PhuThoTech
07-26-2012, 08:38 PM
Nhắc đến cảnh sát, người ta vẫn chỉ biết đến cảnh sát hình sự, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông... chứ ít ai biết đến cảnh sát PCCC. Họ làm việc và hy sinh thầm lặng. Phải trò chuyện, tâm tình với những cán bộ, chiến sỹ PCCC mới cảm nhận được nỗi niềm của họ để có thể cảm thông, chia sẻ.
Nỗi buồn của người lính cứu hoả
Tôi cũng đã từng chứng kiến những vụ “cháy thảm hoạ” ở Hà Nội. Ấy là vụ hoả hoạn kinh hoàng đêm 14/7/1994 tại chợ Đồng Xuân hay gần đây nhất là vụ cháy xảy tại nhà kho ga Giáp Bát (6/5), từng chứng kiến cảnh ngọn lửa đỏ hung tàn cao lên tới 7 - 8m, khói đen nghi ngút, thỉnh thoảng lại có tiếng nổ rung cả mặt đất kèm theo tia lửa bắn ra tung tóe...
Trong khi mọi người chạy dạt thì trái lại, những người lính cứu hỏa lại rất quả cảm khi được đứng đối diện với “giặc lửa”, được chiến đấu để dành lại tài sản và tính mạng con người trước khi bị ngọn lửa thiêu đốt tất cả.
Cứ mỗi lần lao vào “cuộc chiến với lửa”, những người lính cứu hoả đều đặt nhiệm vụ hàng đầu là cứu người, tài sản mất đi có thể mua lại được, chứ tính mạng của một người thì không có gì sánh được. Những người lính cứu hoả đã giải thoát cho rất nhiều người, nhưng cũng có những vụ hoả hoạn, nhìn thấy người tử vong mà “lực bất tòng tâm”, đó là nỗi buồn khó có thể xoá nhoà trong tâm trí họ...
http://a9.vietbao.vn/images/vn965/xa-hoi/65168858-small_215574.JPG
Khóc vì trắng tay sau vụ cháy
Đối với Trung tá Nguyễn Trọng Mậu (Phó đội trưởng đội PCCC Ba Đình), vụ cháy chợ Đồng Xuân là vụ hoả hoạn mà ông nhớ mãi. Năm đó, cả Hà Nội huy động hết lực lượng PCCC để cứu chợ Đồng Xuân. Ba ngày chiến đấu không nghỉ với “giặc lửa”, khống chế được “nó” rồi nhưng nỗi buồn với từng cán bộ, chiến sỹ PCCC cũng không nhỏ.
“Khi chúng tôi có mặt tại hiện trường, lúc này đám cháy đang vô cùng dữ dội, hầu hết mọi người đã thoát ra ngoài để đảm bảo tính mạng. Nhưng bất ngờ, một người đàn ông lao thẳng vào trong, chạy lên tầng 2, không ai kịp can ngăn. Vài phút sau, lửa cháy quá lớn, ông ta không thể nào xuống được nên chỉ còn cách nhảy từ trên tầng 2 xuống, và người đàn ông đã tử vong ngay sau đó” - Trung tá Mậu buồn rầu kể. Mãi sau này, nghe một số bà con tiểu thương kể lại, Trung tá Mậu mới biết, người đàn ông đã bất chấp cả tính mạng chỉ vì chạy vào gian hàng của mình để lấy quyển sổ ghi nợ.
Rồi đêm ấy, có những người khóc mếu vì đã không mang tiền hàng về trong buổi tối ngày hôm trước. Những câu chuyện về những người hôi của còn sống và chết ở gần chợ…Những thùng hàng bị cháy thành than, những chiếc dép cao su nóng chảy, những chiếc nhẫn vàng bị tan ra vì nóng. Những gia đình trắng tay… tất cả còn ám ảnh nhiều chiến sỹ PCCC đến tận giờ.
http://a9.vietbao.vn/images/vn965/xa-hoi/65168858-small_215575.JPG
Vụ cháy xảy ra ngay sát chợ Đồng Xuân
Vụ cháy kinh hoàng ở ga Giáp Bát vẫn còn nguyên trong tâm trí của Hạ sỹ Nguyễn Đức Hải (Đội Cảnh sát PCCC Thanh Trì). Hải kể lại: Ngay khi phát hiện đám cháy, toàn đội đã ngay lập tức xuất quân mặc dù chưa nhận tin báo. Khi bọn em đến hiện trường thì đám cháy ở các kho hàng đã cực lớn, nhưng điều làm mọi người vô cùng hoang mang là khi thấy xác người ngay ngoài hành lang, chứng tỏ nạn nhân chỉ chạy đuợc vài mét. Theo hiểu biết của em cũng như kinh nghiệm của những thế hệ trước thì một người không thể nào chết nhanh như thế khi gặp hoả hoạn, đây có thể là một vụ cháy bởi một chất liệu rất đặc biệt gây ra. Nhờ sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng cảnh sát nên chỉ sau khoảng 1 tiếng rưỡi, vụ hoả hoạn đã được dập tắt.
Thiệt hại về tài sản có thể không quá lớn, nhưng trong suốt quá trình chữa cháy, em còn nhìn thấy 4 người nữa chết cháy, những xác chết gần như cháy thành than. Những chiến sỹ chữa cháy sau đó đã được rất nhiều lời động viên, khen ngợi của lãnh đạo CATP cũng như của người dân. Nhưng hình ảnh 5 người chết, những nỗi đau, những giọt nước mắt của người nhà nạn nhân ngày hôm đó thỉnh thoảng vẫn ám ảnh em...
Chỉ mong thất nghiệp
Nghề nào cũng có vinh quang, cay đắng. Những cán bộ, chiến sỹ PCCC cũng vậy, họ có rất nhiều nỗi niềm cần được sẻ chia. Trung tá Nguyễn Ích Thọ, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC Ba Đình tâm sự: Sau mỗi một vụ hoả hoạn, người ta chỉ chú trọng vào việc thống kê tài sản, số người bị thương vong chứ ít ai nhắc đến những thành quả mà người lính cứu hoả đã phải quên mình để dập tắt đám cháy... Nhiều vụ cháy chúng tôi đến thì đã quá lớn, thiệt hại về người và tài sản là điều khó thể tránh khỏi. Sau đó, người dân lại trách móc, thậm chí chửi mắng chúng tôi vì thiếu trách nhiệm. Nhưng thực chất, họ phải phần nào chịu trách nhiệm bởi sự thiếu ý thức của mình.
Theo các chiến sỹ, trong các loại cháy thì cháy khu dân cư là… “khổ” nhất! Thấy nhà cháy, người dân thường hoảng loạn, bỏ chạy ra ngoài, để mặc lửa hoành hành hoặc mạnh nhà nào, ai nấy cũng lo quẳng đồ đạc ra khỏi nơi cháy, khiến việc tiếp cận đám cháy của lính PCCC thường rất khó. Muốn tiếp cận được, trước hết lính cứu hỏa phải vượt qua “bức tường” người và đồ đạc dày đặc.
http://a9.vietbao.vn/images/vn965/xa-hoi/65168858-small_215576.jpg
Cứu hoả tại khu đông dân cư thường gặp nhiều khó khăn
Người dân đa số chưa được huấn luyện về PCCC nên họ không phối hợp hiệu quả với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp. Nhất là khi xảy ra cháy nhiều nhà dân liền nhau, tâm lý chủ hộ nào cũng muốn nhà mình được “ưu tiên” chữa trước nên có khi họ chỉ cần nhìn thấy xe chữa cháy là “nhảy xổ” vào, mỗi người cầm 1 cuộn vòi về phía nhà mình.
Đối với Thiếu tá Đỗ Minh Quyến (Đội trưởng đội PCCC Thanh Trì), ý thức của người dân kém, ảnh hưởng đến việc chữa cháy thể hiện ở việc nhiều phương tiện khi tham gia giao thông không nhường đường cho xe cứu hoả mặc dù còi ưu tiên không ngừng kêu. Hoặc nếu xe trước nhường thì lính cứu hoả cũng hết hồn khi nhìn lại đằng phía sau, bao giờ cũng vài ba chiếc xe máy lợi dụng xe cứu hoả “mở đường” là bám đuôi lao hết tốc lực qua đám đông (!?)
Luôn luôn đối mặt với nguy hiểm, và sẵn sàng đánh đổi tính mạng để cứu người, cứu tài sản, nhưng lính cứu hỏa ở Việt Nam được trang bị dụng cụ bảo hộ, chữa cháy còn rất đơn sơ. Cuộc sống với những tâm tư, tình cảm của lính cứu hoả cũng giống như bao người thanh niên khác.
Hầu như các đơn vị có lực lượng chữa cháy thường trực đều là nhà cấp 4 và đã xuống cấp. Có đơn vị nhà từ thời Pháp, lợp tôn, rất thấp, có những ngày hè nhiệt độ lên đến 37, 38 độ, trong nhà như một lò nung, anh em không thể ở trong nhà được vì quá nóng... Việc rèn luyện thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ cũng như làm quen với những khó khăn hiểm nguy trong khi chữa cháy là vô cùng cần thiết nhưng các đơn vị không có sân tập, thao trường nên khi tập luyện thường phải thuê địa điểm hoặc tập nhở ở những khu chung cư có sân rộng.
http://a9.vietbao.vn/images/vn965/xa-hoi/65168858-small_215577.jpg
Theo Trung tá Lê Phi Hùng (cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC, CATP Hà Nội), một đơn vị chữa cháy đủ tiêu chuẩn phải rộng vài héc ta, có đầy đủ phương tiện để luyện tập, có những tuyến chạy dài hàng trăm mét, có những mô hình như dàn chui, ống chui, thang, vòng lửa... thế mới rèn luyện tâm lý và kỹ, chiến thuật trong chiến đấu... Bên cạnh đó, phương tiện bảo hộ cá nhân cũng như phương tiện chữa cháy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Một điều mà nhiều cán bộ PCCC chia sẻ với chúng tôi là về chế độ. Ngoài tiền lương, họ không có thêm khoản nào khác trừ những người tham gia trực tiếp chữa cháy, mỗi vụ chữa cháy trên 30 phút thì mỗi chiến sỹ được 15.000 đồng, đến 3 tiếng trở lên thì được 30.000 đồng. Trong lực lượng PCCC có nhiều hạn ngạch, cán bộ, chiến sỹ hưởng lương loại 1 nhưng lái xe chữa cháy, cùng là công an, cùng ngồi trên xe chữa cháy lại chỉ được hưởng lương loại 2 nên rất nhiều anh em lái xe xin chuyển sau 5 – 7 năm công tác.
Trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng Cảnh sát PCCC-CATP Hà Nội ngày càng chứng tỏ được bản lĩnh trong thời bình. 10 năm trở lại đây, Cảnh sát PCCC Hà Nội còn chi viện đắc lực cho các tỉnh lân cận như Hà Tây, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên; xứng đáng là lực lượng tinh nhuệ, chủ công chống “giặc lửa” ở địa bàn Thủ đô.
Chia tay Thiếu tá Đỗ Minh Quyến tôi hỏi anh mong ước điều gì? Anh cười hóm hỉnh: “Có cháy phải dập tắt đó là nhiệm vụ của chúng tôi. Tôi chỉ mong được như lời chúc của Bác Hồ với những người lính Phòng cháy chữa cháy: “Bác chúc các chú thất nghiệp!”
Theo VNmedia
Nỗi buồn của người lính cứu hoả
Tôi cũng đã từng chứng kiến những vụ “cháy thảm hoạ” ở Hà Nội. Ấy là vụ hoả hoạn kinh hoàng đêm 14/7/1994 tại chợ Đồng Xuân hay gần đây nhất là vụ cháy xảy tại nhà kho ga Giáp Bát (6/5), từng chứng kiến cảnh ngọn lửa đỏ hung tàn cao lên tới 7 - 8m, khói đen nghi ngút, thỉnh thoảng lại có tiếng nổ rung cả mặt đất kèm theo tia lửa bắn ra tung tóe...
Trong khi mọi người chạy dạt thì trái lại, những người lính cứu hỏa lại rất quả cảm khi được đứng đối diện với “giặc lửa”, được chiến đấu để dành lại tài sản và tính mạng con người trước khi bị ngọn lửa thiêu đốt tất cả.
Cứ mỗi lần lao vào “cuộc chiến với lửa”, những người lính cứu hoả đều đặt nhiệm vụ hàng đầu là cứu người, tài sản mất đi có thể mua lại được, chứ tính mạng của một người thì không có gì sánh được. Những người lính cứu hoả đã giải thoát cho rất nhiều người, nhưng cũng có những vụ hoả hoạn, nhìn thấy người tử vong mà “lực bất tòng tâm”, đó là nỗi buồn khó có thể xoá nhoà trong tâm trí họ...
http://a9.vietbao.vn/images/vn965/xa-hoi/65168858-small_215574.JPG
Khóc vì trắng tay sau vụ cháy
Đối với Trung tá Nguyễn Trọng Mậu (Phó đội trưởng đội PCCC Ba Đình), vụ cháy chợ Đồng Xuân là vụ hoả hoạn mà ông nhớ mãi. Năm đó, cả Hà Nội huy động hết lực lượng PCCC để cứu chợ Đồng Xuân. Ba ngày chiến đấu không nghỉ với “giặc lửa”, khống chế được “nó” rồi nhưng nỗi buồn với từng cán bộ, chiến sỹ PCCC cũng không nhỏ.
“Khi chúng tôi có mặt tại hiện trường, lúc này đám cháy đang vô cùng dữ dội, hầu hết mọi người đã thoát ra ngoài để đảm bảo tính mạng. Nhưng bất ngờ, một người đàn ông lao thẳng vào trong, chạy lên tầng 2, không ai kịp can ngăn. Vài phút sau, lửa cháy quá lớn, ông ta không thể nào xuống được nên chỉ còn cách nhảy từ trên tầng 2 xuống, và người đàn ông đã tử vong ngay sau đó” - Trung tá Mậu buồn rầu kể. Mãi sau này, nghe một số bà con tiểu thương kể lại, Trung tá Mậu mới biết, người đàn ông đã bất chấp cả tính mạng chỉ vì chạy vào gian hàng của mình để lấy quyển sổ ghi nợ.
Rồi đêm ấy, có những người khóc mếu vì đã không mang tiền hàng về trong buổi tối ngày hôm trước. Những câu chuyện về những người hôi của còn sống và chết ở gần chợ…Những thùng hàng bị cháy thành than, những chiếc dép cao su nóng chảy, những chiếc nhẫn vàng bị tan ra vì nóng. Những gia đình trắng tay… tất cả còn ám ảnh nhiều chiến sỹ PCCC đến tận giờ.
http://a9.vietbao.vn/images/vn965/xa-hoi/65168858-small_215575.JPG
Vụ cháy xảy ra ngay sát chợ Đồng Xuân
Vụ cháy kinh hoàng ở ga Giáp Bát vẫn còn nguyên trong tâm trí của Hạ sỹ Nguyễn Đức Hải (Đội Cảnh sát PCCC Thanh Trì). Hải kể lại: Ngay khi phát hiện đám cháy, toàn đội đã ngay lập tức xuất quân mặc dù chưa nhận tin báo. Khi bọn em đến hiện trường thì đám cháy ở các kho hàng đã cực lớn, nhưng điều làm mọi người vô cùng hoang mang là khi thấy xác người ngay ngoài hành lang, chứng tỏ nạn nhân chỉ chạy đuợc vài mét. Theo hiểu biết của em cũng như kinh nghiệm của những thế hệ trước thì một người không thể nào chết nhanh như thế khi gặp hoả hoạn, đây có thể là một vụ cháy bởi một chất liệu rất đặc biệt gây ra. Nhờ sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng cảnh sát nên chỉ sau khoảng 1 tiếng rưỡi, vụ hoả hoạn đã được dập tắt.
Thiệt hại về tài sản có thể không quá lớn, nhưng trong suốt quá trình chữa cháy, em còn nhìn thấy 4 người nữa chết cháy, những xác chết gần như cháy thành than. Những chiến sỹ chữa cháy sau đó đã được rất nhiều lời động viên, khen ngợi của lãnh đạo CATP cũng như của người dân. Nhưng hình ảnh 5 người chết, những nỗi đau, những giọt nước mắt của người nhà nạn nhân ngày hôm đó thỉnh thoảng vẫn ám ảnh em...
Chỉ mong thất nghiệp
Nghề nào cũng có vinh quang, cay đắng. Những cán bộ, chiến sỹ PCCC cũng vậy, họ có rất nhiều nỗi niềm cần được sẻ chia. Trung tá Nguyễn Ích Thọ, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC Ba Đình tâm sự: Sau mỗi một vụ hoả hoạn, người ta chỉ chú trọng vào việc thống kê tài sản, số người bị thương vong chứ ít ai nhắc đến những thành quả mà người lính cứu hoả đã phải quên mình để dập tắt đám cháy... Nhiều vụ cháy chúng tôi đến thì đã quá lớn, thiệt hại về người và tài sản là điều khó thể tránh khỏi. Sau đó, người dân lại trách móc, thậm chí chửi mắng chúng tôi vì thiếu trách nhiệm. Nhưng thực chất, họ phải phần nào chịu trách nhiệm bởi sự thiếu ý thức của mình.
Theo các chiến sỹ, trong các loại cháy thì cháy khu dân cư là… “khổ” nhất! Thấy nhà cháy, người dân thường hoảng loạn, bỏ chạy ra ngoài, để mặc lửa hoành hành hoặc mạnh nhà nào, ai nấy cũng lo quẳng đồ đạc ra khỏi nơi cháy, khiến việc tiếp cận đám cháy của lính PCCC thường rất khó. Muốn tiếp cận được, trước hết lính cứu hỏa phải vượt qua “bức tường” người và đồ đạc dày đặc.
http://a9.vietbao.vn/images/vn965/xa-hoi/65168858-small_215576.jpg
Cứu hoả tại khu đông dân cư thường gặp nhiều khó khăn
Người dân đa số chưa được huấn luyện về PCCC nên họ không phối hợp hiệu quả với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp. Nhất là khi xảy ra cháy nhiều nhà dân liền nhau, tâm lý chủ hộ nào cũng muốn nhà mình được “ưu tiên” chữa trước nên có khi họ chỉ cần nhìn thấy xe chữa cháy là “nhảy xổ” vào, mỗi người cầm 1 cuộn vòi về phía nhà mình.
Đối với Thiếu tá Đỗ Minh Quyến (Đội trưởng đội PCCC Thanh Trì), ý thức của người dân kém, ảnh hưởng đến việc chữa cháy thể hiện ở việc nhiều phương tiện khi tham gia giao thông không nhường đường cho xe cứu hoả mặc dù còi ưu tiên không ngừng kêu. Hoặc nếu xe trước nhường thì lính cứu hoả cũng hết hồn khi nhìn lại đằng phía sau, bao giờ cũng vài ba chiếc xe máy lợi dụng xe cứu hoả “mở đường” là bám đuôi lao hết tốc lực qua đám đông (!?)
Luôn luôn đối mặt với nguy hiểm, và sẵn sàng đánh đổi tính mạng để cứu người, cứu tài sản, nhưng lính cứu hỏa ở Việt Nam được trang bị dụng cụ bảo hộ, chữa cháy còn rất đơn sơ. Cuộc sống với những tâm tư, tình cảm của lính cứu hoả cũng giống như bao người thanh niên khác.
Hầu như các đơn vị có lực lượng chữa cháy thường trực đều là nhà cấp 4 và đã xuống cấp. Có đơn vị nhà từ thời Pháp, lợp tôn, rất thấp, có những ngày hè nhiệt độ lên đến 37, 38 độ, trong nhà như một lò nung, anh em không thể ở trong nhà được vì quá nóng... Việc rèn luyện thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ cũng như làm quen với những khó khăn hiểm nguy trong khi chữa cháy là vô cùng cần thiết nhưng các đơn vị không có sân tập, thao trường nên khi tập luyện thường phải thuê địa điểm hoặc tập nhở ở những khu chung cư có sân rộng.
http://a9.vietbao.vn/images/vn965/xa-hoi/65168858-small_215577.jpg
Theo Trung tá Lê Phi Hùng (cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC, CATP Hà Nội), một đơn vị chữa cháy đủ tiêu chuẩn phải rộng vài héc ta, có đầy đủ phương tiện để luyện tập, có những tuyến chạy dài hàng trăm mét, có những mô hình như dàn chui, ống chui, thang, vòng lửa... thế mới rèn luyện tâm lý và kỹ, chiến thuật trong chiến đấu... Bên cạnh đó, phương tiện bảo hộ cá nhân cũng như phương tiện chữa cháy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Một điều mà nhiều cán bộ PCCC chia sẻ với chúng tôi là về chế độ. Ngoài tiền lương, họ không có thêm khoản nào khác trừ những người tham gia trực tiếp chữa cháy, mỗi vụ chữa cháy trên 30 phút thì mỗi chiến sỹ được 15.000 đồng, đến 3 tiếng trở lên thì được 30.000 đồng. Trong lực lượng PCCC có nhiều hạn ngạch, cán bộ, chiến sỹ hưởng lương loại 1 nhưng lái xe chữa cháy, cùng là công an, cùng ngồi trên xe chữa cháy lại chỉ được hưởng lương loại 2 nên rất nhiều anh em lái xe xin chuyển sau 5 – 7 năm công tác.
Trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng Cảnh sát PCCC-CATP Hà Nội ngày càng chứng tỏ được bản lĩnh trong thời bình. 10 năm trở lại đây, Cảnh sát PCCC Hà Nội còn chi viện đắc lực cho các tỉnh lân cận như Hà Tây, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên; xứng đáng là lực lượng tinh nhuệ, chủ công chống “giặc lửa” ở địa bàn Thủ đô.
Chia tay Thiếu tá Đỗ Minh Quyến tôi hỏi anh mong ước điều gì? Anh cười hóm hỉnh: “Có cháy phải dập tắt đó là nhiệm vụ của chúng tôi. Tôi chỉ mong được như lời chúc của Bác Hồ với những người lính Phòng cháy chữa cháy: “Bác chúc các chú thất nghiệp!”
Theo VNmedia