Jindo
09-18-2013, 11:50 PM
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST) sẽ được xây dựng vào năm sau tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc ở Hà Nội bằng nguồn vốn ODA, trong đó có 35 triệu USD viện trợ không hoàn lại.
Nhân chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye tới Việt Nam, hai nước đã ký thỏa thuận thành lập Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST) bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, nhằm hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực cao cấp và tăng cường năng lực nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo Cơ quan Hợp tác Hàn Quốc (KOICA), các chuyên gia nước này đã hoàn thành giai đoạn khảo sát nghiên cứu khả thi dự án thành lập V-KIST theo mô hình Viện nghiên cứu hàng đầu Hàn Quốc (KIST). Hai nước sẽ thảo luận các nội dung cần thiết với những bên liên quan để xác định phạm vi thực hiện dự án chi tiết và triển khai vào năm 2014. V-KIST được xây dựng bằng nguồn vốn ODA trong đó vốn viện trợ không hoàn lại là 35 triệu USD.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/092013/11/v-kist.jpg
Mô hình V-KIST tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Trao đổi với PV tháng 11/2012, Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân cho biết, Việt Nam chọn KIST mà không phải viện nghiên cứu khác là do 4 nguyên nhân. Một là, KIST nằm trong top 10 viện nghiên cứu hàng đầu thế giới, nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel về công nghệ thường đến KIST nói chuyện hoặc giảng bài.
Thứ hai, Hàn Quốc với Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Họ xây dựng viện KIST khoảng hơn 10 năm sau chiến tranh Triều Tiên, lúc còn nghèo và gặp rất nhiều khó khăn. Thứ ba, mô hình, cơ chế hoạt động của KIST vẫn mang phong cách các nước phương Tây. Thứ tư, Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt ủng hộ dự án này và Hàn Quốc có thể viện trợ ODA cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc đánh giá viện KIST là cái nôi của khoa học công nghệ nước này. Viện nghiên cứu theo đặt hàng và hầu hết đề tài nghiên cứu đều được ứng dụng ở các tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc. Theo thống kê, các nghiên cứu của KIST đóng góp gần 30% giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp nước này.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, việc xây dựng một viện nghiên cứu theo mô hình KIST sẽ là nơi thí điểm tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhà khoa học, để họ cảm thấy không thua kém so với làm việc ở nước ngoài. Bù lại, họ sẽ tự hào hơn khi tạo ra sản phẩm khoa học chất lượng trên chính quê hương.
KIST (viết tắt của Korea Institute of Science and Technology) được thành lập năm 1966 tại thủ đô Seoul với nhiệm vụ giải quyết những vấn đề bức xúc về kỹ thuật cho sản xuất, hướng Hàn Quốc tới một xã hội phát triển trên nền tảng của các công nghệ hiện đại. KIST cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa ở Hàn Quốc trong những năm 70 - 80.
Năm 2012, trong chuyến thăm Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Chính phủ nước này hỗ trợ Việt Nam thành lập một mô hình như KIST.
Theo VNE
Nhân chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye tới Việt Nam, hai nước đã ký thỏa thuận thành lập Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST) bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, nhằm hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực cao cấp và tăng cường năng lực nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo Cơ quan Hợp tác Hàn Quốc (KOICA), các chuyên gia nước này đã hoàn thành giai đoạn khảo sát nghiên cứu khả thi dự án thành lập V-KIST theo mô hình Viện nghiên cứu hàng đầu Hàn Quốc (KIST). Hai nước sẽ thảo luận các nội dung cần thiết với những bên liên quan để xác định phạm vi thực hiện dự án chi tiết và triển khai vào năm 2014. V-KIST được xây dựng bằng nguồn vốn ODA trong đó vốn viện trợ không hoàn lại là 35 triệu USD.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/092013/11/v-kist.jpg
Mô hình V-KIST tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Trao đổi với PV tháng 11/2012, Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân cho biết, Việt Nam chọn KIST mà không phải viện nghiên cứu khác là do 4 nguyên nhân. Một là, KIST nằm trong top 10 viện nghiên cứu hàng đầu thế giới, nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel về công nghệ thường đến KIST nói chuyện hoặc giảng bài.
Thứ hai, Hàn Quốc với Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Họ xây dựng viện KIST khoảng hơn 10 năm sau chiến tranh Triều Tiên, lúc còn nghèo và gặp rất nhiều khó khăn. Thứ ba, mô hình, cơ chế hoạt động của KIST vẫn mang phong cách các nước phương Tây. Thứ tư, Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt ủng hộ dự án này và Hàn Quốc có thể viện trợ ODA cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc đánh giá viện KIST là cái nôi của khoa học công nghệ nước này. Viện nghiên cứu theo đặt hàng và hầu hết đề tài nghiên cứu đều được ứng dụng ở các tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc. Theo thống kê, các nghiên cứu của KIST đóng góp gần 30% giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp nước này.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, việc xây dựng một viện nghiên cứu theo mô hình KIST sẽ là nơi thí điểm tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhà khoa học, để họ cảm thấy không thua kém so với làm việc ở nước ngoài. Bù lại, họ sẽ tự hào hơn khi tạo ra sản phẩm khoa học chất lượng trên chính quê hương.
KIST (viết tắt của Korea Institute of Science and Technology) được thành lập năm 1966 tại thủ đô Seoul với nhiệm vụ giải quyết những vấn đề bức xúc về kỹ thuật cho sản xuất, hướng Hàn Quốc tới một xã hội phát triển trên nền tảng của các công nghệ hiện đại. KIST cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa ở Hàn Quốc trong những năm 70 - 80.
Năm 2012, trong chuyến thăm Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Chính phủ nước này hỗ trợ Việt Nam thành lập một mô hình như KIST.
Theo VNE