hothang
07-08-2013, 05:30 PM
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của HĐND TP Hà Nội ngày 5/7, trước nhiều ý kiến về sự hạn chế của phương tiện chữa cháy khi xảy ra hỏa hoạn ở nhà cao tầng, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, ông Nguyễn Văn Sơn cho biết: “Giải pháp chữa cháy nhà cao tầng là cầu thang thoát nạn chứ không phải xe chữa cháy và ngay cả ở Mỹ cũng không dùng trực thăng chữa cháy”.
http://giadinh.vcmedia.vn/QL3eD8mA2dlFu7uWVSHccccccccc/Image/2013/07/chay-nha-2a050.jpg
Vụ cháy tháp Trung tâm điều hành và thông tin viễn thông điện lực Việt Nam 33 tầng (tại 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội) ngày 15/12/2011. Xe thang của lực lượng PCCC chỉ vươn tới tầng 15 của các tòa nhà cao tầng (ảnh nhỏ).
Thoát hiểm bằng cầu thang
Theo Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, hiện tại Sở chỉ có 5 xe thang cao 52m, còn lại là xe thang cao 32m. Với chiều cao trung bình của mỗi tầng khoảng 3m thì xe thang cao nhất cũng chỉ có thể vươn tới tầng 15, trong khi ở Hà Nội số nhà cao 30 tầng trở lên ngày càng nhiều. Trả lời câu hỏi chất vấn của một số đại biểu HĐND thành phố về mối lo ngại trước thực trạng phương tiện chữa cháy (xe thang) khi xảy ra hỏa hoạn tại các tòa nhà cao tầng, ông Nguyễn Văn Sơn cho rằng, không thể xây nhà cao bao nhiều tầng thì mua thang cao bấy nhiêu.
Theo ông Sơn, hạ tầng của Hà Nội còn nhiều bất cập nếu sử dụng những xe thang lớn; cụ thể như một số tuyến đường giao thông nội đô quá nhỏ, đường nội bộ quanh các nhà cao tầng cũng bị xâm phạm, hệ thống dây diện, cáp viễn thông chằng chịt... Ông Sơn dẫn chứng thực tế từ TP HCM: “TP HCM nhập thang cao 72m, nhưng chỉ đi được trong quận 1, không đi được các quận khác do hạ tầng không phù hợp”.
Hơn thế, ông Sơn cho biết: “Giải pháp chữa cháy nhà cao tầng là cầu thang thoát nạn chứ không phải xe chữa cháy”. Về nguyên tắc khi thiết kế xây dựng nhà cao tầng, phải có hệ thống cầu thang thoát nạn (cơ quan PCCC là đơn vị thẩm định thiết kế PCCC). Cầu thang thoát nạn phải đạt tiêu chuẩn: bậc chịu lửa tối đa 180 phút, cửa ra vào cầu thang chống cháy, hệ thống điện phục vụ, hệ thống lấy khí... Cùng với đó, tại các tòa nhà cao tầng cũng được trang bị phương tiện cứu hỏa: Nước chữa cháy trong 3h liên tục; Hệ thống báo cháy tự động để báo cháy sớm và tự phun nước khi nhiệt độ đạt khoảng 57 độ C; Hệ thống chữa cháy vách tường, có thể chữa cháy cục bộ khi cháy nhiệt độ chưa đạt 57oC.
Trước câu hỏi thành phố có kế hoạch mua máy bay chữa cháy nhà cao tầng hay không, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Nguyễn Văn Sơn cho hay, nếu có điều kiện mua máy bay trực thăng phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn thì rất tốt, nhưng chữa cháy nhà cao tầng thì không. “Ngay cả Mỹ cũng không sử dụng máy bay trực thăng để chữa cháy nhà cao tầng vì khói, nhiệt độ, áp suất. Khi chúng tôi làm việc với họ, họ cũng khuyên không nên dùng máy bay chữa cháy nhà cao tầng”, ông Sơn nói.
Hàng loạt cửa hàng xăng dầu không phép
Tại phiên chất vấn, vấn đề an toàn phòng chống cháy nổ tại các hàng xăng dầu cũng được các đại biểu đặt ra với nhiều lo ngại sau vụ cháy cây xăng số 2 đường Trần Hưng Đạo. Báo cáo với HĐND thành phố, Sở Cảnh sát PCCC cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 489 cửa hàng xăng dầu có phép, trong đó số cửa hàng trên địa bàn các quận, thị xã là 131; các cửa hàng trên địa bàn các huyện là 358; Các cửa hàng phải giải tỏa là 10 ( 8 cửa hàng đã phá dỡ hoàn toàn, 2 đã đóng cửa không kinh doanh); số cửa hàng phải cải tạo, nâng cấp là 52 cửa hàng (28 cửa hàng đã cải tạo xong, 24 cửa hàng chưa được kiểm tra việc cải tạo do chưa cải tạo xong hoặc chưa xin phép kiểm tra thẩm định của cảnh sát PCCC); số cửa hàng phải di dời theo dự án khác là 45 (hiện vẫn tồn tại, kinh doanh do các dự án khác chưa triển khai).
Kết quả rà soát toàn bộ các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn toàn thành phố của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho ra những con số giật mình:có đến 15 cơ sở kinh doanh xăng dầu không có phép, 36 cửa hàng nằm trong quy hoạch nhưng không còn hoạt động. Đối chiếu với các quy chuẩn hiện hành về xây dựng cửa hàng xăng dầu, đa số các cửa hàng nằm trong khu vực nội thành đều không đảm bảo các quy chuẩn về diện tích (không nhỏ hơn 300m2), khoảng cách an toàn PCCC, an toàn giao thông, cụ thể khoảng cách an toàn từ cột bơm, cụm bể chứa đến đường dây điện, dây cấp tín hiệu trừ những nơi được hạ ngầm, khoảng cách giữa cửa hàng xăng dầu với các công trình công cộng...
Chốt vấn đề tại phiên thảo luận, bà Ngô Thị Doãn Thanh - Chủ tịch HĐND TP cho biết, không phải có vụ cháy cây xăng số 2 Trần Hưng Đạo thì HĐND mới đặt vấn đề thực hiện chất vấn tại kỳ họp mà đây là vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm từ nhiều năm nay. Theo bà Thanh, HĐND thành phố luôn quan tâm đến PCCC, coi đây là địa chỉ ưu tiên về đầu tư, điều đó được thể hiện qua các dự án đầu tư trang thiết bị cho lực lượng PCCC đã và đang được thực hiện.
Về việc quản lý hệ thống cửa hàng xăng dầu, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội yêu cầu phải di dời, đình chỉ ngay những cây xăng vi phạm, không đảm bảo tiêu chuẩn, quản lý chặt chẽ hơn việc cấp phép kinh doanh cho các cây xăng. Chủ tịch HĐND thành phố cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm giữa các cấp, ngành trong PCCC; bởi trên thực tế, ngành Công Thương thì muốn mở rộng kinh doanh (xăng dầu), còn Sở Cảnh sát PCCC lại cảm thấy không an toàn. Ai sẽ là người cầm trịch?
Theo Sở cảnh sát PCCC, từ cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2013 trên địa bàn TP đã xảy ra một số vụ cháy lớn: ngày 25/5 xảy cháy tại kho chứa hàng của công ty cổ phần Saiko Việt Nam tại 28 đường Cổ Bi, Gia Lâm do chập điện; ngày 3/6 xảy cháy tại cửa hàng xăng dầu số 9 thuộc Tổng công ty xăng dầu quân đội tại số 2 đường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, do vi phạm quy trình xuất nhập xăng dầu; ngày 5/6 xảy ra cháy tại nhà để xe khu tập thể Bộ Giáo dục và Đào tạo tại số mới 187 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa do chập điện xe máy; ngày 8/6 xảy cháy tại kho vật tư của đội xây dựng sô 6 thuộc công ty CP xây dựng số 9 tại công trường nhà ga T2 Nội Bài do chập điện. Trong 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn TP xảy ra 76 vụ cháy, nổ làm 3 người chết, 11 người bị thương, về thiệt hại tài sản ước tính trị giá khoảng 17 tỷ đồng.
Theo giadinh.vn
http://giadinh.vcmedia.vn/QL3eD8mA2dlFu7uWVSHccccccccc/Image/2013/07/chay-nha-2a050.jpg
Vụ cháy tháp Trung tâm điều hành và thông tin viễn thông điện lực Việt Nam 33 tầng (tại 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội) ngày 15/12/2011. Xe thang của lực lượng PCCC chỉ vươn tới tầng 15 của các tòa nhà cao tầng (ảnh nhỏ).
Thoát hiểm bằng cầu thang
Theo Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, hiện tại Sở chỉ có 5 xe thang cao 52m, còn lại là xe thang cao 32m. Với chiều cao trung bình của mỗi tầng khoảng 3m thì xe thang cao nhất cũng chỉ có thể vươn tới tầng 15, trong khi ở Hà Nội số nhà cao 30 tầng trở lên ngày càng nhiều. Trả lời câu hỏi chất vấn của một số đại biểu HĐND thành phố về mối lo ngại trước thực trạng phương tiện chữa cháy (xe thang) khi xảy ra hỏa hoạn tại các tòa nhà cao tầng, ông Nguyễn Văn Sơn cho rằng, không thể xây nhà cao bao nhiều tầng thì mua thang cao bấy nhiêu.
Theo ông Sơn, hạ tầng của Hà Nội còn nhiều bất cập nếu sử dụng những xe thang lớn; cụ thể như một số tuyến đường giao thông nội đô quá nhỏ, đường nội bộ quanh các nhà cao tầng cũng bị xâm phạm, hệ thống dây diện, cáp viễn thông chằng chịt... Ông Sơn dẫn chứng thực tế từ TP HCM: “TP HCM nhập thang cao 72m, nhưng chỉ đi được trong quận 1, không đi được các quận khác do hạ tầng không phù hợp”.
Hơn thế, ông Sơn cho biết: “Giải pháp chữa cháy nhà cao tầng là cầu thang thoát nạn chứ không phải xe chữa cháy”. Về nguyên tắc khi thiết kế xây dựng nhà cao tầng, phải có hệ thống cầu thang thoát nạn (cơ quan PCCC là đơn vị thẩm định thiết kế PCCC). Cầu thang thoát nạn phải đạt tiêu chuẩn: bậc chịu lửa tối đa 180 phút, cửa ra vào cầu thang chống cháy, hệ thống điện phục vụ, hệ thống lấy khí... Cùng với đó, tại các tòa nhà cao tầng cũng được trang bị phương tiện cứu hỏa: Nước chữa cháy trong 3h liên tục; Hệ thống báo cháy tự động để báo cháy sớm và tự phun nước khi nhiệt độ đạt khoảng 57 độ C; Hệ thống chữa cháy vách tường, có thể chữa cháy cục bộ khi cháy nhiệt độ chưa đạt 57oC.
Trước câu hỏi thành phố có kế hoạch mua máy bay chữa cháy nhà cao tầng hay không, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Nguyễn Văn Sơn cho hay, nếu có điều kiện mua máy bay trực thăng phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn thì rất tốt, nhưng chữa cháy nhà cao tầng thì không. “Ngay cả Mỹ cũng không sử dụng máy bay trực thăng để chữa cháy nhà cao tầng vì khói, nhiệt độ, áp suất. Khi chúng tôi làm việc với họ, họ cũng khuyên không nên dùng máy bay chữa cháy nhà cao tầng”, ông Sơn nói.
Hàng loạt cửa hàng xăng dầu không phép
Tại phiên chất vấn, vấn đề an toàn phòng chống cháy nổ tại các hàng xăng dầu cũng được các đại biểu đặt ra với nhiều lo ngại sau vụ cháy cây xăng số 2 đường Trần Hưng Đạo. Báo cáo với HĐND thành phố, Sở Cảnh sát PCCC cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 489 cửa hàng xăng dầu có phép, trong đó số cửa hàng trên địa bàn các quận, thị xã là 131; các cửa hàng trên địa bàn các huyện là 358; Các cửa hàng phải giải tỏa là 10 ( 8 cửa hàng đã phá dỡ hoàn toàn, 2 đã đóng cửa không kinh doanh); số cửa hàng phải cải tạo, nâng cấp là 52 cửa hàng (28 cửa hàng đã cải tạo xong, 24 cửa hàng chưa được kiểm tra việc cải tạo do chưa cải tạo xong hoặc chưa xin phép kiểm tra thẩm định của cảnh sát PCCC); số cửa hàng phải di dời theo dự án khác là 45 (hiện vẫn tồn tại, kinh doanh do các dự án khác chưa triển khai).
Kết quả rà soát toàn bộ các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn toàn thành phố của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho ra những con số giật mình:có đến 15 cơ sở kinh doanh xăng dầu không có phép, 36 cửa hàng nằm trong quy hoạch nhưng không còn hoạt động. Đối chiếu với các quy chuẩn hiện hành về xây dựng cửa hàng xăng dầu, đa số các cửa hàng nằm trong khu vực nội thành đều không đảm bảo các quy chuẩn về diện tích (không nhỏ hơn 300m2), khoảng cách an toàn PCCC, an toàn giao thông, cụ thể khoảng cách an toàn từ cột bơm, cụm bể chứa đến đường dây điện, dây cấp tín hiệu trừ những nơi được hạ ngầm, khoảng cách giữa cửa hàng xăng dầu với các công trình công cộng...
Chốt vấn đề tại phiên thảo luận, bà Ngô Thị Doãn Thanh - Chủ tịch HĐND TP cho biết, không phải có vụ cháy cây xăng số 2 Trần Hưng Đạo thì HĐND mới đặt vấn đề thực hiện chất vấn tại kỳ họp mà đây là vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm từ nhiều năm nay. Theo bà Thanh, HĐND thành phố luôn quan tâm đến PCCC, coi đây là địa chỉ ưu tiên về đầu tư, điều đó được thể hiện qua các dự án đầu tư trang thiết bị cho lực lượng PCCC đã và đang được thực hiện.
Về việc quản lý hệ thống cửa hàng xăng dầu, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội yêu cầu phải di dời, đình chỉ ngay những cây xăng vi phạm, không đảm bảo tiêu chuẩn, quản lý chặt chẽ hơn việc cấp phép kinh doanh cho các cây xăng. Chủ tịch HĐND thành phố cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm giữa các cấp, ngành trong PCCC; bởi trên thực tế, ngành Công Thương thì muốn mở rộng kinh doanh (xăng dầu), còn Sở Cảnh sát PCCC lại cảm thấy không an toàn. Ai sẽ là người cầm trịch?
Theo Sở cảnh sát PCCC, từ cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2013 trên địa bàn TP đã xảy ra một số vụ cháy lớn: ngày 25/5 xảy cháy tại kho chứa hàng của công ty cổ phần Saiko Việt Nam tại 28 đường Cổ Bi, Gia Lâm do chập điện; ngày 3/6 xảy cháy tại cửa hàng xăng dầu số 9 thuộc Tổng công ty xăng dầu quân đội tại số 2 đường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, do vi phạm quy trình xuất nhập xăng dầu; ngày 5/6 xảy ra cháy tại nhà để xe khu tập thể Bộ Giáo dục và Đào tạo tại số mới 187 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa do chập điện xe máy; ngày 8/6 xảy cháy tại kho vật tư của đội xây dựng sô 6 thuộc công ty CP xây dựng số 9 tại công trường nhà ga T2 Nội Bài do chập điện. Trong 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn TP xảy ra 76 vụ cháy, nổ làm 3 người chết, 11 người bị thương, về thiệt hại tài sản ước tính trị giá khoảng 17 tỷ đồng.
Theo giadinh.vn