hothang
05-02-2012, 04:54 PM
Khi bị bỏng phải sơ cứu nhanh và khẩn trương để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc sơ cứu không được làm bừa bãi mà cần phải có kiến thức cơ bản, nếu không sẽ vô tình dẫn đến những tổn thương khác. Ngay sau đó, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.
Khi bị bỏng, nên lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch nhưng không được dùng nước đá, nếu để lâu sẽ không còn tác dụng vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ. Nó làm sạch, mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân.
Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi… thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng bàn chải hay chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.
Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm, khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, bị bỏng điện nhìn bên ngoài có thể là rất nhẹ nhưng nguy cơ thương tổn lại rất cao có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì và ảnh hưởng đến nhịp tim, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp… do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm.
Tuyệt đối không tưới nước mắm hay dầu ăn lên vết phỏng vì như thế dễ làm vết thương bị nhiễm trùng rất nguy hiểm. Một số người khuyên dùng lòng trắng trứng gà bôi lên vết phỏng, điều này cũng giúp làm mát vùng da và mau lành vết thương nhưng chỉ có thể áp dụng cho vết phỏng nông, kín (da vẫn còn lành).
Xử trí vết phỏng nhẹ, vùng phỏng nhỏ
Với những vết bỏng nhỏ, nhẹ, như phỏng pô xe, phỏng nước sôi… thì sau khi ngâm nước (hoặc dội nước nhiều lần) có thể dùng thuộc mỡ đặc trị bỏng bôi phủ lên vết bỏng.
Khi bị bỏng, nên lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch nhưng không được dùng nước đá, nếu để lâu sẽ không còn tác dụng vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ. Nó làm sạch, mát những hóa chất dính trên vết bỏng, giảm đau, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân.
Những trường hợp bỏng nặng như hóa chất, vôi… thì ngay lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng bàn chải hay chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng tránh không buộc chặt. Nếu bị bỏng ở mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay, ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất, sau đó dùng vải mỏng băng mắt lại và đưa đi cấp cứu.
Bỏng điện cũng vô cùng nguy hiểm, khi phát hiện phải dùng vật cách điện (bao tay, que, gậy khô) ngắt điện ngay, bị bỏng điện nhìn bên ngoài có thể là rất nhẹ nhưng nguy cơ thương tổn lại rất cao có thể ăn sâu bên trong lớp biểu bì và ảnh hưởng đến nhịp tim, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ phải thận trọng hơn với những vật dụng trong nhà như phích nước nóng, ổ điện, bếp… do còn nhỏ trẻ chưa hiểu rõ được mối nguy hiểm.
Tuyệt đối không tưới nước mắm hay dầu ăn lên vết phỏng vì như thế dễ làm vết thương bị nhiễm trùng rất nguy hiểm. Một số người khuyên dùng lòng trắng trứng gà bôi lên vết phỏng, điều này cũng giúp làm mát vùng da và mau lành vết thương nhưng chỉ có thể áp dụng cho vết phỏng nông, kín (da vẫn còn lành).
Xử trí vết phỏng nhẹ, vùng phỏng nhỏ
Với những vết bỏng nhỏ, nhẹ, như phỏng pô xe, phỏng nước sôi… thì sau khi ngâm nước (hoặc dội nước nhiều lần) có thể dùng thuộc mỡ đặc trị bỏng bôi phủ lên vết bỏng.