hothang
05-02-2012, 05:28 PM
Thời gian gần đây, liên tục xảy ra các vụ xe máy tự cháy và điều đáng nói là những xe bị cháy toàn là những xe thuộc dòng xe trung và cao cấp. Bốn chiếc xe cháy nổ gần đây được dư luận quan tâm là chiếc AIR BLADE bốc cháy ngày 27/10/2011 ở phố Hai Bà Trưng, một chiếc AIR BLADE khác bốc cháy ở phố Thanh Xuân, Hà Nội ngày 9/12/2011; nghiêm trọng nhất là vụ nổ xe DREAM ở Bắc Ninh làm hai mẹ con thương vong ngày 1/12/2011. Gần đây nhất, ngày 12/12/2011, chiếu xe SH bốc cháy trước khách sạn Daewoo Hà Nội (vòng xoay Kim Mã – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh). Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ xe đang được các cơ quan chức năng phân tích và sẽ có những khuyến cáo để phòng tránh cháy nổ, trách thiệt hại cho người sử dụng.
Ngoài việc mang xe đi bảo trì theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, không gắn thêm những thiết bị làm tăng nguy cơ cháy nổ thì người sử dụng cũng rất cần được trang bị kỹ năng sẵn sàng ứng phó với tình huống cháy nổ có thể xảy ra.
Vậy phải làm gì khi xe bốc cháy?
Tùy thuộc vào tình huống cháy cụ thể mà người chữa cháy sẽ sử dụng những giải pháp thích hợp.
Với xe đang lưu thông
- Nhanh chóng dừng xe kết hợp gạt chống (không để xe đổ) rồi chạy ra xa chiếc xe đang cháy.
- Hô lớn để mọi người biết và người dân quanh đó hỗ trợ phương tiện chữa cháy.
- Gọi cảnh sát phòng cháy chữa cháy địa phương (quay số 114) để được hỗ trợ và tránh cháy lan. Khi gọi điện quan trọng nhất là báo địa điểm và tình hinh đám cháy một cách rõ ràng và ngắn gọn nhất.
Với xe trong nhà hoặc bãi xe
- Hô lớn để mọi người biết và người dân quanh đó hỗ trợ chữa cháy.
- Mở rộng cửa gần nơi mình đứng. Động tác này vừa để thuận tiện di chuyển chữa cháy, vừa để giải phóng áp suất nổ, giảm hư hại vật dụng và nhà cửa nếu xảy ra nổ.
- Dùng bình chữa cháy hoặc chăn (đã sấp nước) chùm lên đám cháy.
- Gọi cảnh sát phòng cháy chữa cháy địa phương (quay số 114) để được hỗ trợ và tránh cháy lan.
http://kynangtuve.com/wp-content/uploads/2011/12/1323492325-xe-chay4.jpg
Chữa cháy thành công một chiếc Honda Air Blade mang BKS 83S5 – 5212 ngày 20-8-2011
Cần tránh:
- Tuyệt đối không sử dụng xô, chậu hay các phương tiện khác để hất nước vào đám cháy. Việc chữa cháy xăng, dầu bằng nước chỉ làm cho đám cháy lan nhanh theo dòng nước (do xăng không hoàn tan mà nổi trên mặt nước).
Ngoài việc mang xe đi bảo trì theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, không gắn thêm những thiết bị làm tăng nguy cơ cháy nổ thì người sử dụng cũng rất cần được trang bị kỹ năng sẵn sàng ứng phó với tình huống cháy nổ có thể xảy ra.
Vậy phải làm gì khi xe bốc cháy?
Tùy thuộc vào tình huống cháy cụ thể mà người chữa cháy sẽ sử dụng những giải pháp thích hợp.
Với xe đang lưu thông
- Nhanh chóng dừng xe kết hợp gạt chống (không để xe đổ) rồi chạy ra xa chiếc xe đang cháy.
- Hô lớn để mọi người biết và người dân quanh đó hỗ trợ phương tiện chữa cháy.
- Gọi cảnh sát phòng cháy chữa cháy địa phương (quay số 114) để được hỗ trợ và tránh cháy lan. Khi gọi điện quan trọng nhất là báo địa điểm và tình hinh đám cháy một cách rõ ràng và ngắn gọn nhất.
Với xe trong nhà hoặc bãi xe
- Hô lớn để mọi người biết và người dân quanh đó hỗ trợ chữa cháy.
- Mở rộng cửa gần nơi mình đứng. Động tác này vừa để thuận tiện di chuyển chữa cháy, vừa để giải phóng áp suất nổ, giảm hư hại vật dụng và nhà cửa nếu xảy ra nổ.
- Dùng bình chữa cháy hoặc chăn (đã sấp nước) chùm lên đám cháy.
- Gọi cảnh sát phòng cháy chữa cháy địa phương (quay số 114) để được hỗ trợ và tránh cháy lan.
http://kynangtuve.com/wp-content/uploads/2011/12/1323492325-xe-chay4.jpg
Chữa cháy thành công một chiếc Honda Air Blade mang BKS 83S5 – 5212 ngày 20-8-2011
Cần tránh:
- Tuyệt đối không sử dụng xô, chậu hay các phương tiện khác để hất nước vào đám cháy. Việc chữa cháy xăng, dầu bằng nước chỉ làm cho đám cháy lan nhanh theo dòng nước (do xăng không hoàn tan mà nổi trên mặt nước).