Jindo
07-26-2012, 09:27 PM
Sau vụ cháy ở 34T, ông Nguyễn Đỗ Việt, Phó TGĐ Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long nhận định: Người dân VN đang quá coi thường công tác PCCC.
Vụ hỏa hoạn tại tại chung cư 34T – khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) diễn ra vào trưa Chủ nhật vừa qua (ngày 25-3-2012), tuy không lớn nhưng đã khiến hàng trăm cư dân sinh sống ở đây hoảng sợ. Điều đáng nói là khi sự cố xảy ra mới phát hiện nhiều lỗ hổng trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) của một trong những “top” chung cư cao tầng được mang tiếng là hiện đại nhất ở Việt Nam.
Bởi lẽ khi hỏa hoạn xảy ra, mọi người thoát nạn theo cầu thang bộ nhưng đèn chiếu sáng sự cố không hoạt động. Phương án cứu hộ bằng xe thang của lực lượng Cảnh sát PCCC cũng không thể thực hiện, chiếc xe nặng gần 50 tấn không thể tiếp cận mặt chính tòa nhà do sân chơi phía trước chung cư, chính là trần hầm để xe, không chịu được tải trọng của xe thang.
Đây là lần thứ 3 tòa nhà này phát hỏa khiến người dân có quyền đặt dấu chấm hỏi về công tác PCCC của chung cư đặc biệt là mức độ nguy hiểm của những tòa nhà cao tầng hiện nay sau hàng loạt các vụ cháy diễn ra ở Keangnam, 57 Láng Hạ, tòa nhà Toserco, Licogi…
Trước thực trạng này, PV đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Đỗ Việt, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long – đơn vị sắp cho ra lò 13 toà nhà cao tầng hiện đại từ 25 đến 50 tầng thuộc dự án Usilk-City đang được xây dựng tại Hà Đông để bàn về phương pháp “chữa cháy” cho tòa nhà chung cư cao tầng, trấn an tinh thần cho hàng nghìn người dân đang sống trong những căn biệt thự cao ngất ngưởng.
Theo ông Việt, công tác PCCC muốn đảm bảo tốt thì phải “phòng” trước rồi mới nói tới chuyện “chữa”. Tăng cường tuyên truyền cho các cư dân, mọi người sống quanh khu vực phải có ý thức tự giác trong cuộc sống hàng ngày, không để vật liệu gần nguồn cháy, không để lửa cạnh những thứ dễ bốc hỏa.
Việc PCCC phải được tiến hành từ khâu thiết kế kiến trúc, xây dựng kết cấu cũng như phải chú ý tới các yếu tố thiết kế cơ điện. Trong đó, đáng lưu ý là tất cả tòa nhà đều phải thiết kế có lối vào rộng rãi để các xe cứu hỏa có thể vào ứng cứu được, bên cạnh đó có những họng nước chờ sẵn đề phòng cháy nổ xảy ra.
Thứ hai là bề mặt tòa nhà phải có rất nhiều cửa sổ. “Không giống như những hành lang thông thường, hành lang của Usilk-City mà chúng tôi đang xây dựng có rất nhiều cửa sổ. Cửa ở đây sâu và lõm vào trong, với những trường hợp xấu nhất xảy ra, người dân có thể tìm cho mình một lối thoát nhanh nhất, hiệu quả nhất. Vì ở Việt Nam, có tới 80% tỷ lệ chết do ngạt, chứ không phải do cháy” – ông Việt nhấn mạnh.
Thứ ba là hệ thống họng nước được thiết kế cho tòa nhà phải làm theo đúng tiêu chuẩn của PCCC. Ngoài các họng nước ra, các chung cư cao tầng đều phải có bể nước dự trữ, đặc biệt với những tòa cao tới 50 tầng thì phải trang bị 2 bể nước dự trữ. Một bể tầng thượng và 1 bể tầng 30, có diện tích rất lớn để chữa cháy.
Thêm vào đó, hệ thống báo khói cũng góp phần quan trọng vào công tác PCCC. Tại dự án Usilk, khi có dấu hiệu của cháy, khói sẽ báo về trung tâm nhằm mục đích xác định cháy ở tầng nào, từ đó, hệ thống phun nước tự động (được đặt ở những khu vực công cộng và hành lang) sẽ tự động làm việc, phun nước để hạ hỏa. Tại Việt Nam, các tòa nhà văn phòng hạng A thường có lắp thiết bị này. Khi nhiệt độ của phòng lên tới 70 độ C, vòi nước phía trên sẽ tự động phun nước.
Thêm một điều nữa mà ông Việt không quên nhấn mạnh đó là quạt thông gió. “Ở nước ngoài, khi thiết kế công trình, họ rất chú trọng tới quạt thông gió, bởi lẽ, nó giúp tòa nhà không bí, hút gió thông trong trường hợp cháy xảy ra” – ông Việt nói.
Còn đối với hệ thống báo cháy, không chỉ lắp thiết bị là xong, yếu tố con người ở đây góp vai trò cực kỳ quan trọng, bởi khi hệ thống phát ra tín hiệu thì con người phải ở đó và chủ động hệ thống âm thanh phát đi cho cả tòa nhà.
Nhìn chung, việc PCCC đã được giới truyền thông, báo chí và các cơ quan chức năng thông tin khá rộng rãi, nhắc nhở thường xuyên, tuy vậy, các vụ cháy vẫn liên tiếp xảy ra gây thiệt hại cho người và của. Điển hình năm 2010, vụ cháy lớn chung cư 18 tầng ở Thanh Xuân đã gây ra cái chết của 2 người dân.
Dường như công tác phòng cháy, luyện tập chữa cháy ở các chung cư chưa được chú trọng, phần lớn chỉ các tòa nhà văn phòng, khách sạn được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, trong khi, yêu cầu tối thiểu là hàng năm phải luyện tập từ 1 – 2 lần. Những kỹ năng cơ bản khi cháy xảy ra, người dân cũng không nắm vững, thậm chí là quản lý tòa nhà, đội ngũ nhân viên phục vụ cũng lúng túng khi có sự cố.
“Đây là hồi chuông cảnh báo đối với những đơn vị thi công cũng như đối với người dân đang sống trong những tòa nhà chung cư tại Việt Nam. Tồi tệ hơn nếu cháy xảy ra ở chung cư mini thì sẽ rất nguy hiểm, bởi lẽ, nếu cháy tại đây, xe cứu hỏa cũng không thể vào được” – ông Việt nhận xét.
Từ đó, theo ông Việt đánh giá: công tác điều hành là rất quan trọng. “Nếu tòa nhà 25 tầng Licogi nghiêm túc cấm đun than tổ ong thì sẽ không xảy ra câu chuyện cháy công trình xây dựng vào đầu năm 2012.
Ở nước ngoài, trên các tuyến xe buýt hay trên ô tô, tôi thấy luôn luôn có những chiếc búa treo gần cửa kính để khi tai nạn, hành khách có thể dùng vật đó đập vỡ cửa thoát thân. Mặc dù, ai cũng biết điều đó tuy nhiên, nước ngoài rất cẩn thận, họ luôn có những thông báo dán trên xe để nhắc nhở mọi người.
Tại nhiều tòa nhà, dọc hành lang luôn có bảng hiệu “you are here” (bạn đang ở đây) và hướng dẫn nếu cháy, nổ, sự cố xảy ra thì chạy ở đâu. Trong khi đó, ở chung cư Việt Nam thì hầu như không làm được việc đơn giản này” – ông Việt chia sẻ thêm.
Theo vaidiakythuat.com
Vụ hỏa hoạn tại tại chung cư 34T – khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) diễn ra vào trưa Chủ nhật vừa qua (ngày 25-3-2012), tuy không lớn nhưng đã khiến hàng trăm cư dân sinh sống ở đây hoảng sợ. Điều đáng nói là khi sự cố xảy ra mới phát hiện nhiều lỗ hổng trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) của một trong những “top” chung cư cao tầng được mang tiếng là hiện đại nhất ở Việt Nam.
Bởi lẽ khi hỏa hoạn xảy ra, mọi người thoát nạn theo cầu thang bộ nhưng đèn chiếu sáng sự cố không hoạt động. Phương án cứu hộ bằng xe thang của lực lượng Cảnh sát PCCC cũng không thể thực hiện, chiếc xe nặng gần 50 tấn không thể tiếp cận mặt chính tòa nhà do sân chơi phía trước chung cư, chính là trần hầm để xe, không chịu được tải trọng của xe thang.
Đây là lần thứ 3 tòa nhà này phát hỏa khiến người dân có quyền đặt dấu chấm hỏi về công tác PCCC của chung cư đặc biệt là mức độ nguy hiểm của những tòa nhà cao tầng hiện nay sau hàng loạt các vụ cháy diễn ra ở Keangnam, 57 Láng Hạ, tòa nhà Toserco, Licogi…
Trước thực trạng này, PV đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Đỗ Việt, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long – đơn vị sắp cho ra lò 13 toà nhà cao tầng hiện đại từ 25 đến 50 tầng thuộc dự án Usilk-City đang được xây dựng tại Hà Đông để bàn về phương pháp “chữa cháy” cho tòa nhà chung cư cao tầng, trấn an tinh thần cho hàng nghìn người dân đang sống trong những căn biệt thự cao ngất ngưởng.
Theo ông Việt, công tác PCCC muốn đảm bảo tốt thì phải “phòng” trước rồi mới nói tới chuyện “chữa”. Tăng cường tuyên truyền cho các cư dân, mọi người sống quanh khu vực phải có ý thức tự giác trong cuộc sống hàng ngày, không để vật liệu gần nguồn cháy, không để lửa cạnh những thứ dễ bốc hỏa.
Việc PCCC phải được tiến hành từ khâu thiết kế kiến trúc, xây dựng kết cấu cũng như phải chú ý tới các yếu tố thiết kế cơ điện. Trong đó, đáng lưu ý là tất cả tòa nhà đều phải thiết kế có lối vào rộng rãi để các xe cứu hỏa có thể vào ứng cứu được, bên cạnh đó có những họng nước chờ sẵn đề phòng cháy nổ xảy ra.
Thứ hai là bề mặt tòa nhà phải có rất nhiều cửa sổ. “Không giống như những hành lang thông thường, hành lang của Usilk-City mà chúng tôi đang xây dựng có rất nhiều cửa sổ. Cửa ở đây sâu và lõm vào trong, với những trường hợp xấu nhất xảy ra, người dân có thể tìm cho mình một lối thoát nhanh nhất, hiệu quả nhất. Vì ở Việt Nam, có tới 80% tỷ lệ chết do ngạt, chứ không phải do cháy” – ông Việt nhấn mạnh.
Thứ ba là hệ thống họng nước được thiết kế cho tòa nhà phải làm theo đúng tiêu chuẩn của PCCC. Ngoài các họng nước ra, các chung cư cao tầng đều phải có bể nước dự trữ, đặc biệt với những tòa cao tới 50 tầng thì phải trang bị 2 bể nước dự trữ. Một bể tầng thượng và 1 bể tầng 30, có diện tích rất lớn để chữa cháy.
Thêm vào đó, hệ thống báo khói cũng góp phần quan trọng vào công tác PCCC. Tại dự án Usilk, khi có dấu hiệu của cháy, khói sẽ báo về trung tâm nhằm mục đích xác định cháy ở tầng nào, từ đó, hệ thống phun nước tự động (được đặt ở những khu vực công cộng và hành lang) sẽ tự động làm việc, phun nước để hạ hỏa. Tại Việt Nam, các tòa nhà văn phòng hạng A thường có lắp thiết bị này. Khi nhiệt độ của phòng lên tới 70 độ C, vòi nước phía trên sẽ tự động phun nước.
Thêm một điều nữa mà ông Việt không quên nhấn mạnh đó là quạt thông gió. “Ở nước ngoài, khi thiết kế công trình, họ rất chú trọng tới quạt thông gió, bởi lẽ, nó giúp tòa nhà không bí, hút gió thông trong trường hợp cháy xảy ra” – ông Việt nói.
Còn đối với hệ thống báo cháy, không chỉ lắp thiết bị là xong, yếu tố con người ở đây góp vai trò cực kỳ quan trọng, bởi khi hệ thống phát ra tín hiệu thì con người phải ở đó và chủ động hệ thống âm thanh phát đi cho cả tòa nhà.
Nhìn chung, việc PCCC đã được giới truyền thông, báo chí và các cơ quan chức năng thông tin khá rộng rãi, nhắc nhở thường xuyên, tuy vậy, các vụ cháy vẫn liên tiếp xảy ra gây thiệt hại cho người và của. Điển hình năm 2010, vụ cháy lớn chung cư 18 tầng ở Thanh Xuân đã gây ra cái chết của 2 người dân.
Dường như công tác phòng cháy, luyện tập chữa cháy ở các chung cư chưa được chú trọng, phần lớn chỉ các tòa nhà văn phòng, khách sạn được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, trong khi, yêu cầu tối thiểu là hàng năm phải luyện tập từ 1 – 2 lần. Những kỹ năng cơ bản khi cháy xảy ra, người dân cũng không nắm vững, thậm chí là quản lý tòa nhà, đội ngũ nhân viên phục vụ cũng lúng túng khi có sự cố.
“Đây là hồi chuông cảnh báo đối với những đơn vị thi công cũng như đối với người dân đang sống trong những tòa nhà chung cư tại Việt Nam. Tồi tệ hơn nếu cháy xảy ra ở chung cư mini thì sẽ rất nguy hiểm, bởi lẽ, nếu cháy tại đây, xe cứu hỏa cũng không thể vào được” – ông Việt nhận xét.
Từ đó, theo ông Việt đánh giá: công tác điều hành là rất quan trọng. “Nếu tòa nhà 25 tầng Licogi nghiêm túc cấm đun than tổ ong thì sẽ không xảy ra câu chuyện cháy công trình xây dựng vào đầu năm 2012.
Ở nước ngoài, trên các tuyến xe buýt hay trên ô tô, tôi thấy luôn luôn có những chiếc búa treo gần cửa kính để khi tai nạn, hành khách có thể dùng vật đó đập vỡ cửa thoát thân. Mặc dù, ai cũng biết điều đó tuy nhiên, nước ngoài rất cẩn thận, họ luôn có những thông báo dán trên xe để nhắc nhở mọi người.
Tại nhiều tòa nhà, dọc hành lang luôn có bảng hiệu “you are here” (bạn đang ở đây) và hướng dẫn nếu cháy, nổ, sự cố xảy ra thì chạy ở đâu. Trong khi đó, ở chung cư Việt Nam thì hầu như không làm được việc đơn giản này” – ông Việt chia sẻ thêm.
Theo vaidiakythuat.com