PDA

View Full Version : Sự hình thành sét, thiết bị chống sét



congtysoho
09-11-2013, 11:00 AM
Công ty TNHH Giải Pháp Viễn Thông Công Nghệ Số SOHO chuyên cung cấp thiết bị chống sét,kim thu sét, dây thoát sét đồng m50-70, cọc thoát sét tiếp địa... (http://tongdaivienthong.com/Product/Coc-tiep-dat_coc-tiep-dia-chong-set-645.html)

I. Giới thiệu về sự hình thành của sét
1. Sự hình thành sét :

Sét là một dạng phóng điện tia lửa trong không khí với khoảng cách rất lớn. Quá trình phóng điện có thể xảy ra trong đám mây giông, giữa các đám mây với nhau và giữa đám mây với đất. Ở đây ta chỉ xét sự phóng điện giữa mây và đất.

Có hai loại mây giông :
+ Giông nhiệt: Hình thành từ các luồng khí nóng ẩm bốc lên do sự đốt nóng của ánh nắng mặt trời.
+ Giông front: Hình thành do sự gặp nhau của những luồng không khí nóng ẩm với luồng không khí năng.
Sau khi đạt độ cao nhất định (khoảng vài km trở lên, vùng nhiệt độ âm) luồng không khí ẩm này bị lạnh đi, hơi nước ngưng tụ thành những giọt nước li ti hoặc thành các tinh thể băng và tạo thành các đám mây dông.
Theo kết quả quan trắc từ 80 - 90% các đám mây giông tích điện tích âm bên dưới.

2. Các giai đoạn phát triển của sét :

a) Giai đoạn phóng tia tiên đạo :

Ban đầu xuất phát từ mây giông một tia tiên đạo sáng mờ, phát triển thành từng đợt gián đoạn về phía mặt đất, với tốc độ trung bình khoảng 105 - 106m/s. Kênh tiên đạo là một dòng plasma mật độ điện khoảng 1013 1014 ion/m3, một phần điện tích âm của mây giông tràn vào kênh và phân bố tương đối đều dọc theo chiều dài của nó.
Thời gian phát triển của tia tiên đạo mỗi đợt kéo dài trung bình khoảng 1s.
Thời gian tạm ngưng phát triển giữa 2 đợt khoảng 30 - 90s.
Đường đi của tia tiên đạo trong thời gian này không phụ thuộc vào tình trạng mặt đất và các vật trên mặt đất, do đó nó gần như hướng thẳng về phía mặt đất. Cho đến khi tia tiên đạo đạt đến độ cao định hướng thì mới bị ảnh hưởng bởi các vùng điện tích tập trung dưới mặt đất.

b) Giai đoạn hình thành khu vực ion hóa :

Dưới tác dụng của điện trường tạo nên bởi điện tích của mây giông và điện tích trong kênh tiên đạo, sẽ có sự tập trung điện tích trái dấu trên vùng mặt đất phía dưới đám mây giông. Nếu vùng đất phía dưới có điện dẫn đồng nhất thì nơi điện tích tập trung sẽ nằm trực tiếp dưới kênh tiên đạo, nếu vùng đất phía dưới có điện dẫn khác nhau thì điện tích chủ yếu tập trung ở vùng kế cận nơi có điện dẫn cao như vùng quặng kim loại, vùng đất ẩm, ao hồ, sông ngòi, vùng nước ngầm, kết cấu kim loại các tòa nhà cao tầng, cột điện, cây cao bị ướt trong mưa... chính các vùng điện tích tập trung này sẽ định hướng hướng phát triển của tia tiên đạo hướng xuống khi nó đạt đến độ cao định hướng, tia tiên đạo sẽ phát triển theo hướng có điện trường lớn nhất. Do đó các vùng tập trung điện tích sẽ là nơi sét đánh vào.

Ở những vật dẫn có độ cao như các nhà cao tầng, cột angten các đài phát thì từ đỉnh của nó nơi các diện tích trái dấu tập trung nhiều cũng sẽ đồng thời xuất hiện dòng tiên đạo phát triển hướng lên đám mây giông. Chiều dài của kênh tiên đạo từ dưới lên này tăng theo độ cao của vật dẫn và tạo điều kiện dễ dàng cho sự định hướng của sét vào vật dẫn đó.
Người ta lợi dụng tính chất chọn của sét để bảo vệ chống sét đánh thẳng cho các công trình bằng cách dùng các thanh kim loại hay dây thu sét bằng kim loại được nối đất tốt, đặt cao hơn công trình cần bảo vệ để hướng sét đánh vào đó mà không phóng vào công trình.

Khi tia tiên đạo hướng xuống gần mặt đất hay tia tiên đạo hướng lên, thì trong khoảng cách khí ở giữa do cường độ điện trường tăng cao gây lên ion hóa mãnh liệt, dẫn đến sự hình thành một dòng plasma có mật độ điện tích cao hơn nhiều so với mật độ điện tích của tia tiên đạo, điện dẫn của nó tăng lên hàng trăm lần.

c) Giai đoạn phóng điện ngược :

Do điện dẫn của nó tăng cao như vậy nên điện tích cảm ứng tràn vào dòng ngược mang điện thế của đất làm cho cường độ trường đầu dòng tăng lên gây ion hóa mãnh liệt và cứ như vậy dòng plasma điện dẫn cao 1016 - 1019 ion/m3 tiếp tục phát triển ngược lên trên theo đường dọn sẵn bởi kênh tiên đạo. Đây là sự phóng điện ngược hay phóng điện chủ yếu. Vì mật độ điện tích caođốt nóng mãnh liệt cho nên tia phóng điện chủ yếu sáng chói ( đó chính là chớp ).

Tốc độ phát triển của kênh phóng điện ngược vào khoảng 1,5 . 107 1,5.108 m/s tức là nhanh gấp trên trăm lần tốc độ phát triển của kênh tiên đạo. Khi kênh phóng điện chủ yếu lên tới đám mây thì số điện tích còn lại của đám mây sẽ theo kênh phóng điện chạy xuống đất và tạo nên dòng điện có trị số nhất định.

Kết quả quan trắc cho thấy rằng: phóng điện sét thường xảy ra nhiều lần kế tiếp nhau trung bình là 3 lần. Các lần phóng điện sau có dòng tiên đạo phát triển liên tục ( không phải từng đợt như lần đầu ), không phân nhánh và theo đúng qũy đạo của lần đầu nhưng với tốc độ cao hơn ( 2. 106m/s). Điều này được giải thích: đám mây giông có thể có nhiều trung tâm điện tích khác nhau hình thành do các dòng không khí xoáy trong mây. Lần phóng điện đầu tiên dĩ nhiên sẽ xảy ra giữa đất và trung tâm điện tích có cường độ điện trường cao nhất. Trong giai đoạn phóng điện tiên đạo thì hiệu điện thế giữa các trung tâm này vơí các trung tâm khác không thay đổi và ít có ảnh hưởng qua lại. Nhưng khi kênh phóng điện chủ yếu đã lên đến mây thì trung tâm điện tích đầu tiên của đám mây thực tế mang điện thế của đất, điều này làm cho hiệu thế giữa trung tâm điện tích đã phóng tới trung tâm điện thế lân cận tăng lên và có thể dẫn đến phóng điện giữa chúng với nhau. Trong khi đó thì kênh phóng điện cũ vẫn còn một điện dẫn nhất định do sự khử ion chưa hoàn toàn, nên phóng điện tiên đạo lần sau theo đúng quỹ đạo đó, liên tục và với tốc độ lớn hơn lần đầu.



3. Các thông số sét :

Khi tính toán bảo vệ chống sét thông số chính cần chú ý là dòng điện sét có phạm vi giới hạn rất rộng, biên độ dòng sét có thể lên đến 200-300 KA. Tuy nhiên phần lớn trường hợp gặp sét đánh ở trị số 50 KA, sét có dòng điện từ 100 KA trở lên rất hiếm xảy ra. Do đó trong tính toán thường lấy dòng điện sét bằng 50 KA.
Dòng điện sét có dạng một sóng xung. Thường trong khoảng vài ba micro giây dòng điện tăng nhanh đến trị số cực đại tạo thành phần đầu sóng, sau đó giảm chậm trong khoảng 20 - 100 s tạo nên phần đuôi sóng.

Các thông số chủ yếu :
¨Biên độ dòng sét : là giá trị lớn nhất của dòng điện sét.
¨Thời gian đầu sóng (tds) : là thời gian dòng sét tăng từ 0 đến giá trị cực đại.
¨ Độ dốc dòng điện sét : a = dis/dt
¨ Độ dài dòng điện sét (ts) : là thời gian từ đầu dòng điện sét đến khi dòng điện giảm bằng 1/2 biên độ.

a) Biên độ dòng sét và xác suất xuất hiện :

Dòng điện sét có trị số lớn nhất vào lúc kênh phóng điện chủ yếu đến trung tâm điện tích của đám mây giông.
Để đo biên độ dòng sét người ta dùng rộng rãi hệ thống điện thiết bị ghi từ.
Xác suất xuất hiện dòng sét có thể tính gần đúng theo công thức :
¨ Cho vùng đồng bằng : VI = e-Is/26 = 10-is/60
¨ Cho vùng núi cao : VI = 10-Is/30

b) Độ dốc đầu sóng dòng điện sét (a) và xác suất xuất hiện :

Để đo độ dốc dòng điện sét người ta thường dùng một khung bằng dây dẫn nối vào một hoa điện kế.
Xác suất xuất hiện độ dốc có thể tính theo:
+ Cho vùng đồng bằng : Va = e-a/15,7 = 10 -a/36
+ Cho vùng núi cao : Va = 10-a/18

c) Cường độ hoạt động của sét :

Cường độ hoạt động của sét được biểu thị bằng số ngày trung bình có dông sét hàng năm hoặc bằng tổng số giờ trung bình có dông sét hàng năm.
Số lần sét đánh trong một năm vào công trình :

N = {( W+3hx)(L+3hx)n}/106

trong đó :
W:chiều rộng của công trình
L:chiều dài của công trình
hx:chiều cao tính toán của công trình
n:số lần sét đánh trung bình trên 1km2 trong năm xảy ra ở địa phương
Mật độ của sét là số lần sét đánh trung bình trên một đơn vị diện tích mặt đất (1km2) trong một ngày sét.
Cường độ sét cũng như mật độ sét thay đổi theo vùng lãnh thổ.

4. Các tác hại do sét :

a) Khi sét đánh trực tiếp :

Do năng lượng của một cú sét lớn nên sức phá hoại của nó rất lớn khi một công trình bị sét đánh trực tiếp có thể bị ảnh hưởng đến độ bền cơ khí, cơ học của các thiết bị trong công trình, nó có thể phá hủy công trình, gây cháy nổ...trong đó :
·Biên độ dòng sét ảnh hưởng vấn đề quá điện áp xung và ảnh hưởng đến độ bền cơ khí của các thiết bị trong công trình.
·Thời gian xung sét ảnh hưởng đến vấn đề quá điện áp xung trên các thiết bị.
·Thời gian tồn tại của xung sét thì ảnh hưởng đến độ bền cơ học của các thiết bị hay công trình bị sét đánh.
·Ngoài ra, khả năng cháy nổ cũng xảy ra rất cao đối với công trình bị sét đánh trực tiếp.

b) Ảnh hưởng do sự lan truyền sóng điện từ gây bởi dòng điện sét :

Khi xảy ra phóng điện sét sẽ gây nên một sóng điện từ tỏa ra xung quanh với tốc độ rất lớn, trong không khí tốc độ của nó tương đương tốc độ ánh sáng. Sóng điện từ truyền vào công trình theo các đường dây điện lực, thông tin... gây quá điện áp tác dụng lên các thiết bị trong công trình, gây hư hỏng đặc biệt đối với các thiết bị nhạy cảm: thiết bị điện tử, máy tính cũng như mạng máy tính ... gây ra những thiệt hại rất lớn.

Mọi chi tiết xin liên hệ :
CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN - GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN - QUẢN LÝ HOÀN HẢO
Công ty TNHH Giải Pháp Viễn Thông Công Nghệ Số SOHO
Đ/c: Số 33, Phố Đặng Thuỳ Trâm, Hoàng Quốc Việt, Cầu giấy, Hà Nội.
Web:http://tongdaivienthong.com - http://chongsetsoho.com
Email: tongdaivienthong@ gmail.com
Hotline: 0934452678 (Mr. Hoàn)

congtysoho
09-18-2013, 03:54 PM
Thiết bị cắt - lọc sét: Chống sét lan truyền trên nguồn điện
Hệ thống chống sét sẽ bảo vệ các toà nhà và các kết cấu khỏi bị cháy và phá hủy, bảo vệ người trong tòa nhà khỏi bị thương hay bị tử vong. Một công trình dù được trang bị một hệ thống bảo vệ chống sét trực tiếp thích hợp thì vẫn còn có nguy cơ xung điện quá áp lan truyền theo những cáp điện bên ngoài. Việc cắt và lọc hiệu quả những xung điện lan truyền trên đường nguồn tại điểm nhập của đường nguồn vào trạm là cần thiết để giảm thiểu nguy cơ hư hỏng thiết bị, ngưng vận hành và thiệt hại về kinh tế

Ảnh minh họa
Thiết bị cắt - lọc sét: Chống sét lan truyền trên nguồn điện

Khả năng cắt giảm biên độ và lọc dòng sét trên đường cấp nguồn được thực hiện bằng cách lắp đặt Thiết bị cắt - lọc sét thông minh (Phần tử cắt sét và Phần tử lọc sét) theo công nghệ TSG (Trigerred Spark Gap) ở điểm dẫn vào tòa nhà. Do các thiết bị này hoạt động rất hiệu quả nên giảm được sự phá hoại các trang thiết bị, tổn thất trong vận hành và kinh tế.

Phần tử cắt sét có khả năng tiêu tán năng lượng sét và giới hạn quá điện áp (từ 6000V xuống dưới 600V). Tuy nhiên thiết bị cắt sét không thể giảm tốc độ biến thiên dòng sét dI/dt và tốc độ biến thiên điện áp sét dU/dt. Chính tốc độ tăng dòng và tăng áp là nguyên nhân chính gây nên hư hỏng của các thiết bị điện nhạy cảm như máy tính, tổng đài điện tử, thiết bị thu phát sóng, thiết bị truyền thông.
Phần tử lọc sét sẽ cho ra mức điện áp thích hợp với hầu hết các thiết bị (từ 600V xuống 230V) đồng thời điều chỉnh tốc độ biến thiên điện áp ở mức chấp nhận được (3000V/ms xuống 5V/ms).

1. Phần tử cắt sét

a) Phần tử cắt sét được lắp đặt song song với nguồn tại ngay ngõ vào của công trình. Phần tử cắt sét được thiết kế sao cho tốc độ đáp ứng cực nhanh (<1ns), khả năng tản dòng sét lớn (>=100kA), tuổi thọ cao, có khả năng cắt nhiều xung sét, hoạt động hiệu quả với độ tin cậy cao ngay cả các nơi có chất lượng điều áp xấu.
Phần tử cắt sét có điện áp thông qua thấp, kết cấu gọn, giảm thấp tối đa hiện tượng tự cảm, chống chấn động, cắt sét trên hệ thống ba pha hoặc một pha với các cấu hình bảo vệ pha - trung tính, pha - đất và trung tính – đất. Phần tử cắt sét được dùng để bảo vệ sơ cấp rất tốt cho tải công suất lớn như hệ thống máy lạnh, chiếu sáng, động cơ.Ngoài ra Phần tử cắt sét còn có đèn LED hiển thị tình trạng làm việc của thiết bị.

Phần tử cắt sét có các tính năng cơ bản sau:

• Kết cấu gọn, giảm thấp tối đa hiện tượng tự cảm, chống chấn động.
• Cắt sét trên hệ thống ba pha hoặc một pha.
• Lắp song song ngay sau cầu giao tổng nên không phụ thuộc vào tải tiêu thụ.
• Có đèn báo hiệu tình trạng hoạt động và cảnh báo.
• Bảo vệ tất cả các thiết bị trong mạng kể cả các thiết bị chiếu sáng, máy lạnh, các dụng cụ điện gia dụng cũng như các thiết bị cần bảo vệ.

2. Phần tử lọc sét

Phần tử lọc sét SRF (Surge Reduction Filter), mắc nối tiếp với mạch, có cấu tạo bao gồm phần tử cắt sét sơ cấp, bộ lọc thông thấp L-C, phần tử cắt thứ cấp và các phần tử đóng cắt mạch, đèn LED hiển thị tình trạng làm việc của thiết bị. Nhiệm vụ của Phần tử lọc sét là giảm điện áp dư sau khi đã qua Phần tử cắt sét, đảm bảo biên độ điện áp giáng qua Phần tử luôn nằm trong phạm vi cho phép (£230V) và giảm khoảng 1000 lần giá trị tốc độ tăng dòng và áp sét đi vào thiết bị. Phần tử lọc sét được thiết kế thoả mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn AS1768-1991 Cat A, B &C. Phần tử lọc sét với khả năng cắt sét đến 130 kA, cấu hình một pha và ba pha, có dòng tải định mức từ 40A đến 2000A.

Trường hợp nguồn có công suất nhỏ cần sử dụng các Phần tử lọc sét chuyên dùng đạt các tiêu chuẩn AS1768-1991, IEEE C62.41-1980 (Cat B &C) như: TDF (Transient Dinline Filters) có dòng tải định mức từ 3A đến 20A- dãy điện áp kẹp 30, 75, 150, 275 VAC/DC, dễ dàng lắp đặt trên các DIN rail 35mm.

Chức năng của Phần tử lọc sét là đảm bảo biên độ, tốc độ biến thiên của dòng sét và điện áp sét nằm trong phạm vi cho phép qui định cho các thiết bị. Phần tử lọc sét có các đặc tính kỹ thuật sau:

• Cực tiểu hóa sự phá hoại và tổn thất vận hành của các hệ thống nối kết chính.
• Giảm thấp quá điện áp.
• Lọc sét trên hệ thống 3 pha hay 1 pha.
• Chống lại hiện tượng nhiều xung xảy ra trong một lần sét đánh.
• Giảm thiểu 1000 lần giá trị dV/dt và dI/dt của dòng sét lan truyền.
• Giảm các xung sét nhờ trở kháng nối kết lớn.
• Báo động bằng công tắc vi mạch.
• Có đèn báo tình trạng làm việc và khả năng còn lại của thiết bị chống sét.

Dựa trên các đặc tính kỹ thuật, chúng ta cần chọn thiết bị cắt-lọc sét theo các điều kiện sau:

• Dòng định mức của thiết bị cần bảo vệ.
• Số lượng pha và loại hệ thống phân phối điện.
• Tiêu chuẩn yêu cầu của hệ thống nối đất.

chuyennhatiendat
09-19-2013, 05:26 PM
đọc xong cũng am hiểu được phần nào, sau này khi trời mưa to có sấm sét mà còn biết cách phòng tránh. vì nhà mình ở gần nơi có nguốn điện áp cao. Sợ thật.

khainguyen88
09-19-2013, 09:52 PM
ở trong sài gòn có đại lý ko bạn?