cháy kho xăng dầu Thượng Lý, Hải Phòng năm 1972
2h sáng ngày 10/4/1972, nhiều tốp máy bay đánh phá vào kho xăng Thượng Lý, Hải Phòng làm lửa bùng cháy dữ dội. Đội PCCC Sở Công an Hải Phòng đã điều động 03 xe chữa cháy và được sự hỗ trợ của một xe chữa cháy của Đội PCCC Ty Công an Hải Hưng để tập trung dập tắt từng bể xăng dầu dưới bom đạn máy bay Mỹ. Sau hai giờ vật lộn với khói lửa đạn bom, lửa tại toàn bộ kho xăng Thượng Lý đã được dập tắt. Đơn vị PCCC Sở Công an Hải Phòng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 02/9/1973.
* Hai lần chữa cháy Tổng kho xăng dầu Đức Giang năm 1966 và 1972
Lần thứ nhất: lúc 12h, ngày 29/6/1966, không quân Mỹ đánh phá vào Tổng kho xăng Đức Giang làm một số thiết bị vỡ và một số bể khác bị mảnh bom xuyên thủng. Xăng dầu tràn ra làm thành một đám cháy dự dội. Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội chỉ thị phải bằng mọi biện pháp dập tắt đám cháy trong đêm, không để cháy sang ngày hôm sau. Phòng PCCC Sở Công an Hà Nội đã điều động 12 xe, Cục Cảnh sát PCCC huy động thêm 8 xe của Hà Bắc, Hà Tây, Hải Hưng và Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát PCCC tham gia chữa cháy. Công tác chữa cháy ở đây chủ yếu sử dụng nước. Lực lượng chữa cháy dùng lăng A, B cắt các vòi xăng phun bị cháy, làm lạnh các bể đang cháy, bảo vệ chiến sỹ chữa cháy và chia cắt từng cụm dứt điểm, dùng dẻ, que gỗ nút các lỗ thủng trong điều kiện nóng rát, khói đen mù mịt. Đến 5h15phút ngày hôm sau, đám cháy lớn được dập tắt hoàn toàn, cứu được 12 bể xăng lớn và hàng ngàn phuy xăng với gần 25 triệu lít xăng dầu. Sau trận chiếu đấu này, lực lượng Cảnh sát PCCC Thủ đô đã được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, trong đó có 4 điều Người dạy đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát PCCC, đó là:
1. Phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, tự mãn.
2. Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất kỳ trong tình hình nào, để bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân.
3. Phải không ngừng học tập, nghiên cứu phát huy sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm để tiến bộ hơn nữa trong việc PCCC.
4. Phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày càng tiến bộ để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng chí.
Lần thứ hai: Hồi 15h ngày 16/4/1972, nhiều tốp máy bay Mỹ đến đánh phá kho xăng dầu Đức Giang và kho kim khí hóa chất Đức Giang. Phòng PCCC Sở Công an Hà Nội đã tập trung toàn bộ lực lượng, phương tiện dưới sự chỉ đạo của Thiếu tá Trưởng phòng Đinh Mười và Đại úy Phó Trưởng phòng Bùi Văn Hoàn. Bom bi của địch đánh trúng kho xăng làm nhiều bể bị nổ tung, xăng phun ra thành vòi lửa dài hàng trăm mét. Lực lượng Cảnh sát PCCC đã dùng lăng A để cắt ngọn lửa. Đến sáng ngày hôm sau, đám cháy cơ bản được dập tắt.
* Chiến đấu với giặc lửa trong 12 ngày đêm máy bay B52 đánh phá Hà Nội
Trong trận Điện Biên Phủ trên không ở Hà Nội, máy bay địch tập trung đánh phá khu vực điểm Đông Anh, ga Yên Viên. Đội PCCC Lộc Hà Sở Công an Hà Nội do đồng chí Đào Văn Phê là đội trưởng đã ngày đêm chữa cháy liên tục, không quản hy sinh gian khổ. Đang chữa cháy, máy bay địch đánh trúng đội hình làm hỏng 1 xe chữa cháy, nhưng lực lượng Cảnh sát PCCC đã dũng cảm chiến đấu cứu được nhiều xăng dầu và hàng hóa trong kho. Với những thành tích chiến đấu xuất sắc, đội PCCC Lộc Hà đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 2/9/1973.
* Vụ cháy lò vỉa 7 mỏ than Vàng Danh – Quảng Ninh
Ngày 3/3/1985, xảy cháy Vỉa 7 mỏ than Vàng Danh, Quảng Ninh. Đây là đám cháy lớn, phức tạp, có nguy cơ cháy lan toàn bộ vỉa 7 và lan sang các vỉa khác; điểm cháy nằm sâu trong lòng đất, cách cửa lò 520-580m, cách mặt nước biển +260m.
Trước tình hình như vậy, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Điện than, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức chữa cháy, huy động 48 xe các loại và 222 người sử dụng hết 2.699m3 nước để chữa cháy.
Chiến thuật chữa cháy: Ban đầu đưa ra phương án đánh sập lò, chờ khi lửa tắt thì khôi phục lại, đánh giá phương án này không khả thi và hiệu quả thấp nên đã quyết định phương án dùng mặt nạ phòng độc, đưa lăng phun vào tiếp cận ngọn lửa để chữa cháy, đây là phương án tối ưu nhất, rẻ tiền nhất lại nhanh chóng khôi phục sản xuất. Cuộc chiến đấu diễn ra không ngừng, lực lượng PCCC đã phun nước trực tiếp vào vùng cháy, đào bới than ra để chữa cháy đồng thời kết hợp sáng kiến bịt kín các cửa hút gió từ ngoài vào lò, đưa nước từ cửa thượng lò dẫn nước xuống vùng cháy. Để có nước chữa cháy các lực lượng tham gia chữa cháy đã phải ngăn một con đập để đưa nước suối rồi dùng máy bơm công suất lớn cung cấp nước cho xe chữa cháy. Sau 10 ngày chiến đấu, 5h sáng ngày 13/3/1985 đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Để dành được chiến công này đã có rất nhiều chiến sỹ bị ngất (không có ai bị thương).
Hiệu quả chữa cháy: không phải đánh sập lò, rút ngắn thời gian khôi phục lò, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, cứu được những vỉa than có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất của Việt Nam.
b) Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Bước vào thời kỳ đổi mới, lực lượng CSPCCC đã khắc phục tình trạng thiếu lực lượng, phương tiện và tổ chức tốt công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu, kịp thời chữa cháy, chữa cháy có hiệu quả nên trung bình hàng năm số lượng tài sản mà lực lượng Cảnh sát PCCC cứu được trị giá từ 2000 - 3000 tỷ đồng. Nhiều vụ chữa cháy được các cấp lãnh đạo, các cấp, các ngành và nhân dân đánh giá cao, điển hình như: Vụ chữa cháy các kho đạn ở Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Đà Nẵng; vụ chữa cháy tàu ở Cẩm Phả (Quảng Ninh); các vụ chữa cháy chợ Vinh (Nghệ An), chợ Sắt (Hải Phòng); vụ chữa cháy bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) đã bảo vệ an toàn cho khu nhà bệnh nhân; các vụ chữa cháy khu tập thể Bộ Thuỷ Lợi, phường Chương Dương (Hà Nội), xí nghiệp giầy da xuất khẩu Hiệp Hưng (TP Hồ Chí Minh), khu dân cư phường Lạc Đạo, thị xã Phan Thiết (Bình Thuận), khu dân cư ở TP Nha Trang (Khánh Hoà), công ty Visingpack ở TP Hồ Chí Minh; gần đây nhất là vụ chữa cháy rừng U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang và U Minh Hạ tỉnh Cà Mau và chữa cháy cứu người bị nạn tại tòa nhà chung cư cao tầng JSC 34 Thanh Xuân, Hà Nội. Cụ thể:
* Đối mặt với giặc lửa ở rừng U Minh
Ngày 24.3.2002, xảy ra cháy tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang. Điểm cháy từ khu rừng có lớp than bùn và thực bì dày 1 đến 1,5m, phía trên là chàm và cây dây leo khô kiệt do nắng nóng nên lửa cháy cả trên mặt đất và dưới lòng đất. Lửa ngày càng cháy dữ dội, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của địa phương nên đã phải yêu cầu Trung ương chi viện. Ngay sau khi nhận được sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát về việc huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy rừng, ngày 2.4.2002, đoàn công tác của Cục Cảnh sát PCCC (do đồng chí Đại tá Bùi Văn Ngần, Cục trưởng dẫn đầu) đã lập tức đến U Minh Thượng để tham gia chỉ huy chữa cháy (Ban chỉ đạo chữa cháy rừng U Minh do lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang làm trưởng ban).
Tham gia chữa cháy có 150 cán bộ chiến sĩ chữa cháy và 200 cán bộ chiến sĩ của Cảnh sát cơ động, 50 máy bơm chữa cháy, 18 xe chữa cháy các loại và nhiều trang thiết bị chữa cháy khác của Công an 15 tỉnh từ Đồng Nai đến miền Tây Nam bộ.
Trước tình hình đám cháy lớn, phức tạp trong điều kiện thiếu phương tiện, không có nước để chữa cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC đã nghiên cứu ra phương án chữa cháy táo bạo và khoa học là đánh thẳng vào mặt lửa bằng cách tổ chức đào kênh từ ngoài xuyên vào đám cháy vừa để ngăn cháy, vừa để dẫn nước vào phục vụ chữa cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC triển khai lực lượng và phương tiện dập cháy đến đâu, lực lượng quân đội và Cảnh sát cơ động chặt cây phát quang tạo hành lang an toàn đến đó.
Đến 14 giờ ngày 18.4.2002, đám cháy tại rừng U Minh Thượng đã được khống chế, không còn khả năng lan ra các khu vực khác.
Trong những ngày chữa cháy tại rừng U Minh, nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đã trực tiếp đến kiểm tra công tác chữa cháy rừng, động viên, khen ngợi các lực lượng chữa cháy trong đó có Cảnh sát PCCC đã mưu trí, dũng cảm, cứu được nhiều ha rừng. Đồng chí Trương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định: “Nếu không có lực lượng Cảnh sát PCCC thì khó mà giữ được một diện tích rừng lớn như vậy. Lúc đầu chúng tôi cũng còn băn khoăn về phương án đánh thẳng mặt lửa mà các anh trong ban lãnh đạo Cục Cảnh sát PCCC đưa ra, nhưng đến bây giờ thì thấy rất có hiệu quả”
Kết quả, đã cứu được 5.593 ha rừng tràm của vườn quốc gia U Minh Thượng (trong đó có 1.000 ha rừng nguyên sinh), hơn 13.000 ha rừng đệm thuộc rừng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang và 36.771 ha rừng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau, trong đó có khu rừng đặc dụng Vồ Dơi với diện tích 4.000 ha.
* Vụ cháy tại chung cư JSC 34, đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội:
Vào hồi 18 giờ 08 phút ngày 10/3/2010 xảy ra cháy ống thu rác của đơn nguyên A tòa nhà JSC 34, ngõ 164, đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội. Chung cư JSC 34 thuộc Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 34. Nhà đơn nguyên A có 18 tầng, 1 tầng hầm, diện tích mặt bằng sàn 467m2/sàn, gồm 180 căn hộ.
Ngay sau khi nhận được tin báo cháy, PC66 Hà Nội đã điều động 08 xe (gồm 02 xe thang, 04 xe chữa cháy, 02 xe téc) cùng các đơn vị Cảnh sát Giao thông, Công an sở tại, Ban chỉ huy quân sự quận Thanh Xuân, Trung tâm y tế 115, Ban quản lý tòa nhà... tổ chức chữa cháy, cứu người bị nạn.
Trong quá trình tổ chức cứu chữa, lực lượng Cảnh sát PCCC Hà Nội đã sử dụng 02 xe thang để cứu người tại các tầng của tòa nhà và cõng, dìu, đưa được 44 người bị nạn (gồm 2 người nước ngoài, 42 người là người già, phụ nữ và trẻ em) không có khả năng tự thoát ra nơi an toàn, đồng thời tổ chức hướng dẫn cho hầu hết những người còn lại trong tòa nhà thoát ra khu vực an toàn. Sau 30 phút nỗ lực cứu chữa, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn. Tuy nhiên, đám cháy đã làm 02 người chết do ngạt khói là chị Vương Phương Lan (SN 1967) và con trai Lưu Gia Minh (sinh năm 2000) ở tại phòng số 1810. Nguyên nhân cháy là do người dân của khu chung cư vứt than tổ ong đang cháy dở vào đường ống xả rác của tòa nhà gây ra cháy.
Nhờ thành tích xuất sắc trong chữa cháy và cứu người bị nạn trong đám cháy, UBND thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 3 tập thể gồm Đội Cảnh sát PCCC Ba Đình, Từ Liêm và Hà Đông. Giám đốc Công an thành phố Hà Nội tặng Giấy khen cho 17 cá nhân của Phòng Cảnh sát PCCC Hà Nội.
2. Phần thưởng cao quý của lực lượng Cảnh sát PCCC
a) 15 đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang
- Đội PCCC Hoa Lư, Ty Công an Ninh Bình (01/01/1967)
- Đội PCCC Hồng Gai, Ty Công an Quảng Ninh (01/01/1967)
- Đội PCCC Lộc Hà, Sở Công an Hà Nội (02/9/1973)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Ty Công an Quảng Bình (02/9/1973)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Sở Công an TP Hải Phòng (02/9/1973)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Ty Công an Thanh Hóa (02/9/1973)
- Phòng Tổ chức công tác chữa cháy (nay là Phòng Phòng Công tác chữa cháy) – Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (29/8/1985)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Nghệ An (03/8/1985)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Hải Dương (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Cần Thơ (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Hà Tĩnh (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Nam Định (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Hà Nam (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Long An (29/8/2000)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Thái Bình (01/9/2000)
b) Các phần thưởng cao quý khác
* Cục Cảnh sát PCCC và CNCH được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:
- 01 Huân chương Hồ Chí Minh năm 2006
- 01 Huân chương chiến công Hạng Ba năm 2007
* Toàn lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH:
- 01 Huân chương Quân công hạng Nhất năm 1981
- 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 1996
- 01 Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001.
a) Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1986
* Chữa cháy trận địa tên lửa và pháo phòng không tại Đồng Giao, Ninh Bình ngày 8/6/1965 của đội PCCC Hoa Lư, Ty Công an Ninh Bình
Ngày 8/6/1965, máy bay Mỹ đánh phá trận địa tên lửa và pháo phòng không tại Đồng Giao, Ninh Bình. Đơn vị PCCC Ninh Bình đã xuất 01 xe và 10 cán bộ chiến sỹ do đồng chí Mai Huy Bổng chỉ huy dùng sức mạnh của lăng A cắt đứt luồng nhiên liệu tên lửa đang bị cháy để chuyển tên lửa ra ngoài. Phương pháp chữa cháy này đã mở ra chiến thuật chữa cháy tên lửa và đã được nhiều đơn vị PCCC áp dụng có hiệu quả. Với chiến công đó, Đơn vị PCCC Hoa Lư, Ty Công an Ninh Bình được tặng Huân chương Chiến công Hạng nhất và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 01/01/1967.
* Chữa cháy tàu Alecxandra của Liên Xô chở hàng viện trợ ở cảng Hải Phòng
Tàu Alecxandra có trọng tải 12.000 tấn, mang quốc tịch Liên Xô cũ, neo đậu ở cảng Hải Phòng vào cuối tháng 7/1965. Chiều 5/8/1960, tàu Alecxandra chở khoảng 2.000 tấn phân đạm NO3NH4 bị bốc cháy tạo thành một cột khói màu da cam cao khoảng 50m. Sau đó, cột khói tỏa rộng trên bầu trời thành phố Hải Phòng và khu vực cảng. Ngay khi biết tin, Đội PCCC Sở Công an Hải Phòng đã điều động toàn bộ cán bộ chiến sỹ và phương tiện chữa cháy đến địa điểm tàu Alecxandra đang neo đậu. Tham gia cứu chữa còn có tàu cứu hộ của Liên Xô và bản thân tàu Alecxandra cũng tự cứu chữa bằng những thiết bị PCCC của mình. Nhờ tập trung lực lượng và phương tiện cứu chữa, 02giờ sau đám cháy được dập tắt. Trong trận chiến đấu này, hai đồng chí là Nguyễn Đình Thành và Đỗ Quang Thịnh, cán bộ chiến sỹ Phòng Cảnh sát PCCC Sở Công an Hải Phòng đã dũng cảm hy sinh.
* Chữa cháy kho xăng dầu Thượng Lý, Hải Phòng năm 1972
2h sáng ngày 10/4/1972, nhiều tốp máy bay đánh phá vào kho xăng Thượng Lý, Hải Phòng làm lửa bùng cháy dữ dội. Đội PCCC Sở Công an Hải Phòng đã điều động 03 xe chữa cháy và được sự hỗ trợ của một xe chữa cháy của Đội PCCC Ty Công an Hải Hưng để tập trung dập tắt từng bể xăng dầu dưới bom đạn máy bay Mỹ. Sau hai giờ vật lộn với khói lửa đạn bom, lửa tại toàn bộ kho xăng Thượng Lý đã được dập tắt. Đơn vị PCCC Sở Công an Hải Phòng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 02/9/1973.
* Hai lần chữa cháy Tổng kho xăng dầu Đức Giang năm 1966 và 1972
Lần thứ nhất: lúc 12h, ngày 29/6/1966, không quân Mỹ đánh phá vào Tổng kho xăng Đức Giang làm một số thiết bị vỡ và một số bể khác bị mảnh bom xuyên thủng. Xăng dầu tràn ra làm thành một đám cháy dự dội. Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội chỉ thị phải bằng mọi biện pháp dập tắt đám cháy trong đêm, không để cháy sang ngày hôm sau. Phòng PCCC Sở Công an Hà Nội đã điều động 12 xe, Cục Cảnh sát PCCC huy động thêm 8 xe của Hà Bắc, Hà Tây, Hải Hưng và Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát PCCC tham gia chữa cháy. Công tác chữa cháy ở đây chủ yếu sử dụng nước. Lực lượng chữa cháy dùng lăng A, B cắt các vòi xăng phun bị cháy, làm lạnh các bể đang cháy, bảo vệ chiến sỹ chữa cháy và chia cắt từng cụm dứt điểm, dùng dẻ, que gỗ nút các lỗ thủng trong điều kiện nóng rát, khói đen mù mịt. Đến 5h15phút ngày hôm sau, đám cháy lớn được dập tắt hoàn toàn, cứu được 12 bể xăng lớn và hàng ngàn phuy xăng với gần 25 triệu lít xăng dầu. Sau trận chiếu đấu này, lực lượng Cảnh sát PCCC Thủ đô đã được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, trong đó có 4 điều Người dạy đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát PCCC, đó là:
1. Phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, tự mãn.
2. Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất kỳ trong tình hình nào, để bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân.
3. Phải không ngừng học tập, nghiên cứu phát huy sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm để tiến bộ hơn nữa trong việc PCCC.
4. Phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày càng tiến bộ để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng chí.
Lần thứ hai: Hồi 15h ngày 16/4/1972, nhiều tốp máy bay Mỹ đến đánh phá kho xăng dầu Đức Giang và kho kim khí hóa chất Đức Giang. Phòng PCCC Sở Công an Hà Nội đã tập trung toàn bộ lực lượng, phương tiện dưới sự chỉ đạo của Thiếu tá Trưởng phòng Đinh Mười và Đại úy Phó Trưởng phòng Bùi Văn Hoàn. Bom bi của địch đánh trúng kho xăng làm nhiều bể bị nổ tung, xăng phun ra thành vòi lửa dài hàng trăm mét. Lực lượng Cảnh sát PCCC đã dùng lăng A để cắt ngọn lửa. Đến sáng ngày hôm sau, đám cháy cơ bản được dập tắt.
* Chiến đấu với giặc lửa trong 12 ngày đêm máy bay B52 đánh phá Hà Nội
Trong trận Điện Biên Phủ trên không ở Hà Nội, máy bay địch tập trung đánh phá khu vực điểm Đông Anh, ga Yên Viên. Đội PCCC Lộc Hà Sở Công an Hà Nội do đồng chí Đào Văn Phê là đội trưởng đã ngày đêm chữa cháy liên tục, không quản hy sinh gian khổ. Đang chữa cháy, máy bay địch đánh trúng đội hình làm hỏng 1 xe chữa cháy, nhưng lực lượng Cảnh sát PCCC đã dũng cảm chiến đấu cứu được nhiều xăng dầu và hàng hóa trong kho. Với những thành tích chiến đấu xuất sắc, đội PCCC Lộc Hà đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 2/9/1973.
* Vụ cháy lò vỉa 7 mỏ than Vàng Danh – Quảng Ninh
Ngày 3/3/1985, xảy cháy Vỉa 7 mỏ than Vàng Danh, Quảng Ninh. Đây là đám cháy lớn, phức tạp, có nguy cơ cháy lan toàn bộ vỉa 7 và lan sang các vỉa khác; điểm cháy nằm sâu trong lòng đất, cách cửa lò 520-580m, cách mặt nước biển +260m.
Trước tình hình như vậy, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Điện than, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức chữa cháy, huy động 48 xe các loại và 222 người sử dụng hết 2.699m3 nước để chữa cháy.
Chiến thuật chữa cháy: Ban đầu đưa ra phương án đánh sập lò, chờ khi lửa tắt thì khôi phục lại, đánh giá phương án này không khả thi và hiệu quả thấp nên đã quyết định phương án dùng mặt nạ phòng độc, đưa lăng phun vào tiếp cận ngọn lửa để chữa cháy, đây là phương án tối ưu nhất, rẻ tiền nhất lại nhanh chóng khôi phục sản xuất. Cuộc chiến đấu diễn ra không ngừng, lực lượng PCCC đã phun nước trực tiếp vào vùng cháy, đào bới than ra để chữa cháy đồng thời kết hợp sáng kiến bịt kín các cửa hút gió từ ngoài vào lò, đưa nước từ cửa thượng lò dẫn nước xuống vùng cháy. Để có nước chữa cháy các lực lượng tham gia chữa cháy đã phải ngăn một con đập để đưa nước suối rồi dùng máy bơm công suất lớn cung cấp nước cho xe chữa cháy. Sau 10 ngày chiến đấu, 5h sáng ngày 13/3/1985 đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Để dành được chiến công này đã có rất nhiều chiến sỹ bị ngất (không có ai bị thương).
Hiệu quả chữa cháy: không phải đánh sập lò, rút ngắn thời gian khôi phục lò, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, cứu được những vỉa than có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất của Việt Nam.
b) Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Bước vào thời kỳ đổi mới, lực lượng CSPCCC đã khắc phục tình trạng thiếu lực lượng, phương tiện và tổ chức tốt công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu, kịp thời chữa cháy, chữa cháy có hiệu quả nên trung bình hàng năm số lượng tài sản mà lực lượng Cảnh sát PCCC cứu được trị giá từ 2000 - 3000 tỷ đồng. Nhiều vụ chữa cháy được các cấp lãnh đạo, các cấp, các ngành và nhân dân đánh giá cao, điển hình như: Vụ chữa cháy các kho đạn ở Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Đà Nẵng; vụ chữa cháy tàu ở Cẩm Phả (Quảng Ninh); các vụ chữa cháy chợ Vinh (Nghệ An), chợ Sắt (Hải Phòng); vụ chữa cháy bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) đã bảo vệ an toàn cho khu nhà bệnh nhân; các vụ chữa cháy khu tập thể Bộ Thuỷ Lợi, phường Chương Dương (Hà Nội), xí nghiệp giầy da xuất khẩu Hiệp Hưng (TP Hồ Chí Minh), khu dân cư phường Lạc Đạo, thị xã Phan Thiết (Bình Thuận), khu dân cư ở TP Nha Trang (Khánh Hoà), công ty Visingpack ở TP Hồ Chí Minh; gần đây nhất là vụ chữa cháy rừng U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang và U Minh Hạ tỉnh Cà Mau và chữa cháy cứu người bị nạn tại tòa nhà chung cư cao tầng JSC 34 Thanh Xuân, Hà Nội. Cụ thể:
* Đối mặt với giặc lửa ở rừng U Minh
Ngày 24.3.2002, xảy ra cháy tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang. Điểm cháy từ khu rừng có lớp than bùn và thực bì dày 1 đến 1,5m, phía trên là chàm và cây dây leo khô kiệt do nắng nóng nên lửa cháy cả trên mặt đất và dưới lòng đất. Lửa ngày càng cháy dữ dội, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của địa phương nên đã phải yêu cầu Trung ương chi viện. Ngay sau khi nhận được sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát về việc huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy rừng, ngày 2.4.2002, đoàn công tác của Cục Cảnh sát PCCC (do đồng chí Đại tá Bùi Văn Ngần, Cục trưởng dẫn đầu) đã lập tức đến U Minh Thượng để tham gia chỉ huy chữa cháy (Ban chỉ đạo chữa cháy rừng U Minh do lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang làm trưởng ban).
Tham gia chữa cháy có 150 cán bộ chiến sĩ chữa cháy và 200 cán bộ chiến sĩ của Cảnh sát cơ động, 50 máy bơm chữa cháy, 18 xe chữa cháy các loại và nhiều trang thiết bị chữa cháy khác của Công an 15 tỉnh từ Đồng Nai đến miền Tây Nam bộ.
Trước tình hình đám cháy lớn, phức tạp trong điều kiện thiếu phương tiện, không có nước để chữa cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC đã nghiên cứu ra phương án chữa cháy táo bạo và khoa học là đánh thẳng vào mặt lửa bằng cách tổ chức đào kênh từ ngoài xuyên vào đám cháy vừa để ngăn cháy, vừa để dẫn nước vào phục vụ chữa cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC triển khai lực lượng và phương tiện dập cháy đến đâu, lực lượng quân đội và Cảnh sát cơ động chặt cây phát quang tạo hành lang an toàn đến đó.
Đến 14 giờ ngày 18.4.2002, đám cháy tại rừng U Minh Thượng đã được khống chế, không còn khả năng lan ra các khu vực khác.
Trong những ngày chữa cháy tại rừng U Minh, nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đã trực tiếp đến kiểm tra công tác chữa cháy rừng, động viên, khen ngợi các lực lượng chữa cháy trong đó có Cảnh sát PCCC đã mưu trí, dũng cảm, cứu được nhiều ha rừng. Đồng chí Trương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định: “Nếu không có lực lượng Cảnh sát PCCC thì khó mà giữ được một diện tích rừng lớn như vậy. Lúc đầu chúng tôi cũng còn băn khoăn về phương án đánh thẳng mặt lửa mà các anh trong ban lãnh đạo Cục Cảnh sát PCCC đưa ra, nhưng đến bây giờ thì thấy rất có hiệu quả”
Kết quả, đã cứu được 5.593 ha rừng tràm của vườn quốc gia U Minh Thượng (trong đó có 1.000 ha rừng nguyên sinh), hơn 13.000 ha rừng đệm thuộc rừng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang và 36.771 ha rừng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau, trong đó có khu rừng đặc dụng Vồ Dơi với diện tích 4.000 ha.
* Vụ cháy tại chung cư JSC 34, đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội:
Vào hồi 18 giờ 08 phút ngày 10/3/2010 xảy ra cháy ống thu rác của đơn nguyên A tòa nhà JSC 34, ngõ 164, đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội. Chung cư JSC 34 thuộc Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 34. Nhà đơn nguyên A có 18 tầng, 1 tầng hầm, diện tích mặt bằng sàn 467m2/sàn, gồm 180 căn hộ.
Ngay sau khi nhận được tin báo cháy, PC66 Hà Nội đã điều động 08 xe (gồm 02 xe thang, 04 xe chữa cháy, 02 xe téc) cùng các đơn vị Cảnh sát Giao thông, Công an sở tại, Ban chỉ huy quân sự quận Thanh Xuân, Trung tâm y tế 115, Ban quản lý tòa nhà... tổ chức chữa cháy, cứu người bị nạn.
Trong quá trình tổ chức cứu chữa, lực lượng Cảnh sát PCCC Hà Nội đã sử dụng 02 xe thang để cứu người tại các tầng của tòa nhà và cõng, dìu, đưa được 44 người bị nạn (gồm 2 người nước ngoài, 42 người là người già, phụ nữ và trẻ em) không có khả năng tự thoát ra nơi an toàn, đồng thời tổ chức hướng dẫn cho hầu hết những người còn lại trong tòa nhà thoát ra khu vực an toàn. Sau 30 phút nỗ lực cứu chữa, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn. Tuy nhiên, đám cháy đã làm 02 người chết do ngạt khói là chị Vương Phương Lan (SN 1967) và con trai Lưu Gia Minh (sinh năm 2000) ở tại phòng số 1810. Nguyên nhân cháy là do người dân của khu chung cư vứt than tổ ong đang cháy dở vào đường ống xả rác của tòa nhà gây ra cháy.
Nhờ thành tích xuất sắc trong chữa cháy và cứu người bị nạn trong đám cháy, UBND thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 3 tập thể gồm Đội Cảnh sát PCCC Ba Đình, Từ Liêm và Hà Đông. Giám đốc Công an thành phố Hà Nội tặng Giấy khen cho 17 cá nhân của Phòng Cảnh sát PCCC Hà Nội.
2. Phần thưởng cao quý của lực lượng Cảnh sát PCCC
a) 15 đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang
- Đội PCCC Hoa Lư, Ty Công an Ninh Bình (01/01/1967)
- Đội PCCC Hồng Gai, Ty Công an Quảng Ninh (01/01/1967)
- Đội PCCC Lộc Hà, Sở Công an Hà Nội (02/9/1973)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Ty Công an Quảng Bình (02/9/1973)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Sở Công an TP Hải Phòng (02/9/1973)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Ty Công an Thanh Hóa (02/9/1973)
- Phòng Tổ chức công tác chữa cháy (nay là Phòng Phòng Công tác chữa cháy) – Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (29/8/1985)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Nghệ An (03/8/1985)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Hải Dương (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Cần Thơ (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Hà Tĩnh (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Nam Định (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Hà Nam (22/7/1998)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Long An (29/8/2000)
- Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Thái Bình (01/9/2000)
b) Các phần thưởng cao quý khác
* Cục Cảnh sát PCCC và CNCH được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:
- 01 Huân chương Hồ Chí Minh năm 2006
- 01 Huân chương chiến công Hạng Ba năm 2007
* Toàn lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH:
- 01 Huân chương Quân công hạng Nhất năm 1981
- 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 1996
- 01 Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001.