decomoto
07-26-2012, 10:04 PM
Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh theo hướng hiện đại hóa, trên địa bàn cả nước hiện đã, đang và sẽ xây dựng rất nhiều công trình nhà cao tầng. Việc này đặt ra khá nhiều vấn đề trong lĩnh vực PCCC, đặc biệt là vấn đề an toàn thoát nạn. Thực tế đã có nhiều vụ cháy nhà cao tầng xảy ra trong thời gian gần đây như vụ cháy chung cư JSC, tòa nhà 34T, tòa nhà Tổng cục Hải Quan... và đã gây một số thiệt hại nhất định.
Ở nước ngoài, trực thăng cứu hộ cứu nạn đã được sử dụng rộng rãi khi có sự cố cháy ở nhà cao tầng. Còn ở Việt Nam thì sao? Hãy cùng nghe ý kiến của một số người trong cuộc:
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo:
Phải dùng trực thăng cứu người bị nạn
Qua vụ cháy xảy ra tại công trình Trung tâm điều hành và thông tin viễn thông, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng việc chữa cháy, ứng cứu tại các tòa nhà cao tầng cần thiết phải có các phương tiện chữa cháy hiện đại, thậm chí phải dùng cả trực thăng để cứu người bị nạn. "Đây là phương tiện cần phải quan tâm đúng mức" - ông Thảo nói.
Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn (cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ):
Đã đề nghị mua trực thăng
Khó khăn nhất của chúng ta hiện nay là phương tiện đặc chủng như xe thang với tầm cao, trang bị cá nhân về mặt nạ phòng độc, các thiết bị như thang dây, đệm để cứu người... Xe thang ở Việt Nam đã có xe 72m và phổ biến là xe 52m. Nhưng cứu hộ tại các nhà cao tầng thì không phải nhà cao bao nhiêu là thang cao lên bấy nhiêu.
Chúng tôi đã đề nghị mua máy bay trực thăng nhưng chưa mua được và đang tiếp tục đề nghị. Nếu hôm qua có máy bay trực thăng, chúng ta có thể cứu người từ trên cao dễ dàng hơn chứ không phải dùng cả phương tiện thô sơ như vận thăng. Cái khó là không phải cứ có trực thăng là có thể cứu người được ngay. Sử dụng trực thăng còn phải được luyện tập, nắm chắc địa hình, phải treo máy bay như thế nào để cứu người an toàn...
Như vậy rõ ràng là ý tưởng này đã được quan tâm. Vấn đề là đến lúc nào nó mới được thực hiện?
Ảnh: trực thăng cứu nạn tại tòa Tháp Polat 42 tầng, cao 150m ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
http://dantri4.vcmedia.vn/i:6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2012/07/tn2_58310/truc-thang-tham-gia-cuu-ho.jpg
Ở nước ngoài, trực thăng cứu hộ cứu nạn đã được sử dụng rộng rãi khi có sự cố cháy ở nhà cao tầng. Còn ở Việt Nam thì sao? Hãy cùng nghe ý kiến của một số người trong cuộc:
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo:
Phải dùng trực thăng cứu người bị nạn
Qua vụ cháy xảy ra tại công trình Trung tâm điều hành và thông tin viễn thông, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng việc chữa cháy, ứng cứu tại các tòa nhà cao tầng cần thiết phải có các phương tiện chữa cháy hiện đại, thậm chí phải dùng cả trực thăng để cứu người bị nạn. "Đây là phương tiện cần phải quan tâm đúng mức" - ông Thảo nói.
Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn (cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ):
Đã đề nghị mua trực thăng
Khó khăn nhất của chúng ta hiện nay là phương tiện đặc chủng như xe thang với tầm cao, trang bị cá nhân về mặt nạ phòng độc, các thiết bị như thang dây, đệm để cứu người... Xe thang ở Việt Nam đã có xe 72m và phổ biến là xe 52m. Nhưng cứu hộ tại các nhà cao tầng thì không phải nhà cao bao nhiêu là thang cao lên bấy nhiêu.
Chúng tôi đã đề nghị mua máy bay trực thăng nhưng chưa mua được và đang tiếp tục đề nghị. Nếu hôm qua có máy bay trực thăng, chúng ta có thể cứu người từ trên cao dễ dàng hơn chứ không phải dùng cả phương tiện thô sơ như vận thăng. Cái khó là không phải cứ có trực thăng là có thể cứu người được ngay. Sử dụng trực thăng còn phải được luyện tập, nắm chắc địa hình, phải treo máy bay như thế nào để cứu người an toàn...
Như vậy rõ ràng là ý tưởng này đã được quan tâm. Vấn đề là đến lúc nào nó mới được thực hiện?
Ảnh: trực thăng cứu nạn tại tòa Tháp Polat 42 tầng, cao 150m ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
http://dantri4.vcmedia.vn/i:6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2012/07/tn2_58310/truc-thang-tham-gia-cuu-ho.jpg